Luyện đề đọc hiểu môn Ngữ Văn THPT đề số 3+4

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Yang Lee, 12 Tháng một 2022.

  1. Yang Lee

    Bài viết:
    6
    Đề số 3

    VB1

    Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

    ".. (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết:" Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa ". Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như" cái đạo "đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ.. rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

    * * * (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus.. Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v. V.. càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.."

    (Trích "Suy nghĩ về đọc sách" – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4. 2015)​

    Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

    Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

    Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: "Cuộc sống hiện nay dường như" cái đạo "đọc sách cũng dần phôi pha"?

    Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

    Lời giải chi tiết:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    VB2

    Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

    Những mùa quả mẹ tôi hái được

    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

    Những mùa quả lặn rồi lại mọc

    Như mặt trời, khi như mặt trăng

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

    Và chúng tôi một thứ quả trên đời

    Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

    Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

    (Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)​

    Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

    Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.

    Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

    Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: "Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

    Lời giải chi tiết:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề số 4

    VB1

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

    "Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm.. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành.. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"

    (Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)​

    Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết phong cách ngôn ngữ đó là gì?

    Câu 2: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm đó.

    Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

    Câu 4: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.

    Lời giải chi tiết:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    VB2

    Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

    TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI​

    Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,

    Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao?

    Vẫn vườn chuối gió lao xao

    Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền..

    Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.

    Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!

    Vườn xuông trăng nở nụ cười

    Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.

    Giữa đời vàng lẫn với thau

    Lòng tin còn chút về sau để dành

    Tình yêu nên vị cháo hành

    Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!

    (Thơ của Lê Đình Cánh)​

    Câu 5: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?

    Câu 6: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?

    Câu 7: Câu thơ: "Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người" có ý nghĩa gì? Liên quan các nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 6.

    Câu 8: Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này?

    Lời giải chi tiết:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mình có sưu tầm tài liệu bạn nào cần thì nhắn vô tường của mình để mình biết nha
     
  2. Yang Lee

    Bài viết:
    6
    Đề số 5

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    "Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn."

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

    Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

    Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    NƠI DỰA​

    Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

    Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

    Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

    Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

    Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

    Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

    Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

    Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.

    Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

    Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

    (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)​

    Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

    Câu 6: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

    Câu 7: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?

    Câu 8: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

    Lời giải chi tiết

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức nghị luận/ nghị luận.

    Câu 2:

    Nội dung chính của văn bản trên: Khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: Sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

    Câu 3:

    Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió;) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;)

    Tác dụng: Việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

    Câu 4:

    Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

    Ví dụ:

    - Không có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp

    - Hình thành lối sống ích kỉ, thụ động, rất dễ mắc bệnh trầm cảm

    - Sự nghèo nàn về kiến thức xã hội.

    Câu 5:

    Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

    Câu 6:

    Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

    Câu 7:

    Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống..

    Câu 8:

    Các dạng của phép điệp trong văn bản: Điệp từ (đứa bé, bà cụ), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

    Hiệu quả nghệ thuật: Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

    Đề số 6

    VB1

    Văn bản 1:

    "Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó."

    (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn.. - Phạm Lữ Ân)​

    Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

    Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.

    Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

    VB2

    Văn bản 2:

    Em trở về đúng nghĩa trái tim em

    Biết khao khát những điều anh mơ ước

    Biết xúc động qua nhiều nhận thức

    Biết yêu anh và biết được anh yêu

    Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

    Những cửa sổ con tàu chẳng đóng

    Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

    Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

    (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)​

    Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

    Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.

    Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật "em"?

    Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

    Lời giải chi tiết:

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị luận.

    Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

    Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: Lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

    Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.

    Câu 5.02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: Biện pháp điệp từ "biết" và ẩn dụ "mùa thu này sao bão mưa nhiều"

    Câu 6. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: Xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật "em" đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu.

    Câu 7. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật "em" : Khao khát, xúc động, yêu.

    Câu 8. Có thể là: Niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;..

    Mình có sưu tầm tài liệu học tập và ôn thi bạn nào cần thì ib mình nha
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...