Kinh Dị Ma Điên - Hồi Ức

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Hồi Ức second, 14 Tháng mười 2021.

  1. Hồi Ức second

    Bài viết:
    57
    Câu chuyện: Ma điên.

    Tác giả: Hồi Ức


    Thể loại: Truyện tâm linh

    [​IMG]

    Văn án: Đủ- một thanh niên hiền lành và có phần ngốc nghếch, trong cuộc sống thường ngày cậu hay bị bạn bè, đồng nghiệp trêu chọc cũng như coi thường, lợi dụng. Sau một vụ tai nạn, Đủ trở thành một kẻ điên, lang thang đầu làng cuối xóm, chơi cùng đám trẻ con và gây ra không ít chuyện cười. Tuy nhiên, chàng thanh niên tưởng chừng hiền lành vô hại, sau khi chết đi, linh hồn đã trội dậy tạo nên nhiều sóng gió tại chính làng quê nơi cậu sinh ra..
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười 2021
  2. Hồi Ức second

    Bài viết:
    57
    CHƯƠNG 1: CHUYỆN BẮT NẠT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Buổi sáng mùa hè, mặt trời chưa lên cao, nhưng cái nóng hầm hập thì đã bắt đầu bao trùm lên mặt đất.

    Từ khắp các ngả đường, xe cộ đi lại rầm rập như đàn ong cái kiến hành quân tìm mồi.

    Thằng Đủ gù lưng, cong mông đạp chiếc xe cà tàng lên dốc, mồ hôi nhễ nhại nhưng mồm thì vẫn không ngừng huýt sáo.

    - Đủ, Đủ điên, đi làm sớm thế mày?

    Có tiếng người quen đi xe máy phóng vọt qua hỏi vu vơ. Thằng Đủ không đáp chỉ nhe răng cười.

    Đủ năm nay hai mươi hai tuổi là người làng Bái, hằng ngày nó đạp xe hơn một cây số sang làng Bông để đi làm. Nhà Đủ có ba anh em, chỉ có mình nó là con trai. Gia cảnh bình thường, bố làm thợ xây, mẹ đi phụ hồ. Đủ nghỉ học từ năm lớp chín, theo bố mẹ đi làm kiếm tiền nuôi hai em, vì bố mẹ nó không cáng đáng nổi kinh tế nuôi ba đứa con cùng ăn học. Cái tên Đủ cũng bắt nguồn từ ước mơ của bố mẹ nó: Mong đủ ăn đủ mặc, không phải thiếu thốn, nợ nần.

    Ai cũng bảo Đủ bị hâm, học không được nên mới phải nghỉ đi làm. Suốt quãng thời niên thiếu Đủ cũng lăn lộn với vô số nghề: Từ đi làm công nhân may thời vụ cho tới đi làm chăn, làm thêu rồi phụ hồ. Sau này đi phụ hồ cho bố được một thời gian, bố Đủ xin cho nó vào một xưởng dép bên làng Bông. Việc cũng vất vả nhưng được cái nắng không tới mặt mưa không tới đầu.

    Đủ làm cho xưởng dép Lan Ngọ năm nay là năm thứ hai, tính tình hiền lành nên hay bị trêu ghẹo và bắt nạt lắm. Người ta nói hiền quá hóa đần chẳng sai, hay là Đủ vốn dĩ đã đần như thế nên trông lại thành hiền thì không biết nhưng cứ hễ nó làm cái gì là bị chê bai cái đó. Mà chê bai lại còn may, nhiều hôm nó bị thợ cùng làm chửi cho té tát cái tội làm nhầm làm lẫn.

    - "Này thằng Đủ, mau bế đống hàng này gọn vào đằng kia, mày để đây để tế bố mày lên à? Này Đủ, mày cắt bia dép lơm nha lơm nhơm thế này mà cũng đòi cắt à, lô này bị trả về thì mày lãnh hết.. này đủ, sao cỡ 36 mày cho vào với cỡ 37 thế hả? Tháo đống hàng này ra kiểm tra hết lại ngay và luôn, mẹ mày"

    - Dạ dạ.. vâng ạ.

    - Vâng.. vâng cái mả bố mày. Tên là đủ mà sao nhìn đâu cũng thấy thiếu.

    - Nó thiếu cái gì thế hả cô Ngần?

    - Thiếu não chứ còn thiếu gì.. ăn thì không thiếu bữa nào mà làm gì cái gì cũng khiến người ta thiếu nước muốn cho vài phát táng.

    Cả xưởng nghe câu chửi của bà Ngần -thợ cùng làm, thì cười lên hô hố. Những chuyện như vậy đối với Đủ đã thành quen. Người ta mặc sức chế diễu, cười cợt hay xúc phạm nó như một điều tất lẽ. Đủ chẳng bao giờ phản ứng, mà cũng chẳng dám phản ứng, bởi đám thợ đã từng tuyên bố thẳng rằng, nó mà thích bật thì sẽ bơm cho bà chủ đuổi việc.

    Tuy là thế nhưng Đủ chả bao giờ giận ai, biết thân biết phận cho nên Đủ cố gắng chăm chỉ hết sức, những việc khó nhọc nhất nó cũng hăng hái làm, mong cho ông bà chủ nhìn ra ưu điểm để không phải nghỉ việc.

    Phải nói thêm rằng, thằng Đủ từ lúc còn bé đã không được thông minh sáng dạ như những đứa trẻ khác, nó làm việc bốp chốp, hậu đậu lại có tật nói lắp, chẳng bù cho hai đứa em khôn lanh. Ai cũng bảo nó giống bố mẹ đù đờ, ít nói. Ai biết thì thông cảm nhưng hầu hết người ta tỏ ra khó chịu với sự ngô ghê của nó. Thằng Đủ càng cam chịu thì người ta càng tỏ ra coi thường.

    - Đủ, mày có người yêu chưa?

    - Dạ em chưa..

    - Bằng này tuổi mà nói chưa là phét lác.

    - Dạ.. em.. em nói.. nói thật.

    Một kẻ khác chen vào:

    - Gớm, chả phải nói, dạng này có người yêu tao đi đầu xuống đất. Con trai con đứa, bằng ấy tuổi đầu, "ăn không nên đọi nói không nên lời", gặp gái mà nói lắp ba lắp bắp như này, đợi xong một câu thì nó chạy từ tám đời.

    - Thế mày đã thích ai chưa hả Đủ?

    - Em.. em.. có..

    - Thế tỏ tình chưa?

    - Dạ.. chưa.

    - Thanh niên mạnh dạn lên xem nào.. nhanh còn cho chúng tao ăn cỗ.. không chúng tao già mất.

    Đủ biết mọi người đang trêu chọc thì chỉ thật thà nói:

    - Con đó.. nó.. nó có người yêu rồi.

    Cái này thì Đủ nói thật. Quả tình, Đủ có thích một đứa con gái cùng làng tên Liễu, kém nó hai tuổi. Liễu có khuôn mặt trái xoan, da trắng, tóc đen, cười rất duyên. Đủ thích lắm, nhưng cũng chỉ dám nhìn từ xa. Một ngày nọ, Đủ lấy hết dũng khí viết một lá thư tỏ tình rồi gửi thằng bạn thân, nhờ đưa cho Liễu. Kết quả nó được chứng kiến một bộ phim đời thực: "Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân" mà nó là nhân vật chính. Thằng Thắng-anh em chí cốt sau khi gặp Liễu thì mê tít, quên luôn ông bạn khờ khạo chơi với nhau từ thủa cởi chuồng tắm sông, nó múc luôn con bé. Thế là tình bạn tiêu tan, Đủ mất cả bạn, cả người con gái thương thầm nhớ trộm.

    Nói về tình trường của Đủ kể cũng gian chuân. Năm mười tám tuổi, nó được một em tán tỉnh. Em này thích Đủ vì thấy Đủ rất hiền, chiều bạn gái, (mà thật ra đối với ai Đủ cũng chiều, bảo sao nghe vậy), đặc biệt là dễ bắt nạt. Em này tên Thúy tính tình trẻ con và ăn chơi lắm, hằng tháng Đủ phải dẫn người yêu đi ăn, đi chơi và còn phải cho tiền để đi làm đẹp. Ai cũng nói Đủ ngu gặp phải con đào mỏ, hai đứa em gái ghét người yêu của anh trai ra mặt, luôn miệng khuyên anh bỏ. Nhưng Đủ nào nghe, gì chứ có người yêu là thích rồi, dù thế nào cũng ráng cung phụng hết mình.

    Tháng giêng năm ấy, Đủ có giấy gọi đi nhập ngũ, người yêu Đủ khóc sưng cả mắt, thề non hẹn biển nói rằng sẽ chờ Đủ mãi mãi. Ấy thế mà Đủ mới nhập ngũ đâu được ba tháng đã nghe tin dữ, rằng người yêu đã theo tình mới. Nếu là người khác thì cay cú lắm, ấy vậy mà Đủ chỉ bình thản đón nhận và coi đó là duyên đã tận.

    Nhưng dường như ông trời cứ thích trêu đùa Đủ, hai năm sau Đủ xuất ngũ trở về, gặp lại em Thúy, em nằng nặc nói rằng muốn quay lại với Đủ, chuyện trước đây chỉ là do xa mặt cách lòng, chứ em Thúy còn yêu Đủ tha thiết lắm. Đủ thấy mủi lòng chấp nhận nối lại tình xưa.

    Đủ vẫn như trước, vẫn yêu hết mình, ngoài số tiền ba triệu hằng tháng đưa cho mẹ thì còn lại Đủ dành để chăm sóc em Thúy. Chẳng ngờ, một ngày nọ, trên đường đi mua trà sữa cho người yêu, Đủ bắt gặp Thúy tay trong tay với một thằng con trai khác, dáng vẻ tình tứ lắm.

    Đủ thấy quặn thắt ở trong lòng, dù là một người rất hiền lành, nhưng thấy cảnh người yêu đi với thằng khác thì không thể nào chịu được, Đủ ném toang cốc trà sữa xuống vệ đường, vất cả xe, lao tới đôi nam nữ, nhằm mặt thằng kia mà đấm túi bụi.

    Nhưng thằng kia là dân anh chị, săm trổ đầy mình, mấy cú đấm đuổi ruồi của Đủ chỉ như phủi bụi với nặn trứng cá cho nó. Hôm ấy, Đủ lĩnh trọn năm cú đấm, gãy hai cái răng cửa, chiếc xe cà tàng cũng bị thằng côn đồ dẫm nát rồi quăng xuống máng. Nhưng đau nhất là, con Thúy nhìn Đủ như người xa lạ, nó còn bảo với thằng kia rằng không quen Đủ.

    Chiều hôm ấy, người ta thấy Đủ lếch thếch vác xe đi trên đường, vừa đi vừa khóc tu tu như đứa trẻ con bị mẹ đánh. Áo quần thì rách như tổ đỉa, mặt mũi lấm lem đất cát lại còn be bét máu. Nhớ lại khoảnh khắc con Thúy quay mặt khoắc tay thằng kia bỏ đi, lòng Đủ đau như sát muối, vậy là Đủ đã biết mùi đời, cũng kể từ đó trở đi, thề rằng cạch mặt con người yêu cũ khốn nạn bắt cá hai tay, kiếp sau có nhìn thấy cũng bơ như cục.. đất.

    Ở xưởng của Đủ có con bé Trinh hơn Đủ hai tuổi, tính cũng đanh đá nanh nọc, hai tư mùa xu hào rồi mà vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Nó vốn ngứa mắt với Đủ từ lâu, nhưng lại bị mọi người cố tình gán ghép trêu ghẹo cho nên cay lắm, nó vẫn thường đay đả:

    - Dù ế cũng không vơ bèo vạt tép.

    Rồi nó còn ngâm nga một câu thơ học được ở đâu đó: "Hoa thơm bán một đồng mười, hoa tàn nhụy rữa giá đôi lạng vàng." Ý nói là nó có già cũng không thèm nhìn đến Đủ.
     
  3. Hồi Ức second

    Bài viết:
    57
    Chương 2

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ấy thế mà một hôm không biết giời xui đất khiến thế nào mà con Trinh lại nhắn tin cho Đủ, nó khóc lóc bảo đang có chuyện buồn muốn mời Đủ đi ăn ốc rồi tâm sự. Không để bụng chuyện kia, Đủ bèn gật đầu đồng ý. Con Trinh dẫn Đủ vào quán, gọi luôn hai bát ốc, một đĩa chân gà, hai đĩa quẩy với năm sáu lon bia. Chẳng biết Đủ uống bao nhiêu, chỉ biết khi tỉnh dậy thì đã ở trong nhà, nó lơ mơ nhớ rằng tối qua đi uống với chị Trinh nghe chị kể rằng thằng người yêu mới quen ăn ốc bỏ vỏ, bỏ đi miền nam đã mấy ngày nay, chị muốn đi tìm nói chuyện phải trái tính chuyện cưới xin, rồi chị có hỏi vay nó tiền. Nó rút ví ra để xem thì hỗi ôi, hai triệu bạc trong ví đã không cánh mà bay.

    Đủ ngồi thừ người, lúc lâu sau nó tặc lưỡi: Thôi kệ, người ta vay chứ có lấy mất đâu mà sợ. Khổ nỗi, con Trinh sau hôm ấy thì cũng biệt tăm biệt tích, nghe đâu nó đã xin nghỉ ở xưởng, đi đâu thì không rõ.

    Chuyện tình yêu tình báo của Đủ là như vậy, đến chuyện công ăn việc làm cũng bết bát không hơn.

    Đi làm đã lâu, nhưng vì tính tình nhút nhát lại ăn nói cà lăm cho nên toàn bị người ta bắt nạt. Nhằm việc gì khó, việc gì nặng thì họ đẩy cho Đủ, nếu lỡ làm sai thì bị chửi sấp mặt.

    Ngày hôm ấy ở xưởng xảy ra một vụ mất trộm. Ông bà chủ nói mất hơn ba triệu đồng. Xem lại camera thì thấy Đủ là người duy nhất đi vào nhà trong. Mọi người ai nấy xôn xao nói rằng Đủ là thủ phạm. Tuy nhiên sau đó lục túi và khám người thì không thấy gì. Tình ngay lí gian, Đủ bị ông bà chủ đuổi việc.

    * * *

    Đến cỡ một tháng sau, người ta nghe tin Đủ ăn cắp xe máy rồi trong lúc chạy trốn thì gặp tai nạn, trấn thương vùng đầu nặng lắm. Tuy không chết, nhưng lúc tỉnh lại thì cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn không nhận ra ai kể cả bố mẹ. Những lúc ngồi một mình Đủ cứ cười hềnh hệch trông rất sợ. Bố mẹ Đủ đưa con đi khám, chữa bao nhiêu lâu mà không khỏi. Vụ án ăn cắp xe cũng vì thế mà lắng xuống.

    Dần dà người ta quen với hình ảnh thằng Đủ điên đi lại lang thang trên đường làng, nhặt lá, đá ống bơ, ăn mặc quái dị, đầu đội nùn rơm, cầm ngọn cỏ lau phất phất bắt trước Đinh Bộ Lĩnh ra trận mắc cười vô cùng. Bọn trẻ con trong xóm hễ nhìn thấy Đủ thì lại hò nhau chạy ra cười váng lên:

    - A, anh Đủ, anh Đủ Đinh Bộ Lĩnh chúng mày ơi.. anh Đủ cho chúng em theo với..

    Thằng Đủ ngửa mặt lên cười hềnh hệch nói bằng giọng lắp bắp ngọng líu ngọng lô:

    - Ớ.. ớ.. bắt.. bắt con chó mực.. khao quân..

    Rồi Đủ chạy theo con chó vồ lấy nó thật. Con chó quay lại phản kháng, cắn cho Đủ te tua, bộ quần áo đã rách lại càng rách thêm. Báo hại mẹ Đủ không ngày nào là không phải đi tìm con về, tắm rửa thay quần áo, nhưng đến hôm sau đâu lại đóng đấy. Nhốt Đủ lại thì không đành, mà để Đủ ra ngoài thì nguy hiểm.

    Có lần, mẹ Đủ cực chẳng đã nhốt Đủ lại, nhưng tới buổi trưa đi làm về thì thấy ôi thôi, đồ đạc trong nhà bị con trai xào xáo tung tóe, cốc chén đã để lên cao nhưng cũng rơi xuống nền nhà vỡ tan tành, chăn màn bị cắt nát, chưa kể cu cậu còn phóng uế linh tinh.

    Kể từ đó bố mẹ Đủ đành phó mặc cho cậu lang thang. Đủ cứ điên điên dại dại như vậy nhưng được cái chưa bao giờ ra khỏi làng. Chỉ tha thẩn dong chơi ngoài bờ ngoài bãi, có hôm quá trưa, Đủ té vào một nhà nào đó được người ta lấy cơm nguội cho ăn, Đủ chỉ ăn một bát không bao giờ ăn đến bát thứ hai.

    - Anh Đủ làm chó đi anh Đủ.. để em cưỡi.

    - Không.. trẫm là.. là anh.. anh hùng.. sao sao làm chó được.

    - Thế anh hùng cưỡi gì ạ?

    - Cưỡi.. cưỡi rồng..

    Đủ nói rồi chạy một mạch ra chỗ con bò vàng người ta đang thả mà nhảy phốc lên, đoạn nó hú:

    - Hú hú hú.. bay lên.. bay lên cao cao..

    Bọn trẻ con lại được một mẻ cười sằng sặc. Có thằng không nhịn được vừa cười vừa đái ồ ồ.

    - Anh Đủ đi tắm sông không? Người anh bẩn quá!

    - Anh hùng thì không cần tắm.. đến bẩn mà cũng không chịu được thì.. thì làm sao mà đánh giặc được.

    - Thế đánh giặc bằng cách nào ạ?

    - Thì.. thì mình không tắm.. chúng nó ngửi thấy mùi hôi sẽ phải bỏ chạy..

    Bọn trẻ nghe Đủ nói lại cười lăn cười bò, có đứa mải cười vập mồm vào đá tí thì mẻ răng.

    * * *

    Sự điên dại của thằng Đủ nếu chỉ dừng lại ở đó thì không nói làm gì, cho đến một hôm, người làng bắt được nó ngồi ở bãi sông gặm xương gà. Bên cạnh vẫn còn một đống bùn khô dính lông bê bết. Bà Tươi, chủ của đàn gà mất trộm liền lu loa:

    - Ối giời ơi là làng nước ơi.. cái thằng khốn nạn này.. giờ lại giở cả thói ăn cắp vặt nữa hả giời.. tiên sư mày, tao chòng cổ mày về cho thằng bố con mẹ mày trói lại, hết đi tác quái nữa nghe chưa.

    Thằng Đủ bị bà Tươi xềnh xệch lôi về kể tội với ông bà Vạn- bố mẹ nó. Giữa lúc bà Tươi vừa kể vừa rơm rớm nước mắt khóc vì tiếc của thì nó ngồi bên cạnh vẫn vừa gặm xương gà vừa cười hềnh hệch.

    Một lần khác, thằng Đủ bị bắt gặp chơi trò treo cổ. Chân nó đứng lên con bò vàng, sợi dây thừng thì vắt lên cây, bên dưới là bọn trẻ con đang hò hét:

    - Anh Đủ, anh Đủ điên thắt cổ..

    Nếu không có người lớn đến kịp thì có lẽ thằng Đủ vong mạng thật.

    Thời gian thấm thoắt trôi đi, thằng Đủ cứ điên điên dại dại như vậy mãi mà không khỏi. Mẹ nó nghe theo lời họ hàng đi mời cô đồng về nhà để làm lễ trừ tà giải vong cho nó hi vọng bệnh tình thuyên giảm.

    Bữa ấy, nhà thằng Đủ chật ních người, họ hàng, làng xóm kéo nhau đến xem rất đông. Thằng Đủ bị trói ở giữa sân, khuôn mặt ngây dại. Cô đồng lập đàn tế bày biện các kiểu nào cờ, nào phướn, nào bát hương, nào thủ lợn, nào gà luộc, nào hình nhân thế mạng..

    Cô vừa phất cờ vừa đánh trống, rồi múa kiếm, vừa múa vừa đọc thần chú gì đó.. múa chán thì cô lại cầm cái bình hồ lô lên uống một ngụm phùng má trợn mắt rồi phun thẳng vào mặt thằng Đủ. Phun xong cô lại múa, lại đọc thần chú, mệt quá thì lại ngồi xuống xếp bằng tròn đầu lắc lư như người say rượu. Đám người đứng quanh xem thì lạy như tế sao.

    Sau màn giải vong cho thằng Đủ, cô Đồng phán: "Kiếp trước ông bà gây ra nhiều tội lỗi lắm, cho nên thằng con ông bà nó mới ra nông nỗi này, nó là đang gánh thay cho cả nhà đấy. Bây giờ có vong ma đang theo nó, muốn lôi nó đi cùng, vong này nói có duyên với nó.. tôi cũng đã hết sức đuổi nó đi, nhưng chừng con ma này ghê gớm lắm, chưa chắc nó đã tha cho thằng bé, thôi thì giữ được lúc nào hay lúc ấy, nếu mà có điều kiện, ông bà đi mời thầy Cần về, nghe đâu thầy đang ở trên mạn Bắc GIang, thầy ấy sẽ giúp cho."

    Cô đồng cho thằng Đủ một cái bùa đeo vào cổ, dặn ông bà Vạn phải chú ý theo dõi nó, nếu đeo bùa thường xuyên thì con ma nọ không bám theo được.

    Nhưng mà ông bà Vạn còn chưa kịp đi tìm thầy thì chuyện không hay đã xảy ra..

    Buổi sáng tinh sương nọ, bà Vạn như mọi khi dậy rất sớm, việc đầu tiên là bà ra ngoài giếng để đánh răng rửa mặt, lúc thả cái gầu xuống để múc nước thì thấy gầu rơi cái bịch như là chạm vào thứ gì. Cúi xuống để xem thì hỗi ôi.. bà Vạn hét lên kinh hoàng vì thấy xác một ai đó đang nổi phềnh dưới ấy. Bà Vạn chấp chới ngã ra đằng sau, miệng la ú ớ không thành tiếng. Ông Vạn chạy ra thấy vợ như vậy mới hỏi rằng có chuyện gì, bà Vạn chỉ vào giếng thở đứt quãng: "Có.. có người dưới giếng". Ông Vạn cúi xuống xem thì nhận ra cái áo phông đen có hình mặt cười là cái áo mà mới tối qua thằng Đủ nhà ông mới mặc. Ông Vạn hô hoán mọi người tới giúp, thanh niên làng kéo đến rất nhanh, chẳng mấy chốc người ta lôi được thằng Đủ lên. Lúc này người nó đã đen bầm và chương phình rồi. Đặt thằng Đủ lên chiếu một hồi thì ai nấy đều phải kinh hồn bạt vía, có người sợ quá còn phải chạy ra tận ngõ bởi từ hốc mắt, hốc mũi và mồm của Đủ máu tươi chảy ra thành dòng. Để ý kĩ người ta thấy trên cây bưởi rủ bóng xuống giếng, một túi bùa màu đỏ treo ở trên đó. Có lẽ hôm qua đi tắm cho thằng Đủ, người nhà sợ ướt lá bùa cho nên cởi ra thế rồi quên không đeo lại.

    Bà Vạn ôm lấy xác con ngất lên ngất xuống, còn ông Vạn dù đau thương lắm cũng cố kìm nén để mà lo hậu sự cho con.

    Lúc đưa quan tài thằng Đủ ra ngoài đồng, đám thanh niên trai tráng mấy lần quỵ gối vì quan tài quá nặng không sao khiêng nổi. Người nhà phải liên tục đốt mã cùng giấy tiền thì áo quan mới nhẹ đi vài phần.

    Ra đến huyệt mộ, lúc sắp hạ huyệt, trong quan tài tự nhiên có tiếng lịch kịch mãi không thôi, mọi người sợ chạy toán loạn, vài người cứng vía thì ở lại, ông Vạn quyết định mở nắp quan tài với hi vọng rằng thằng Đủ con ông còn sống. Nhưng vừa mở nắp ra thì mọi người ai nấy đều lạnh sống lưng vì thằng Đủ vẫn nằm nguyên như thế chỉ có đôi mắt của nó là mở trừng trắng dã. Ông Vạn vừa khóc vừa vuốt lại mắt cho con. Việc chôn cất lại tiến hành như đã định.

    Những tưởng là từ đây mọi chuyện về thằng Đủ sẽ chấm dứt. Từ nay về sau sẽ không còn thấy một thằng Đủ hâm đi lang thang khắp đầu làng cuối xóm cùng lũ trẻ con chơi trò nghịch dại nữa, ấy nhưng cả làng Bái không biết rằng, cái chết của thằng Đủ chỉ là mở đầu cho một loạt những chuyện quái dị kinh hoàng sau này mà thôi.

    * * *

    "Thằng Đủ nó về ông Vạn ơi.. nó về, nó đứng lù lù ở xó nhà, nó cứ nhìn tôi mà cười." bà Vạn nói với chồng.

    "Con cũng thấy anh Đủ về, anh ấy trèo lên cây bưởi ngoài bờ ao" - con Phương nói.

    "Anh Đủ tối qua đứng ở đầu giường dứt tóc con, con sợ quá bố mẹ ơi" - con út vừa kể vừa khóc.

    "Hôm qua thằng Đủ về, nó xin con chó.." hôm ấy cả nhà không nghe con vàng sủa, đến tối thì tìm thấy nó chết ở ngoài vườn, cứng đơ từ lúc nào.

    Nhà ông Vạn bắt đầu cuống cuồng cả lên, nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đấy, đã lác đác có vài người trong xóm đến nhà ông Vạn kể rằng thấy bóng ma của thằng Đủ:

    "Hôm qua tôi ra ao giặt quần áo, thằng Đủ nó đẩy tôi xuống nước.. tôi thấy rõ cái bóng của nó.."

    "Thằng Đủ nó về nó bảo xin cơm ăn.. sáng nay mở nồi cơm nguội tính rang cơm thì thấy cơm thiu chua lòm lên như là để mấy ngày rồi"

    Một chú tên Sửu là chú họ của Đủ lại kể "hồi đêm đi soi ếch, tự nhiên nghe giọng nói ở đằng sau: Chú Sửu cho xin mấy con ếch ăn khuya.. đói quá. Dứt lời thì thấy giỏ ếch nhẹ xình. Mở nắp giỏ ra thì chẳng còn con nào." Chú Sửu hoảng quá nhảy ùm xuống máng chạy tắt qua cánh đồng về nhà đắp chăn chùm kín mít, run như cầy sấy, ốm mất mấy ngày.

    Còn chuyện kinh dị hơn, ấy là có người hàng xóm tên Tư vốn cũng là người vững dạ, không tin chuyện thằng Đủ hiện hồn về trêu trọc xóm làng, một đêm trăng thanh gió mát, mắc võng ra sân tác nằm hóng gió. Cái sân này vốn là chỗ bà con ngày mùa đem thóc ra phơi, buổi tối tụ tập chuyện trò cho đỡ phải ở nhà mở quạt, còn bình thường bọn trẻ con vẫn rủ nhau ra đánh khăng đánh đáo. Xung quanh trồng cây cổ thụ lấy bóng râm. Từ ngày thằng Đủ chết, nơi này vắng vẻ hơn hẳn. Ngay cạnh cái sân tác là cái ao nhà ông Tư nọ. Lúc ông Tư đang thiu thiu ngủ thì có ai tát bốp vào mặt, bực mình quá, ông Tư mở mắt quát ầm cả lên vì tưởng có đứa trẻ con nào đùa quá trớn. Nhưng nháo nhác nhìn quanh thì chẳng thấy ai, ông Tư chửi thề lên mấy câu thì từ bụi tre có tiếng cười rinh rích rồi tiếng chó kêu ư ử. Nghĩ rằng thủ phạm của cái tát vừa rồi đang nấp trong bụi tre, ông Tư mới bật đèn pin chĩa thẳng vào đó thì lại không thấy gì. Quay lại cái võng thì ông Tư hốt hoảng đánh rơi cả đèn, vì cái võng không người mà đang đu đưa thật lực như có người nằm trên ấy.

    Mồ hôi vã ra ướt đầm cả mặt, ông Tư đứng chết chân tại chỗ, lúc sau, gáy ông Tư lạnh toát rồi hai vai nặng trĩu, nhìn xuống ngực thì thấy hai chân của ai vắt thòng lòng đung đa đung đưa, xong có giọng the thé cất lên: Ngựa phi.. phi.. hé hé hé. Ông Tư sợ quá không tự chủ được, nước tiểu cứ thế mà chảy ra ồ ồ.

    Chuyện còn chưa dừng lại ở đó, sáng hôm sau người ta thấy lão Tư bò lóp ngóp ờ dưới ao, hỏi lão làm gì dưới đó thì lão ngửa mặt lên cười hềnh hệch, mặt mũi đờ đẫn như kẻ mất hồn, lão nói: "Cho Đủ xin ít cá về ăn, đói quá".

    Người nhà lúc ấy mới biết lão bị ma nhập, vội vàng đi mời thầy về trừ tà giải vong, thầy bảo lão Tư bị ma bắt mất hồn, phải làm lễ xin con ma trả lại. Vợ lão Tư mấy ngày liền cứ ra sân tác mà hú hồn hú vía ông Tư quay về, xôi thịt cùng vàng mã hương khói thì khỏi phải nói cứ là la liệt từ trong nhà ra tận ngõ.

    Về sau thì ông Tư cũng bình thường trở lại nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy ông bén mảng đi đâu buổi tối một mình.

    ]


    Chương 3

    [

    Chuyện hồn ma thằng Đủ chẳng mấy chốc lan truyền ra cả xã, đi đâu người ta cũng bàn tán râm ran, lại được mấy mụ hàng tôm hàng cá buôn dưa lê bán dưa chuột bắn tin nhanh hơn đại bác thêm mắm dặm muối vào thì càng trở nên li kì. Họ bảo nhau rằng: Thằng Đủ thế mà lại thiêng, coi chừng trước ai gây thù chuốc oán với nó thì giờ nó về nó vật cho chết tươi chẳng đùa!

    Có người làng khác không tin thì nói giọng coi thường, châm chọc: "Bên làng Bái người ta đang bảo hồn ma thằng Đủ hiện về đấy, chúng mày coi chừng nó về nó trả thù toi cả lò". Ấy là lời của mụ Ngần trước làm cùng với Đủ ở xưởng dép Lan Ngọ. Một đứa khác cười khẩy:

    - Nếu mà thằng Đủ nó có hiện về thì nó bóp cổ bà Ngần đầu tiên, ngày trước nó ở đây chẳng chửi nó suốt ngày còn gì.

    Mụ Ngần nói giọng chanh chua:

    - Cả cái xưởng này bắt nạt nó chứ chẳng riêng gì tao. Mà nói thế thôi, chứ có ngon thì hiện về trước mặt tao này, tao lại không bổ vào mặt cho.

    * * *

    Mụ Ngần nói hôm trước thì hôm sau lúc đi đái đêm trúng cơn gió độc, chết giấc ở ngoài sân cả người ngay đơ, miệng méo xệch, co giật liên hồi, may mà có đứa con dâu phát hiện kịp thời không thì toi mạng. Lũ con đưa mụ đi trạm xá, người ta châm cứu cho thì miệng mới bớt méo, nhưng chỉ nói được lắp ba lắp bắp, ngọng líu ngọng lô, còn người thì bán thân bất toại.

    Mụ Ngần từ ấy ở nhà không đi đâu được, thợ thuyền cùng chỗ làm đến thăm thì mụ khóc tu tu, ú a ú ớ khoa chân múa tay kể lể đủ điều. Trong những lời ấy người ta nghe ra được nội dung là đêm nào mụ cũng thấy thằng Đủ, nó đứng ở đầu giường mụ mà dứt tóc bẻ răng, xong rồi nó kéo theo về nào chó nào gà quần cái giường của mụ tung lên như ổ lợn. Mụ Ngần sợ tới nỗi đêm nào cũng đái ị không tự chủ, chỗ nằm thối khắm cả lên.

    Chuyện mụ Ngần kể ra khiến cả xưởng dép hoang mang. Từ ấy hai chữ "thằng Đủ" chẳng ai dám tự nhiên phọt ra mồm nữa.

    Nhưng trong số đó vẫn có những kẻ không sợ chết. Đó là bọn thằng Đạo, thằng Ngưu. Thằng Đạo vốn là tay số má, ra tù vào tội mấy lần. Nghe mọi người trong xưởng thì thụt lo âu vụ thằng Đủ thì nó ngứa tai lắm. Nó nhổ nước bọt chửi thề:

    - "Mẹ cha cái lũ nói phét. Dăm ba cái lời đồn đại vớ vẩn mà cũng són đái ra quần, con mụ Ngần chẳng qua trúng gió giờ ngồi một chỗ" trâu buộc ghét trâu ăn "mới nghĩ ra chuyện hù dọa mọi người, ma với cỏ cái chó gì, chúng mày nghe tao nói đây, đêm nay thằng nào dám ra nghĩa địa, tè lên mộ thằng Đủ một bãi tao trả một triệu."

    Những thằng còn lại nhe răng cười trừ, chỉ có Ngưu là vỗ đùi đánh đét, hưởng ứng thật lực. Đạo thấy thế trợn mắt lên:

    - Tổ sư chúng mày, nhát chết vừa thôi, thấy thằng Ngưu không? Nam nhi đại trượng phu phải như thế. Giờ tất cả ra mộ thằng Đủ, đem theo đồ nhậu, ngủ một đêm ngoài đó cho bọn dân làng chúng nó mở mắt ra. Đứa nào không đi, sau này đừng trách tao.

    Thế là ngay đêm ấy, thằng Đạo cùng đồng bọn lục tục kéo nhau phóng xe ra nghĩa địa thật. Làng Bái với làng Bông vốn chung một cánh đồng với bãi tha ma. Từ chỗ bọn thằng Đạo ngồi, ra đến đó phải đi hết một quãng đường dài sâu hun hút, xa nhà cửa, vắng người qua lại. Đi xe máy cỡ gần mười phút thì đến nơi. Thằng Đạo lệnh cho đàn em trải bạt ra ngồi ngay cạnh mộ của Đủ, chúng bày bia bọt cùng cá khô ra lai rai, lại thêm bộ bài đánh cho mau hết đêm.

    Uống xong một tuần bia, thằng Ngưu tỏ đúng phong độ lúc trước vạch quần đái ồ ồ lên mộ thằng Đủ. Miệng cười ngoác tới tận mang tai:

    - Đấy, em làm rồi đấy nhá, mai anh Đạo phải trả em một triệu.

    Thằng Đạo quay ra cười hềnh hệch, nó nói: "Ừ", xong rồi cả bọn lại uống, lại cười hô hố mà không để ý thằng Đạo lúc này như kiểu đã say đứ đừ, trông nó khác lắm, đoạn bỗng dưng thằng Đạo lên cơn như phải gió, hai mắt trợn ngược, tay bóp chịt lấy cổ, lưỡi lè ra ngoài dài ngoằng. Bọn đàn em tá hỏa hất văng tất thảy chạy trối chết:

    - Ma.. anh đạo bị ma nhập rồi chúng mày ơi.. chạy mau đi.

    Chúng nó mới chạy được một đoạn ngắn, thì phía sau thằng Đạo cười lên phe phé:

    - Cái bọn nhát chết, quay lại đây, bố mày có bị sao đâu..

    Cả bọn lúc này mới biết là bị Đạo lừa. Chúng nó lục đục quay lại, thở dốc:

    - Anh Đạo chơi thế là ác lắm. Mịa, sợ vãi đái ra.

    - Thôi, không đùa nữa, ngồi xuống uống tiếp đi. – Đạo vừa ngoắc ngoắc đàn em, vừa mở bia.

    Bọn nó ngồi như thế cho đến lúc bóng trăng lên quá đỉnh đầu, tự nhiên một thằng rùng mình rồi nói bằng cái giọng eo éo lắp ba lắp bắp, ngọng líu ngọng lô:

    - Các.. các anh uống mà không mời.. mời em à?

    Đoạn cả bọn quay nhìn thằng kia, một thằng chửi:

    - Thằng điên. Mới có mấy lon đã dở chứng, muốn học đòi thằng Đủ thì còn phải luyện dài dài, trình nói lắp của mày chưa cao đâu.

    Thằng nọ cười hềnh hệch:

    - Em đây.. Đủ đây mà..

    Cả bọn nghe như vậy thì nổi hết da gà, thằng Đạo nạt:

    - Câm mẹ mồm đi, không tao táng cho thì lại bảo vui tính.

    Thằng kia vẫn như bỏ qua câu nói của đàn anh, nó chỉ tay về phía Đạo và bảo:

    - Anh Đạo ơi.. có ai ở đằng sau anh kìa.

    Tất cả đổ dồn mắt về phía Đạo, quả nhiên thấy một bóng trắng lập lờ ngay sau nó. Đứa nào đứa nấy dụi đỏ cả mắt để nhìn cho kĩ. Cái bóng trắng từ một bỗng hóa ba bốn rồi vây quay bọn nó cười âm u ma mị, đứa nào đứa nấy trợn mắt há mồm tim đập chân run, đoạn chúng nó nghe giọng thằng Đạo:

    - Ma.. Chạy.. chạy chúng mày ơi..

    Cả bọn thấy đàn anh chạy tung cả dép thì cũng hò nhau chạy theo bán sống bán chết.

    Sáng hôm sau những người đi thăm lúa qua bãi tha ma, thấy mấy thanh niên quần áo tả tơi, đứa lăn xuống máng vùi trong cỏ, đứa nằm bất động trên đường máu mồm máu mũi bê bết cả mặt, có đứa thì không hiểu làm sao leo tít lên ngọn cây cao tỉnh dậy thì la bai bải.

    Người làng lắc đầu ngán ngẩm chửi lũ thanh niên hết khôn dồn đến dại, bia bọt rượu chè cho lắm rồi đánh nhau ngoài nghĩa địa.

    Trở về nhà mặt đứa nào đứa nấy sưng húp như vừa trải qua một trận đánh nhau ác chiến mà phần thắng không nghiêng về bọn chúng. Thằng Đạo nhớ lại những gì chứng kiến đêm qua mà không biết là mơ hay thật, rồi nó tự nhủ thầm chắc là có tí men vào nên nhìn gà hóa cuốc thần hồn nát thần tính mà thôi, chứ trên đời này làm đếch gì có ma.

    Đầu óc vẫn còn nặng nề cho nên nó gọi điện cho chị chủ xin nghỉ làm rồi lăn ra giường đánh giấc. Đến tầm chiều trưa vợ nó gọi nó mới tỉnh:

    - Anh dậy đi, vào viện mà thăm anh Ngưu, anh ấy bị tai nạn đấy, nghe đâu là nặng lắm.

    Đạo nhổm dậy hỏi vợ:

    - Làm sao? Tai nạn như nào?

    Vợ Đạo cau có:

    - Đấy, rượu chè cho lắm vào, không biết đi đứng kiểu gì mà đâm phải người ta rồi què chỗ nào không què, lại què ngay cái chân giữa, nghe đâu dập hết cà, chẹp, khổ không biết rồi sau này còn con cái gì được nữa không.

    Đạo vuốt mồ hôi trên mặt, gã mặc áo phóng vào bệnh viện. Tới nơi, thấy Ngưu đang nằm rên rỉ trên giường, đầu bịt băng trắng toát, cả phần dưới cũng vậy. Đạo hỏi vợ Ngưu:

    - Sao lại ra nông nỗi ấy?

    Vợ Ngưu dù tức Đạo lắm, nhưng cố dằn cơn điên xuống, thị nói:

    - Thì hôm qua đi uống rượu với anh, sáng nay lúc về chuếnh choáng kiểu gì phi thẳng vào cái ông trở luồng, cái ống luồng nó lại nhọn đầu, chọc đúng háng, thêm cả phần đầu đập xuống đất thì thành ra thế này.

    Đạo lúc này thoáng nghĩ đến Đủ, hôm qua chính thằng Ngưu đã nhận lời cá cược đái lên mộ thằng Đủ, có lẽ nào? Đạo rùng mình một cái, buốt đến tận óc. Nó đưa cho vợ Ngưu một triệu tính là tiền cá cược nhưng vợ Ngưu lại tưởng Đạo đến thăm biếu tiền thì cơn giận cũng nguôi phần nào. Đạo ngồi một lúc thì lấy cớ có việc đi về.

    Về đến nhà Đạo thấy trong người bồn chồn không yên, cảm giác lo lắng lẫn sợ hãi khiến Đạo bứt rứt ghê lắm. Đạo bảo vợ:

    - Mẹ mày lên chùa, xin cho tao lá bùa bình an.. dạo này tao có linh cảm xấu..

    Vợ Đạo trước nay thấy chồng ngang tàng hống hách, bỗng nhiên lại sinh ra mê tín thì lấy làm lạ lắm, nhưng cũng nghe theo chồng, trước khi đi thị dặn:

    - Tôi đi, ở nhà trông con cho cẩn thận. Mấy vụ trẻ con ngã ao chết đuối rồi đấy.

    Đạo gật đầu, nhìn ra thằng con đang cởi chuồng chơi ngoài hiên, thằng Đạo lại gần nhẹ nhàng hỏi:

    - Con đang chơi trò gì đấy? Sao mẹ không mặc quần cho thế này?

    Thằng bé không ngẩng lên, ngô nghê đáp:

    - Chơi trò búng chim.

    Đạo tá hỏa khi thấy thằng bé cầm nịt lên kéo căng cứ thế bắn vào con chim bùm bụp, ngăn thế nào cũng không được. Đạo tức mình cầm đống nịt ném hết đi, thằng con thấy thế thì rống lên như bò bị chọc tiết. Đạo vừa điên, vừa sợ, bế bổng nó vào nhà, mặc quần cho nó xong mới đem sang bà ngoại gửi.

    Đoạn, Đạo một mình đi sắm vàng mã, hoa quả, ra mộ thằng Đủ thắp hương quỳ xuống khấn vái xì sụp. Đạo vừa tới không lâu thì bọn đàn em cũng tới, đứa nào đứa nấy mặt mũi sưng húp, tay cầm hoa, tay cầm quả, có đứa còn đem theo cả con gà. Cả bọn gặp nhau thì như gặp tri kỉ lâu năm, đứa nào đứa nấy bưng mặt khóc tu tu:

    - Anh Đủ ơi, anh tha cho bọn em.. bọn em biết lỗi rồi.. bọn em ngàn lần xin lỗi anh.. anh ăn gì cứ báo mộng để bọn em cúng..

    Rồi cả bọn kể lại, cả ngày hôm nay bị thằng Đủ hành. Lúc ăn cơm mở nồi cơm ra thì thấy lù lù một cái đầu người trong ấy, đi ngủ thì thằng Đủ hiện về đem theo quỷ sứ đánh cho tím mày tím mặt.

    - Vợ em nay ra cho gà ăn thì thấy chết hết cả đàn.. mà mới lúc ban sáng vẫn còn khỏe mạnh.

    - Thằng Đủ bắt mất đàn lợn nhà em rồi anh Đạo. Phen này nhà em ăn cám thay cơm.

    Nói rồi cả bọn lại ôm nhau khóc rống lên. Thằng Đạo thì lo ngay ngáy bởi nhà nó chẳng có con gì để cho thằng Đủ bắt ngoại trừ đứa con trai mới lên sáu tuổi. Nghĩ thế nó lại quỳ xuống lạy như tế sao. Chiều tối, những người đi làm về qua lại cũng nhiều, thấy đám thanh niên khóc lóc trước mộ thằng Đủ thì lấy làm lạ lắm. Ai cũng nghĩ bọn này hút cỏ rồi lên cơn ngáo đá.

    ]

    Chương 4

    [

    Sáng hôm sau cả bọn thằng Đạo nghe tin mụ Ngần tạ thế, đi về tây thiên cực lạc thì đứa nào đứa nấy xanh mét mặt mày, lục tục kéo nhau tới hỏi thăm. Đám con cháu mụ Ngần bận khóc mẹ, khóc bà ở trong nhà thì không ai để ý đến bọn thằng Đạo, chỉ có người họ hàng ra tiếp. Người đó kể: Bà Ngần chết tức tưởi lắm, sau cái hôm bị phải gió rồi liệt nửa người, bà ấy như bị hóa điên hóa dại, cứ nửa đêm lại hú hét ầm ĩ, con cháu không tài nào ngủ được, rồi bà ấy khóc ngằn ngặt, kêu là thằng Đủ hiện về dẫn theo đầu trâu mặt ngựa đến muốn bắt bà đi.

    Con trai con dâu bà Ngần phải làm cái lễ sang nhà ông bà Vạn sụt sùi khóc lóc kể lể ỉ ôi, thắp hương lên ban cho thằng Đủ thành tâm lắm mong nhờ cậy ông bà Vạn xin với thằng Đủ tha cho bà Ngần. Ông bà Vạn gật gù ra vẻ cảm thông, xong rồi cũng đốt một tuần hương lầm rầm khấn vái, đoạn bà Vạn quay sang nói với vợ chồng nọ:

    - Thằng Đủ lúc sống khù khờ và hiền lành lắm, nó không hại ai bao giờ đâu, tôi đã xin với nó rồi, cô chú cứ yên tâm về đi.

    Ấy thế mà xin hôm trước thì hôm sau bà Ngần tạ thế. Thấy bảo lúc bà ấy chết mắt mũi trợn ngược, mồm miệng há hốc ra như kiểu người ta nhìn thấy thứ gì kinh dị lắm. Bà Ngần mới hơn năm mươi một tí, trước khi ốm nằm liệt giường tóc tai vẫn còn đen bóng, ấy thế mà sau có nửa tháng đã bạc trắng như bạch phát ma nữ trong phim trưởng hồng kong.

    Bà Ngần chết không nhắm mắt, con cháu trong nhà thay nhau đến vuốt mắt cho bà mà không được, mãi sau có sư thầy trong chùa tới niệm kinh và vuốt mắt thì mới được.

    Cái chết của bà Ngần khiến nỗi ám ảnh về hồn ma thằng Đủ càng thêm mạnh mẽ, người làng giờ đây không dám đi ra ngoài vào ban đêm, hễ đang ngủ mà nghe thấy tiếng chó kêu bò rống là ai nấy kinh hồn bạt vía: "Thằng Đủ về.. thằng Đủ lại dẫn đầu trâu mặt ngựa về đấy!"

    Trong đám thằng Đạo có đứa sợ quá đóng cửa cả tuần ở trong nhà không dám ra ngoài, đến một hôm thì nghe tin nó lên cơn động kinh rồi nhập viện. Vào trong viện rồi mà còn kêu rằng có cô hồn quỷ sứ đi theo lấy mạng. Bản thân thằng Đạo thì cứ tối đến lúc đi ngủ lại nghe ở ngoài cửa sổ có tiếng thì thào: "Anh Đạo ơi.. em đây.. Đủ đây.. em đến đón anh đi đây, hé hé hé". Thằng Đạo sợ muốn đái ra quần thế là cứ xẩm tối là nó bắt vợ phải đem cái bô bỏ vào trong nhà, nằm ngủ thì nó nhận nằm trong cùng chỗ sát vách tường, sáng ra thì phải đợi lúc mặt trời lên cao mới dám thò cổ ra ngoài.

    Thấy tình hình có vẻ căng, thằng Đạo lại sắm sanh lễ lạt tất tả đến nhà ông Vạn, đi được nửa đường thì nó gặp Thắng- bạn thân trước đây của Đủ, chính là cái thằng nẫng tay trên con Liễu mà thằng Đủ thầm thương trộm nhớ. Thằng Thắng trông tả tơi lắm, đầu tóc rối bù, mặt mũi tím bầm như vừa bị đánh hội đồng. Đạo gọi nó lại hỏi thăm:

    - Ê Thắng, mày làm sao đấy? Sao ra nông nỗi này?

    Thằng Thắng nhìn thấy Đạo thì như chết đuối vớ được cọc, nó túm lấy Đạo mà van:

    - Ôi anh, anh cứu em với..

    - Thế có chuyện gì? Mày bị ai đánh à?

    Thằng Thắng chưa kịp trả lời thì từ xa đã thấy con Liễu sầm sập chạy tới, tay cầm con dao phay to tướng, vừa chạy vừa chửi:

    - Thằng chó.. mày đứng lại cho bà.. không đứng lại tao chém chết mày.

    Thằng Thắng núp sau Đạo chửi lại:

    - Tổ cha mày, không đứng lại mày cũng chém mà đứng lại thì mày cũng chém, chẳng bằng ông chạy cho xong.

    Đạo đứng đằng trước, thằng Thắng núp đằng sau, thành thử con dao cứ dí vào mặt Đạo. Vốn là người to khỏe, Đạo giật phắt ngay con dao từ tay con Liễu rồi quát:

    - Mẹ cha con điên này, mày mổ nhầm cái gì mà mày láo thế hả? Cầm cả dao phay chém chồng thế này có chết không? Có gì bình tĩnh nói xem nào.

    Con Liễu bị tước mất vũ khí như gà mất cựa, như chó bị bẻ nanh. Nó hằn học nhìn Thắng cay cú nói:

    - Cái thằng chó ham sống sợ chết, ngày xưa nó tán em thì nó nói ngon nói ngọt nào là bảo vệ em cả đời này nọ. Thế mà mới đây bị thằng Đủ nó nhát cho mấy cái thì cong đít lên đòi đem em trả cho bạn. Tổ cha mày, bạn mày chết rồi thì mày trả tao cho ma à..

    Con Liễu nói một chàng, vừa nói vừa thở hồng hộc. Nhưng Đạo thì đã hiểu phần nào câu chuyện. Vậy là Thắng cũng đang cùng chung số phận với nó. Nó nói:

    - Thôi, cô chú đừng cãi nhau nữa, giờ đã đến nước này, thì cùng anh tới nhà ông Vạn, nhờ ông ấy giúp cho. Không dấu gì cô chú, anh với mấy thằng bạn cũng đang bạc hết tóc vì thằng Đủ đây này.

    Thắng nhìn Đạo ngơ ngác:

    - Thế anh ngày xưa cũng nẫng bồ của thằng Đủ à?

    Đạo trừng mắt chửi:

    - Nẫng nẫng cái đầu mày. Thôi chớ có lôi thôi, có đi cùng thì đi. Rõ là hãm.

    Vợ chồng Thắng Liễu nhìn nhau rồi cũng đi theo Đạo.

    Đến nhà ông bà Vạn thì Đạo thấy con Trinh đang lù lù ở đấy. Con Trinh bỏ đi miền nam bấy lâu nay, giờ quay về lại tới hỏi thăm thằng Đủ. Con này thế mà có tình có nghĩa. Đạo nghĩ thầm ở trong lòng như thế rồi có phần cảm động lắm, thì ra không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài.

    Cơ mà vừa tới đầu hòe thì nó lại nghe giọng con Trinh sụt sùi bi ai:

    - Bác làm ơn làm phúc, bác cứu cháu, mong bác xin với em Đủ đừng về tìm cháu nữa, trước cháu có nợ em ấy hai triệu, giờ cháu xin trả lại.

    À, thì ra là thế, Đạo nuốt nước bọt đắng ngắt trong miệng, thì ra con Trinh cũng vì bị thằng Đủ hành nên mới về đây cầu xin tha mạng, thế mà cứ tưởng.. Đúng là không nên đánh giá một việc gì quá sớm.

    - Anh Đạo đấy à? Anh tới có việc gì thế? Mời anh vào trong này.

    Thằng Đạo nghe thấy bà Vạn gọi tên thì giật mình đánh thót, nó cùng với vợ chồng Thắng Liễu khúm núm đi vào:

    - Dạ, cháu chào hai bác, Trinh mới về hả em?

    Trinh ngước lên nhìn thấy Đạo thì cũng ngạc nhiên lắm.

    - Anh Đạo.. anh cũng tới đây à?

    Tất cả nhìn nhau sượng sùng. Cuối cùng khi cả nhà đã yên vị, Đạo mới lấy hết can đảm thưa với ông bà Vạn chuyện bị thằng Đủ hành:

    - Chúng cháu chót dại, chúng cháu hối hận lắm, đã ra mộ em Đủ mấy lần nhưng em ấy chưa nguôi giận. Giờ chẳng biết làm sao đành tới thưa với hai bác, mong hai bác tìm cách giúp đỡ.

    Lúc này, em trai ông Vạn là ông Phúc, chú ruột thằng Đủ cũng có mặt ở đấy, ông Phúc nói:

    - Bà con xóm giềng cũng hoang mang lo sợ lắm anh Vạn ạ. Theo em chuyện này phải giải quyết chứ để lâu lại sứt mẻ tình làng nghĩa xóm.

    - Thế theo chú phải làm thế nào?

    - Em nhớ ngày trước cô đồng Mơ có nhắc đến thầy Cần, hay là ta đi mời thầy ấy về để thầy giúp cho.

    Ông Vạn nghe em góp ý cho là phải, toan khăn gói lên Bắc Giang đi tìm thầy. Ông Phúc lại nói:

    - Không cần đi Bắc Giang đâu. Em nghe nói thầy Cần về rồi, anh thay quần áo rồi anh em mình đi.

    * * *

    Nhà thầy Cần ở cách chỗ ông Vạn tận mười lăm cây. Hỏi thăm nhiều người cuối cùng cũng tìm được đến nơi, ông Vạn vừa tới cổng đã có người ra đón, người đó nói:

    - Thầy tôi đợi hai người lâu lắm rồi.

    Ông Phúc và ông Vạn nhìn nhau ngơ ngác. Vậy là cụ Cần hẳn là sớm biết có khách tới thăm.

    Trước khi vào sân, người kia còn đốt giấy hua hua quanh người ông Vạn với ông Phúc.

    Bước vào trong nhà, thấy một ông già phải đến tám chín mươi tuổi, tóc bạc râu bạc, đang ngồi xếp bằng trên sập uống trà. Ông cụ không nhìn khách đã bảo:

    - Mời hai bác vào đây ngồi, hai bác đến vì chuyện thằng con phỏng?

    Ông Vạn vừa nghe đã biết cụ Cần chính là cao nhân, bèn khúm núm cúi người mà xá vài xá trước khi thưa:

    - Thưa cụ, cụ nói không sai. Quả hôm nay chúng tôi tới là vì chuyện của nó.

    Cụ Cần lúc này cầm cái quạt phe phẩy mà rằng:

    - Hai bác tới được đây chắc là cũng vất vả lắm. Nào, đừng khách sáo nữa, ngồi xuống đây, uống vài hớp nước cho đỡ khát.

    Người giúp việc bưng lên hai cốc nước mát. Thấy ông cụ gần gũi không có vẻ gì hách dịch như những cô đồng bà cốt khác anh em ông Vạn tự tin hẳn lên cầm lấy cốc nước uống lấy uống để. Đoạn ông Vạn thấm mồ hôi trên mặt thưa:

    - Bẩm cụ, hôm nay chúng tôi đi cũng đã xem ngày, mà chẳng hiều làm sao trên đường đi gặp nhiều chuyện xúi quẩy quá, lúc thì xe hỏng, lúc thì ông em đây bị đau bụng, lúc thì đi nhầm đường.

    Cụ Cần cười lên ha hả nói:

    - Có gì đâu, thằng con nhà ông nó đi theo nó cản đấy. Nó biết bố nó đang đi tìm người trị nó đấy mà. Thằng này lúc sống thì hiền lành, nhưng bị người ta bắt nạt nhiều quá, tâm trạng đè nén, tới lúc chết oán hận chất chồng mới đi theo quỷ sứ tác quái trả thù nhân gian. Nó theo ông tới tận cổng nhà tôi kia kìa.

    Ông Phúc nghe thế thì toát mồ hôi hột nói:

    - Dạ thưa cụ, quả là thằng cháu tôi lúc sống nó hiền lành lắm, chẳng hại ai bao giờ. Thấy nó chết đi mà hồn phách không được siêu thoát, người làm cha chú như chúng tôi thấy day dứt lắm ạ.

    Cụ Cần gật gù:

    - Tôi hiểu, hai ông không cần lo lắng, nhìn qua nó tôi thấy cũng không phải là không trị được, giờ hai ông cứ về, tôi chuẩn bị mọi thứ, sáng mai sẽ tới nhà các vị.

    Cụ Cần đưa cho anh em ông Vạn lá bùa bình an đeo vào cổ. Anh em ông Vạn chắp tay cảm tạ rồi cúi chào ra về. Về đến nhà ông Vạn như nghĩ ra điều gì mới nói:

    - Thôi chết rồi, còn chưa nói cho ông cụ biết địa chỉ nhà, làm sao bây giờ?

    Ông Phúc bấy giờ cũng ngớ người:

    - Ừ nhỉ, mải lo mải nghĩ mà quên mất. Thôi để mai em gọi xe đến đón cụ về.

    * * *

    Ấy thế mà hôm sau, sáng tinh sương ông bà Vạn đã thấy cụ Cần khoác tay nải đứng ở trước cổng. Cả nhà ai nấy đều mắt tròn mắt dẹt kinh ngạc vô cùng.

    - Bẩm cụ, chúng tôi đã gọi xe, định rằng sẽ đón cụ, ai ngờ cụ tới nhanh quá, cụ đến đây bằng cách nào thế ạ?

    - Ờ thì tôi đi xe ôm, rồi đến đầu làng thì đi bộ vào đây.

    Đúng là cao nhân thì nói chuyện cũng khác, cứ thần thần bí bí. Hôm qua hai anh em ông Vạn phải mất nửa ngày mới tìm ra nhà cụ, thế mà ông cụ thì chốc nhát đã như có cánh mà bay tới cổng nhà ông.

    ]

    Chương 5: Kết.

    [

    Cụ Cần vào nhà một lúc thì họ hàng nhà ông Vạn cũng ùn ùn kéo tới. Sau một tuần trà, cụ Cần đứng dậy cắt đặt công việc cho gia chủ, đám thanh niên trai tráng nhận nhiệm vụ đi chặt chuối, rút rơm về làm hình nhân thế mạng, các bà các mợ thì làm cơm cúng, các ông thì đựng đàn tế lễ.

    Ở giữa sân, cụ Cần đặt một cái bàn lớn, bày một bát hương, một con gà, một đĩa xôi và một cái thủ lợn, xung quanh cắm cọc tre, nối hai cọc tre là hai ba lần dây đỏ buộc chuông bạc. Trông qua hệt như cái đài đấm bốc.

    Đằng sau bàn tế có treo hình của Huyền Thiên Trấn Vũ, có khuôn mặt chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản hiền hậu, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xõa không đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của vị thần đưa ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm. Kiếm chống lên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên.

    Bên cạnh hình Huyền Thiên Trấn Vũ là hình Chung Quỳ, gương mặt dữ tợn râu hùm hàm én, mắt to, miệng rộng. Mặc quan phục màu đỏ, mũ đen, một tay cầm bảo kiếm, một tay cầm quỷ thủ vô cùng uy nghi lẫm liệt.

    Đúng giờ ngọ, cụ Cần bước ra tế đàn châm hương, đoạn cụ đi vòng tròn lầm rầm khấn vái, một tay hua hua nắm hương đang cháy nghi ngút lên trước những con hình nhân, một tay liên tục lắc chuông.

    Dân làng thấy nhà ông Vạn làm lễ trừ ma thì ùn ùn kéo tới xem chật ních cả ngõ. Người lớn cõng người bé chỉ chỉ trỏ trỏ lao xao. Có người bạo hơn thì leo cả lên mái nhà hoặc cây cao để xem cho rõ.

    Cụ Cần cứ đi chầm chậm từ đông sang tây rồi lại về chiếu ngồi xếp bằng chắp hai tay khấn vái, miệng vẫn không ngừng đọc chú. Chán chê, cụ lại đứng dậy tay cầm kiếm tay cầm cờ mà phất liên hồi.

    Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại như thế, mãi cho tới tận hơn một giờ chiều, người làng xem mãi không thấy gì khác thì lần lượt kéo nhau ra về.

    Đoạn cụ Cần cũng vái bốn phương tám hướng, cắm nhang vào bát hương rồi tuyên bố kết thúc việc tế lễ.

    Ông Vạn lệnh cho vợ và đám anh em con cháu trong nhà bày biện cơm canh mời cụ dùng bữa với gia đình. Xong xuôi đâu đấy, cụ lên chiếc giường ông Vạn đã chuẩn bị sẵn nằm ngáy pho pho. Cả nhà ông Vạn bấy giờ lại bán tín bán nghi, không biết rằng cái ông cụ này liệu có biết bắt ma thật hay không.

    Chiều tối, ông Vạn lại y hệt lúc trưa, bày biện mâm cơm thịnh soạn mời cụ xơi. Cụ Cần cũng không hề khách sáo, ngồi ung dung ăn hết hai lần xới, xong mới đứng dậy ra bàn ngồi uống nước xỉa răng.

    Cứ như thế ba ngày trôi qua, cụ Cần vẫn không đả động gì đến chuyện bắt ma cả. Trong họ nhà ông Vạn, có người bắt đầu nói ra nói vào, cho rằng nhà ông mời phải thầy pháp dởm, đến ăn dầm ở dề chứ không được tích sự gì.

    Bà Vạn cũng sốt ruột lắm, vì cụ ở đây ngày nào là ngày ấy đều phải cơm canh tươm tất, nói không tốn kém là không phải.. đúng đến tối ngày thứ tư khi ai nấy đều mất hết kiên nhẫn thì cụ Cần liền bảo ông Vạn:

    - Ông lấy bảy thau nhôm đổ đầy nước để từ ngoài cổng để vào, chặt một cây chuối đem vào chỗ giường của tôi nằm đắp chiếu phủ lên. Chặt tre làm cán cờ cắm quanh tế đàn, hình nhân bằng rơm cũng mang ra bày, nghe chửa.

    Rồi cụ đưa cho ông Vạn thêm nắm lá phù, bảo dính hết lên các cọc tre không được xót cọc nào, cả thau nhôm đựng nước và các hình nhân cũng vậy.

    Trên bàn tế lúc này chỉ còn bát hương hai bên là hai thân cây chuối, treo phía trên là hai con hình nhân một người một chó.

    Đúng giờ tí, một trận giông lốc nổi lên dữ dội, tiếng chó chu mèo kêu loạn xì ngầu. Nhà nào nhà nấy xôn xao đóng chặt cửa nẻo: "Thằng Đủ về, thằng Đủ lại về rồi"

    Từ ngoài cổng nhà ông Vạn, những tiếng cồm cộp như móng guốc của trâu bò gõ xuống sân nổi lên không ngớt, kế đó là những âm thanh the thé như xé vải:

    - Á, khốn kiếp, chúng nó đang bày binh bố trận để bắt bọn này đây mà.. liệu hồn chúng mày sẽ phải chết.

    Người nhà ông Vạn nấp dưới nhà dưới, tuyệt nhiên không ai dám nhòm ra ngoài. Chỉ nghe tiếng âm binh quỷ sứ thôi mà hồn phách đã lên mây. Tuy nhiên lại chẳng nghe giọng cụ Cần gì hết. Ai nấy đều thấp thỏm, không biết cụ còn ở đó hay đã chạy mất dép rồi.

    Tiếp đến mọi người đều nghe thấy tiếng tiếng lội nước bòm bọp, rồi tiếng xèo xèo như người ta nướng thịt. Bọn quỷ sứ gầm lên ghê rợn:

    - Á á á.. chết rồi.. có bẫy tụi bay ơi..

    Những tên quỷ sứ đi đầu dẫm lên chậu nước phép bị rơi vào đó kêu cái "chủm". Rồi từng mảnh hồn phách như bị tan ra bốc khói nghi ngút.

    Những tên đi sau dẫm đạp lên những tên đi trước xồng xộc xông vào sân nhà ông Vạn quyết tâm trả thù.

    Lúc này không gian trở nên đặc quánh như đêm ba mươi, từng lớp sương trắng đục lao vun vút vào bên trong tế đàn. Bên trong nhà bỗng vang lên một tiếng "phập" rất lớn. Rồi vài cái bóng đen lùi lũi đi ra.

    Đúng lúc này xung quanh tế đàn, những ngọn nến bỗng dưng bùng cháy phừng phừng, đám cờ tam giác buộc trên sào tre bay phần phật. Tiếng chuông bạc vang lên đinh đoong bốn phương tám hướng, bọn cô hồn quỷ sứ la ó thất thanh:

    - Khốn kiếp.. dám nhốt bọn tao à..

    Lúc này từ bên ngoài, cụ Cần mũ áo chỉnh tề từ từ tiến lại, một tay bắt quyết, một tay cầm cờ, miệng đọc to chú ngữ. Đám đầu trâu mặt ngựa bịt chặt lấy tai gầm lên như bị chọc tiết. Cụ Cần phất cờ hô: Nhập. Bọn chúng liền bị nhốt chặt trong những con hình nhân kết bằng rơm để xung quanh đàn, giãy giụa liên hồi. Bọn chúng ra sức kêu gào muốn lao ra nhưng cứ chạm vào dây chỉ đỏ là chuông bạc lại kêu lên những tiếng đinh đong khiến bọn chúng kinh hồn bạt vía.

    Cái bóng đen khi nãy cũng bị thu vào hình nộm thằng người treo trên cây chuối, đối diện là hình nộm con chó cũng đang rên lên những tiếng ư ử đầy khất phục. Đó chính là hồn phách của thằng Đủ và con vàng.

    - Á à.. lão già lừa ta.. lão già đáng ghét, hôm nay tao phải giết mày.

    Cụ Cần phất cờ hô: "Định" lập tức cả bọn nằm im không nhúc nhích, cụ lại ngồi xếp bằng trên chiếu lầm rầm đọc chú ngữ. Bỗng một cơn gió lạnh buốt phả vào mặt cụ, cùng với đó là màn sương trắng toát bao phủ, rồi tiếng cười hi hí nổi lên, tiếp sau đó là những âm thanh roàn roạt, hình nộm thằng Đủ và con vàng rơi bộp xuống đất. Giọng nó cất lên đầy thách thức:

    - Lão già chết tiệt.. đừng hòng bắt được ta. Ngày này năm sau sẽ là ngày giỗ của lão.

    Thằng Đủ vừa được giải thoát, kẻ cứu nó là một con ma nữ, hai cái bóng trắng của chúng nó cứ bay vèo vèo trên đầu cụ Cần, không gian u ám, vang vọng giọng cười man dại. Con ma nữ vươn cái tay dài như cái sào có móng vuốt nhọn hoắt toan bổ vào người cụ nhưng nhanh như cắt cụ giơ ra thanh kiếm trảm yêu chặt đứt tay nó. Con ma gầm lên cay cú, người nó phồng lớn cao ngang mái nhà, há mồm rộng ngoác lao tới tính nuốt trọn cả người cụ Cần.

    Cụ Cần không hề nao núng quay đầu lại bức hình của huyền thiên trấn vũ phất cờ hô lớn: "Chuyển". Một bóng người cao lớn từ bức hình lừng lững đi ra, tay cầm thanh kiếm vung lên một nhát, đầu con ma nữ đã rơi xuống đất. Cụ Cần rút trong túi áo ra ngọc bội đèn lồng- vật bắt ma tổ truyền của sư phụ, giơ lên không trung, con ma nữ cùng cái đầu liền bị thu vào đó.

    Còn lại một mình thằng Đủ, sau khi đồng bọn bị kết liễu, nó như càng điên tiết, bắt đầu hăng máu lật đổ đàn tràng, lúc trước khi cụ Cần còn đang mải đối phó với ma nữ thì Đủ cũng giải thoát được cho con vàng cùng đám đầu trâu mặt ngựa. Giờ đây chúng hợp sức lại đấu với ông già. Tiếng hú hét, tiếng gõ móng cồm cộp, tiếng hí lại nổi lên đinh tai nhức óc. Bọn chúng phi vù vù quanh ông cụ nhằm uy hiếp tinh thần rồi tìm sơ hở mà đánh. Tiếng chó ăn ẳng vang lên rồi con vàng từ đâu nhảy ra cắn xé bức tranh huyền thiên trấn vũ ra làm trăm mảnh, bóng người cao lớn phù trợ đằng sau cụ Cần biến mất.

    - Á à, bọn bay ỉ đông hiếp yếu, nhưng đừng có hòng.. xem đây!

    Cụ Cần vừa dứt lời, phía bức hình Chung Quỳ liền lóe sáng, vị thần bắt quỷ hùng hổ bước ra, vung kiếm chém tới tấp vào con chó cùng bọn quỷ sứ lâu la. Con nào con nấy xác tan thành từng mảnh vương vãi khắp nơi. Thằng ĐỦ vẫn ngoan cố không chịu thua, nó bay vút lên cao, gào lên the thé:

    - Lão già đáng chết, mày chỉ giỏi dựa thần dựa thánh, thử một đấu một với tao xem.

    Cụ Cần không bị những lời khiêu khích của nó làm cho phân tâm. Cụ ngồi xếp bằng trên chiếu, đằng sau là Chung Quỳ hộ mạng, một tay cụ cầm ngọc bội đèn lồng, tay kia chắp trước ngực, chú ngữ vẫn không ngừng tuôn ra.

    Thằng Đủ thấy ông già không có động tĩnh thì càng điên tiết, nó lao vút xuống toan xé rách bức tranh Chung Quỳ. Đúng lúc bức tranh vừa bị thằng Đủ giật xuống thì từ phía trên một thứ chất lỏng nhầy nhụa trút lên người nó. "Á á á, lão già khốn kiếp, dám bẫy tao..". Thứ nước lỏng đen kịt quấn chặt lấy thằng Đủ là máu chó mực trộn phân gà cùng với tro của những lá phù mà cụ Cần chuẩn bị từ trước. Thằng Đủ giãy giụa trong thứ chất lỏng nhày nhụa ấy một hồi thì tiếng Đinh đong nổi lên đinh tai nhức óc. Ma quỷ nghe tiếng chuông trấn thì khó chịu vô cùng.

    Cuối cùng bóng ma thằng Đủ cũng phải chịu thua, nó quỳ mọp xuống xin tha chối chết:

    - Thầy tha cho con.. tha cho.. con xin chịu thua.

    Cụ Cần chỉ thẳng mặt nó quát lớn: "Nhà ngươi thật to gan, dám trái thiên quy lưu lại nhân gian tác oai tác quái, nay ta bắt nhà ngươi giao cho quỷ sai, đày xuống mười tám tầng địa ngục."

    Thằng Đủ lạy van khóc lóc thảm thiết. Cụ Cần thu nó vào trong ngọc bội đèn lồng. Đúng lúc này tiếng gà gáy cũng vừa lúc vang lên báo hiệu trời vừa sáng.

    Cụ Cần cầm kiếm phủ phục xuống chiếu, gương mặt mệt mỏi, thân xác rã rời.

    * * *

    Đến chiều ngày hôm sau, cụ Cần mới tỉnh táo trở lại, cây chuối ở trên giường cụ đã được thu dọn từ lâu, nghe người nhà nói, không biết làm sao mà cả cây chuối cùng cái chiếu đắp bị chém ra tơi tả. Cụ Cần bảo, nếu không để cây chuối ở đấy đánh lừa thằng Đủ thì đêm qua khó lòng mà bắt được nó.

    Sở dĩ mấy ngày liền cụ Cần phải án binh bất động là để thằng Đủ tưởng rằng cụ chỉ là pháp sư quèn sau đó dẫn oan hồn quỷ sứ về nhà tính trừng trị cụ. Nhưng nó không ngờ ông già cao tay quá, trong một đêm đã quét sạch lũ đầu trâu mặt ngựa không xót con nào.

    Sau bữa cơm ăn lấy lại sức, việc đầu tiên là cụ làm cái lễ cầu vong để thằng Đủ và người nhà nó nói chuyện tỏ bày nỗi niềm oan trái rồi mới cầu siêu cho nó.

    Sau màn khấn khứa và làm phép của cụ, thằng Đủ nhập vào đứa em họ, nó khóc như mưa, nó kể rằng lúc trước bị người ta bắt nạt rồi hàm oan, đổ cho tội ăn cắp tiền. Lúc thằng Đủ tình cờ phát hiện ra kẻ nọ và nhất định đòi đến nhà ông bà chủ xưởng dép ba mặt một lời lấy lại danh dự thì hắn quay lại hành hung nó rồi vu cho tội ăn cắp xe. Thằng Đủ cay cú quá trên đường về mới bị tai nạn, chứ sự thật không giống như thiên hạ đồn đại.

    Sau chuyện đó, nó bị sang trấn tâm lý, điên điên khùng khùng, một lần lang thang ra bờ sông mới gặp một người con gái, người này tỏ ra thông cảm cho nó lắm, mới đi theo nó bầu bạn. Lâu dần người này dẫn nó đi theo. Đó chính là con ma nữ đêm qua bị huyền thiên trấn vũ của cụ Cần chém bay đầu. Lúc sống nó cũng là một kẻ yếu thế hay bị bạn bè bắt nạt, trong một lần uất ức cùng cực, mới nghĩ quẩn lao mình xuống sông tự vẫn, xác của nó bị các loài tôm cá rỉa còn trơ xương, oán khí càng thêm chất chồng, cho nên nhất quyết kéo theo thằng Đủ cùng những oan ngưu oán mã gây loạn nhân gian.

    Người nhà nghe thằng Đủ kể chuyện, ai nấy đều khóc lóc xót thương cho nó, căn nhà chẳng mấy chốc đầy mùi ai oán thê lương. Cụ Cần đốt cho Đủ một thư phù và dặn:

    - Sau này xuống gặp diêm vương, có thư phù này, nhà ngươi sẽ được giảm nhẹ tội hình.

    Thằng Đủ sau đó được đưa lên chùa ăn mày cửa phật, ngày ngày nghe pháp gột rửa oán niệm để sớm được đầu thai.

    * * *

    Lại nói về làng Bái, sau ngày cụ Cần về làm lễ trừ ma, không còn thấy oan hồn thằng Đủ về nữa. Đám người thằng Đạo, thằng Ngưu, con Trinh tuy là thoát chết nhưng cũng được một bài học tởn đến già, tự dặn với lòng từ nay không bao giờ dám khẩu nghiệp hay bắt nạt những người yếu thế nữa.

    - Anh em mình cạn ly đi!

    Thằng Đạo với thằng Ngưu ngồi ở quán cóc đầu làng, gọi con cá khô với một chai rượu chuối nhâm nhi.

    - Anh em mình gặp đại nạn không chết, ắt có tương lai. Sắp tới xóm mình có đoàn từ thiện đi cao bằng, mấy đứa trong đoàn thanh niên bảo anh đứng ra vận động quyên góp ở chỗ làm với ở xóm mình. Chú có muốn tham gia thì bảo anh. Của ít lòng nhiều, người ta không chê đâu.

    - Vâng, sau chuyện vừa rồi em ân hận lắm anh ạ. Thôi giờ phải tu thân thôi, tối nay anh qua nhà em, em gửi một chút tấm lòng cho bà con vùng cao.

    Hai thằng đang nói dở câu chuyện thì từ đằng xa có tiếng con nít reo hò váng lên:

    - A a a.. anh Bài điên.. anh Bài điên chúng mày ơi.. anh Bài tắm nước đái bò kìa..

    Đạo và Ngưu quay ra thì thấy thằng Bài, là đứa làm cùng trước đây. Sau dạo thằng Đủ chết thì nó cũng nghỉ việc rồi bỗng dưng bị tâm thần, suốt ngày tới xưởng dép Lan Ngọ mà quấy quả rồi bảo:

    - Chị Lan ơi em trả chị ba triệu này.. cầm lấy ba triệu này.

    Rồi nó rút trong túi ra toàn đô la âm phủ mà rũ tung ra nhà. Người trong xưởng không ai bảo ai nhưng đều biết chuyện gì xảy ra với nó. Ngưu và Đạo nhìn thằng Bài rồi lại nhìn nhau, cả hai không nói mà cùng chung suy nghĩ.

    Còn một số nhân vật khác trong câu chuyện tuy không được nhắc tới, nhưng chắc chắn sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp nếu không biết quay đầu tu tâm dưỡng tính.

    Thế mới biết luật nhân quả là không trừ một ai, chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi.

    HẾT
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười 2021
  4. Hồi Ức second

    Bài viết:
    57
    Chương 3

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chuyện hồn ma thằng Đủ chẳng mấy chốc lan truyền ra cả xã, đi đâu người ta cũng bàn tán râm ran, lại được mấy mụ hàng tôm hàng cá buôn dưa lê bán dưa chuột bắn tin nhanh hơn đại bác thêm mắm dặm muối vào thì càng trở nên li kì. Họ bảo nhau rằng: Thằng Đủ thế mà lại thiêng, coi chừng trước ai gây thù chuốc oán với nó thì giờ nó về nó vật cho chết tươi chẳng đùa!

    Có người làng khác không tin thì nói giọng coi thường, châm chọc: "Bên làng Bái người ta đang bảo hồn ma thằng Đủ hiện về đấy, chúng mày coi chừng nó về nó trả thù toi cả lò". Ấy là lời của mụ Ngần trước làm cùng với Đủ ở xưởng dép Lan Ngọ. Một đứa khác cười khẩy:

    - Nếu mà thằng Đủ nó có hiện về thì nó bóp cổ bà Ngần đầu tiên, ngày trước nó ở đây chẳng chửi nó suốt ngày còn gì.

    Mụ Ngần nói giọng chanh chua:

    - Cả cái xưởng này bắt nạt nó chứ chẳng riêng gì tao. Mà nói thế thôi, chứ có ngon thì hiện về trước mặt tao này, tao lại không bổ vào mặt cho.

    * * *

    Mụ Ngần nói hôm trước thì hôm sau lúc đi đái đêm trúng cơn gió độc, chết giấc ở ngoài sân cả người ngay đơ, miệng méo xệch, co giật liên hồi, may mà có đứa con dâu phát hiện kịp thời không thì toi mạng. Lũ con đưa mụ đi trạm xá, người ta châm cứu cho thì miệng mới bớt méo, nhưng chỉ nói được lắp ba lắp bắp, ngọng líu ngọng lô, còn người thì bán thân bất toại.

    Mụ Ngần từ ấy ở nhà không đi đâu được, thợ thuyền cùng chỗ làm đến thăm thì mụ khóc tu tu, ú a ú ớ khoa chân múa tay kể lể đủ điều. Trong những lời ấy người ta nghe ra được nội dung là đêm nào mụ cũng thấy thằng Đủ, nó đứng ở đầu giường mụ mà dứt tóc bẻ răng, xong rồi nó kéo theo về nào chó nào gà quần cái giường của mụ tung lên như ổ lợn. Mụ Ngần sợ tới nỗi đêm nào cũng đái ị không tự chủ, chỗ nằm thối khắm cả lên.

    Chuyện mụ Ngần kể ra khiến cả xưởng dép hoang mang. Từ ấy hai chữ "thằng Đủ" chẳng ai dám tự nhiên phọt ra mồm nữa.

    Nhưng trong số đó vẫn có những kẻ không sợ chết. Đó là bọn thằng Đạo, thằng Ngưu. Thằng Đạo vốn là tay số má, ra tù vào tội mấy lần. Nghe mọi người trong xưởng thì thụt lo âu vụ thằng Đủ thì nó ngứa tai lắm. Nó nhổ nước bọt chửi thề:

    - "Mẹ cha cái lũ nói phét. Dăm ba cái lời đồn đại vớ vẩn mà cũng són đái ra quần, con mụ Ngần chẳng qua trúng gió giờ ngồi một chỗ" trâu buộc ghét trâu ăn "mới nghĩ ra chuyện hù dọa mọi người, ma với cỏ cái chó gì, chúng mày nghe tao nói đây, đêm nay thằng nào dám ra nghĩa địa, tè lên mộ thằng Đủ một bãi tao trả một triệu."

    Những thằng còn lại nhe răng cười trừ, chỉ có Ngưu là vỗ đùi đánh đét, hưởng ứng thật lực. Đạo thấy thế trợn mắt lên:

    - Tổ sư chúng mày, nhát chết vừa thôi, thấy thằng Ngưu không? Nam nhi đại trượng phu phải như thế. Giờ tất cả ra mộ thằng Đủ, đem theo đồ nhậu, ngủ một đêm ngoài đó cho bọn dân làng chúng nó mở mắt ra. Đứa nào không đi, sau này đừng trách tao.

    Thế là ngay đêm ấy, thằng Đạo cùng đồng bọn lục tục kéo nhau phóng xe ra nghĩa địa thật. Làng Bái với làng Bông vốn chung một cánh đồng với bãi tha ma. Từ chỗ bọn thằng Đạo ngồi, ra đến đó phải đi hết một quãng đường dài sâu hun hút, xa nhà cửa, vắng người qua lại. Đi xe máy cỡ gần mười phút thì đến nơi. Thằng Đạo lệnh cho đàn em trải bạt ra ngồi ngay cạnh mộ của Đủ, chúng bày bia bọt cùng cá khô ra lai rai, lại thêm bộ bài đánh cho mau hết đêm.

    Uống xong một tuần bia, thằng Ngưu tỏ đúng phong độ lúc trước vạch quần đái ồ ồ lên mộ thằng Đủ. Miệng cười ngoác tới tận mang tai:

    - Đấy, em làm rồi đấy nhá, mai anh Đạo phải trả em một triệu.

    Thằng Đạo quay ra cười hềnh hệch, nó nói: "Ừ", xong rồi cả bọn lại uống, lại cười hô hố mà không để ý thằng Đạo lúc này như kiểu đã say đứ đừ, trông nó khác lắm, đoạn bỗng dưng thằng Đạo lên cơn như phải gió, hai mắt trợn ngược, tay bóp chịt lấy cổ, lưỡi lè ra ngoài dài ngoằng. Bọn đàn em tá hỏa hất văng tất thảy chạy trối chết:

    - Ma.. anh đạo bị ma nhập rồi chúng mày ơi.. chạy mau đi.

    Chúng nó mới chạy được một đoạn ngắn, thì phía sau thằng Đạo cười lên phe phé:

    - Cái bọn nhát chết, quay lại đây, bố mày có bị sao đâu..

    Cả bọn lúc này mới biết là bị Đạo lừa. Chúng nó lục đục quay lại, thở dốc:

    - Anh Đạo chơi thế là ác lắm. Mịa, sợ vãi đái ra.

    - Thôi, không đùa nữa, ngồi xuống uống tiếp đi. – Đạo vừa ngoắc ngoắc đàn em, vừa mở bia.

    Bọn nó ngồi như thế cho đến lúc bóng trăng lên quá đỉnh đầu, tự nhiên một thằng rùng mình rồi nói bằng cái giọng eo éo lắp ba lắp bắp, ngọng líu ngọng lô:

    - Các.. các anh uống mà không mời.. mời em à?

    Đoạn cả bọn quay nhìn thằng kia, một thằng chửi:

    - Thằng điên. Mới có mấy lon đã dở chứng, muốn học đòi thằng Đủ thì còn phải luyện dài dài, trình nói lắp của mày chưa cao đâu.

    Thằng nọ cười hềnh hệch:

    - Em đây.. Đủ đây mà..

    Cả bọn nghe như vậy thì nổi hết da gà, thằng Đạo nạt:

    - Câm mẹ mồm đi, không tao táng cho thì lại bảo vui tính.

    Thằng kia vẫn như bỏ qua câu nói của đàn anh, nó chỉ tay về phía Đạo và bảo:

    - Anh Đạo ơi.. có ai ở đằng sau anh kìa.

    Tất cả đổ dồn mắt về phía Đạo, quả nhiên thấy một bóng trắng lập lờ ngay sau nó. Đứa nào đứa nấy dụi đỏ cả mắt để nhìn cho kĩ. Cái bóng trắng từ một bỗng hóa ba bốn rồi vây quay bọn nó cười âm u ma mị, đứa nào đứa nấy trợn mắt há mồm tim đập chân run, đoạn chúng nó nghe giọng thằng Đạo:

    - Ma.. Chạy.. chạy chúng mày ơi..

    Cả bọn thấy đàn anh chạy tung cả dép thì cũng hò nhau chạy theo bán sống bán chết.

    Sáng hôm sau những người đi thăm lúa qua bãi tha ma, thấy mấy thanh niên quần áo tả tơi, đứa lăn xuống máng vùi trong cỏ, đứa nằm bất động trên đường máu mồm máu mũi bê bết cả mặt, có đứa thì không hiểu làm sao leo tít lên ngọn cây cao tỉnh dậy thì la bai bải.

    Người làng lắc đầu ngán ngẩm chửi lũ thanh niên hết khôn dồn đến dại, bia bọt rượu chè cho lắm rồi đánh nhau ngoài nghĩa địa.

    Trở về nhà mặt đứa nào đứa nấy sưng húp như vừa trải qua một trận đánh nhau ác chiến mà phần thắng không nghiêng về bọn chúng. Thằng Đạo nhớ lại những gì chứng kiến đêm qua mà không biết là mơ hay thật, rồi nó tự nhủ thầm chắc là có tí men vào nên nhìn gà hóa cuốc thần hồn nát thần tính mà thôi, chứ trên đời này làm đếch gì có ma.

    Đầu óc vẫn còn nặng nề cho nên nó gọi điện cho chị chủ xin nghỉ làm rồi lăn ra giường đánh giấc. Đến tầm chiều trưa vợ nó gọi nó mới tỉnh:

    - Anh dậy đi, vào viện mà thăm anh Ngưu, anh ấy bị tai nạn đấy, nghe đâu là nặng lắm.

    Đạo nhổm dậy hỏi vợ:

    - Làm sao? Tai nạn như nào?

    Vợ Đạo cau có:

    - Đấy, rượu chè cho lắm vào, không biết đi đứng kiểu gì mà đâm phải người ta rồi què chỗ nào không què, lại què ngay cái chân giữa, nghe đâu dập hết cà, chẹp, khổ không biết rồi sau này còn con cái gì được nữa không.

    Đạo vuốt mồ hôi trên mặt, gã mặc áo phóng vào bệnh viện. Tới nơi, thấy Ngưu đang nằm rên rỉ trên giường, đầu bịt băng trắng toát, cả phần dưới cũng vậy. Đạo hỏi vợ Ngưu:

    - Sao lại ra nông nỗi ấy?

    Vợ Ngưu dù tức Đạo lắm, nhưng cố dằn cơn điên xuống, thị nói:

    - Thì hôm qua đi uống rượu với anh, sáng nay lúc về chuếnh choáng kiểu gì phi thẳng vào cái ông trở luồng, cái ống luồng nó lại nhọn đầu, chọc đúng háng, thêm cả phần đầu đập xuống đất thì thành ra thế này.

    Đạo lúc này thoáng nghĩ đến Đủ, hôm qua chính thằng Ngưu đã nhận lời cá cược đái lên mộ thằng Đủ, có lẽ nào? Đạo rùng mình một cái, buốt đến tận óc. Nó đưa cho vợ Ngưu một triệu tính là tiền cá cược nhưng vợ Ngưu lại tưởng Đạo đến thăm biếu tiền thì cơn giận cũng nguôi phần nào. Đạo ngồi một lúc thì lấy cớ có việc đi về.

    Về đến nhà Đạo thấy trong người bồn chồn không yên, cảm giác lo lắng lẫn sợ hãi khiến Đạo bứt rứt ghê lắm. Đạo bảo vợ:

    - Mẹ mày lên chùa, xin cho tao lá bùa bình an.. dạo này tao có linh cảm xấu..

    Vợ Đạo trước nay thấy chồng ngang tàng hống hách, bỗng nhiên lại sinh ra mê tín thì lấy làm lạ lắm, nhưng cũng nghe theo chồng, trước khi đi thị dặn:

    - Tôi đi, ở nhà trông con cho cẩn thận. Mấy vụ trẻ con ngã ao chết đuối rồi đấy.

    Đạo gật đầu, nhìn ra thằng con đang cởi chuồng chơi ngoài hiên, thằng Đạo lại gần nhẹ nhàng hỏi:

    - Con đang chơi trò gì đấy? Sao mẹ không mặc quần cho thế này?

    Thằng bé không ngẩng lên, ngô nghê đáp:

    - Chơi trò búng chim.

    Đạo tá hỏa khi thấy thằng bé cầm nịt lên kéo căng cứ thế bắn vào con chim bùm bụp, ngăn thế nào cũng không được. Đạo tức mình cầm đống nịt ném hết đi, thằng con thấy thế thì rống lên như bò bị chọc tiết. Đạo vừa điên, vừa sợ, bế bổng nó vào nhà, mặc quần cho nó xong mới đem sang bà ngoại gửi.

    Đoạn, Đạo một mình đi sắm vàng mã, hoa quả, ra mộ thằng Đủ thắp hương quỳ xuống khấn vái xì sụp. Đạo vừa tới không lâu thì bọn đàn em cũng tới, đứa nào đứa nấy mặt mũi sưng húp, tay cầm hoa, tay cầm quả, có đứa còn đem theo cả con gà. Cả bọn gặp nhau thì như gặp tri kỉ lâu năm, đứa nào đứa nấy bưng mặt khóc tu tu:

    - Anh Đủ ơi, anh tha cho bọn em.. bọn em biết lỗi rồi.. bọn em ngàn lần xin lỗi anh.. anh ăn gì cứ báo mộng để bọn em cúng..

    Rồi cả bọn kể lại, cả ngày hôm nay bị thằng Đủ hành. Lúc ăn cơm mở nồi cơm ra thì thấy lù lù một cái đầu người trong ấy, đi ngủ thì thằng Đủ hiện về đem theo quỷ sứ đánh cho tím mày tím mặt.

    - Vợ em nay ra cho gà ăn thì thấy chết hết cả đàn.. mà mới lúc ban sáng vẫn còn khỏe mạnh.

    - Thằng Đủ bắt mất đàn lợn nhà em rồi anh Đạo. Phen này nhà em ăn cám thay cơm.

    Nói rồi cả bọn lại ôm nhau khóc rống lên. Thằng Đạo thì lo ngay ngáy bởi nhà nó chẳng có con gì để cho thằng Đủ bắt ngoại trừ đứa con trai mới lên sáu tuổi. Nghĩ thế nó lại quỳ xuống lạy như tế sao. Chiều tối, những người đi làm về qua lại cũng nhiều, thấy đám thanh niên khóc lóc trước mộ thằng Đủ thì lấy làm lạ lắm. Ai cũng nghĩ bọn này hút cỏ rồi lên cơn ngáo đá.
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...