1. TRÒ CHƠI HỌC TẬP LÀ GÌ? Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học trong nhà trường các cấp phổ thông. Trò chơi học tập phải có hai đặc điểm cơ bản: - Mục tiêu và nội dung của trò chơi phục vụ cho kiến thức và kỹ năng trong tâm của bài học hoặc chính là nội dung của bài học. - Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa các em. 2. TRÒ CHƠI HỌC TẬP CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG DẠY HỌC? Nếu trò chơi học tập có nội dung phù hợp với bài học cụ thể trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội - Minh họa một cách sinh động nội dung bài học. - Góp phần làm cho giờ học sinh động, sôi nổi, hào hứng. - Giúp học sinh tiếp cận kiến thức hoặc ôn tập kiến thức một cách vui vẻ. - Giúp giáo viên hiểu thêm về học sinh và học sinh có điều kiện bộc lộ năng khiếu. 3. KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ? - Trò chơi với vấn đề cá biệt hóa trong giáo dục. - Tính thi đua trong việc sử dụng trò chơi. - An toàn khi tiến hành trò chơi học tập. 4. KHI THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP CẦN CHÚ Ý ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TIỂU HỌC NHƯ THẾ NÀO? Dạy học cho học sinh tiểu học, chúng ta nên chú ý đến quá trình nhận thức của học sinh theo quan điểm nhận thức kinh nghiệm. Học sinh tiểu học phải quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên để đạt đến tri thức kinh nghiệm. Bởi vì sự tiếp thu tri thức khi học đạt được là: Qua nếm (1%), qua sờ (1, 5%), qua ngửi (3, 5%), qua nghe (11, 0%), qua nhìn (83%). Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học đạt được là: Qua nghe (20%), qua nhìn (30%), qua nghe và nhìn (50%), qua nói (80%), qua nói và làm (90%) [13] . 4. NGUYÊN TẮC CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP LÀ GÌ? Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi học tập đảm bảo những yêu cầu: + Mục đích của trò chơi học tập phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. + Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. + Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. + Thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. 5. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC Bước 1 . Nghiên cứu những nội dung có thể tổ chức trò chơi dưới dạng ôn tập kiến thức, dạy học kiến thức mới hoặc đặt vấn đề vào bài cho từng bài hoặc cuối chủ đề mỗi lớp. Bước 2 . Xây dựng câu hỏi và đáp án trò chơi dưới dạng ô chữ, xây dựng hình ảnh và câu hỏi cho các loại trò chơi khác Bước 3 . Lựa chọn nội dung phù hợp để thiết kế trên các phần mềm (Violet, Powerpoint hay Flash) hoặc trực tiếp trên các trang web: Blooket.com; kahoot.com; plickers.com.. 6. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. - Số người tham gia trò chơi - Các dụng cụ dùng để chơi - Cách chơi - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét sau trò chơi + Công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. + Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.