AMIN I- KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ÐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon ta thu được amin. Vd: R-NH2: Amin bậc 1 (Thế 1H) R-NH-R': Amin bậc 2 (thế 2H) R-N-R': Amin bậc 3 (thế 3H) R' Phân loại: - Theo gốc HC: Amin béo: CH3NH2, C2H5NH2.. và amin thơm: C6H5NH2 - Theo bậc amin: * amin no, đơn chức, mạch hở: CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2.. Công thức chung CnH2n+1NH2 (n≥1) hay CnH2n+3N (n≥1) 3. Đồng phân của amin no, đơn chức, mạch hở Có n≥2 xuất hiện đồng phân Đồng phân về dạng mạch cacbon Đồng phân về vị trí nhóm chức Đồng phân về bậc amin 4. Danh pháp: A. Tên gốc chức Tên gốc HC + Amin Vd: CH3NH2: Metyl amin (metan amin) CH3-NH-C2H5: Etylmetylamin B. Tên thay thế *Đối với Amin bậc I - Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất và có chứa nhóm chức amino - Đánh số: Ưu tiên cacbon gần nhóm chức có chỉ số nhỏ. - Gọi tên: Tên amin=Số chỉ vị trí nhánh+ tên nhánh+ tên mạch chính+số chỉ VT nhóm chức+ amin Tên HC mạch chính+ vị trí nhóm amin + amin *Đối với Amin bậc II, III - Chọn mạch chính và đánh STT tương tự như amin bậc I Tên amin=N-tên nhánh + số chỉ VT nhánh+ tên nhánh+ tên mạch chính+ số chỉ VT nhóm chức+ Amin Hoặc N- tên gốc HC + tên HC mạch chính + Amin *Cách tính số đồng phân amin đơn chức no: Số đồng phân amin CnH2n+3N= 2n-1 (n<5) Tính chất vật lý: - Metyl amin, đimetyl amin, trimetyl amin và etyl amin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong Nước. - Các amin đồng đẳng cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn - Nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của PTK (PTK tăng thì nhiệt độ sôi tăng Và độ tan trong nước giảm) - Anilin (C6H5NH2) là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước, tan trong etanol, benzen. Để lâu trong không Khí, anilin bị oxi hóa bởi không khí nên chuyển sang nâu đen. - Các amin đều rất độc.
III. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Bấm để xem 1. Cấu tạo phân tử: - RNH2 amin Có tính bazơ Có tính chất của gốc R 2. Tính chất hóa học A. Tính bazơ TN1: Sgk Giải thích: CH3NH2 tan trong nước có khả năng nhận proton. CH3NH2 + H2O [CH3NH3] + + OH– - Amin mạch hở làm cho quì tím chuyển thành màu xanh (hoặc phenolphtalêin hóa hồng) - Anilin và các amin thơm khác phản ứng rất kém với nước. Dung dịch của nó không làm quỳ tím hóa xanh Tác dụng với axit C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3] +Cl− Anilin phenylamoni clorua CH3NH2 + HCl →CH3NH3Cl (khói trắng) Metylamoniclorua Tính bazơ: Amin bậc 3>amin bậc 2>amin bậc 1 > NH3 >C6H5NH2 C6H5NH3Cl + NaOH →C6H5NH2 + NaCl + H2O (phản ứng này dùng để tái tạo anilin) 3. Điều chế: C6H6→C6H5NO2→C6H5NH2 (1) C6H6 + HNO3 ⎯⎯H 2SO⎯4đ⎯, t0→C6H5NO2+H2O (2) C6H5NO2 + 6[H]⎯⎯Fe+HCl ⎯→C6H5NH2 + 2H2O