Luật Cạnh Tranh - Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Dũng Văn Trần VNU, 30 Tháng tư 2021.

  1. Dũng Văn Trần VNU Minh Đăng

    Bài viết:
    3
    Cạnh tranh là những nỗ lực hay sự ganh đua của hai hay nhiều người để đạt được một mục tiêu xác định. Đặc biệt, trong kinh doanh vấn đề cạnh tranh được hiểu là hành vi của các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại hàng hóa hoặc các hàng hóa có thể thay thế cho nhau nhằm mua, bán, cung ứng trên cùng một thị trường liên quan. Cạnh tranh giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo môi một thị trường tốt nhất cho người tiêu dùng.

    Chính vì vai trò và mục đích quan trọng của cạnh tranh đối với thị trường như vậy cho nên khi xảy ra tình trạnh vi phạm pháp luật cạnh tranh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ cạnh tranh cần có những chế tài xử lý vi phạm. Khi các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật cạnh trạnh tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có những chế tài tương ứng. Đồng thời, vấn đề giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra cũng là vấn đề quan trọng trong việc giải quyết việc vi phạm pháp luật cạnh tranh.

    Theo đó, trong nội dung giải quyết vụ việc cạnh tranh tại cơ quan cạnh tranh tại Việt Nam hiện nay vấn đề xử lý vi phạm cạnh tranh được quy định tại Điều 3 NĐ 71/2014/ND – CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

    [​IMG]

    "Điều 3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

    1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:

    a) Cảnh cáo;

    b) Phạt tiền.

    2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

    b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

    3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả."

    Tuy nhiên, lại không đặt ra vấn đề giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân do hành vi vi pháp luật cạnh gây ra mà được quy định gián tiếp thông qua các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    · Cơ sở pháp lý cho vấn đề giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra.

    [​IMG]


    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 quy định

    "Điều 110. Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh

    1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."

    Chính vì vậy, về nguyên tắc sau khi có quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra thì có quyền khởi kiện ra Tòa dân sự để yêu cầu đòi bổi thường thiệt hại.

    Đồng thời, những quy định tại Chương IX Luật Canh tranh quy định về việc xử phạt giữa cơ quan có thẩm quyền với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh chứ không quy định về việc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

    Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy đinh về căn cứ pháp sinh bồi thường thiệt hại

    "1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."

    Mặc dù trong pháp luật cạnh tranh không có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra nhưng các chủ thể có quyền khởi kiện ra Tòa dân sự yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 584. Tùy theo mức độ thiệt hại trên thực tế mà vấn đề bồi thường phải nhanh chóng và toàn bộ. Hơn nữa, ở đây mức bồi thường thiệt hại không vượt quá mức thiệt hại thực tế và vấn đề chứng minh thiệt hại là rất khó khăn đối với bên khởi kiện.

    Đồng thời, do các vụ việc về cạnh tranh có tính chất phức tạp cao, tính chuyên môn đa dạng nên việc các chủ thể bám theo các vụ kiện rất mất thời gian và chi phí. Do vậy, đa số các chủ thể bị thiệt hại thường lựa chọn cách thỏa thuận với bên gây thiệt hại để tránh những chi phí không đáng có.

    Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh cũng như Bộ luật dân sự nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...