Dắt mũi dẫn đi? Ta xét đến đối tượng là những người tò mò, có chút niềm tin vào huyền học (nghe những câu chuyện ai đó nói). Họ có nhu cầu (tâm lý) giải hoặc, lúc này, diễn biến tâm sinh lý là hồi hộp, chờ mong, hướng tới. Thường thì hoàn cảnh gặp mặt, bầu không khí, con người ở đó đều mang đầy tính ám chỉ, tâm lý họ bị động tiếp thu những gì mà người ta sắp đặt (thầy bói). Một vài tác động mạnh (vui, buồn, giận, tham) làm tê liệt lý trí, cảm tính trở nên mất kiểm soát. Đối tượng như bắt được cọng rơm, thấy ánh sáng cuối đường hầm, nói gì nghe nấy (mức độ tùy vào từng người, thăm dò mấu chốt ở đâu). Cần câu đã buông xuống, cá đã cắn câu. Vậy đó, Một là không ăn, gặp trường hợp bói toán thì tránh xa. Nếu có đi xem thì cảnh giác, xem hoàn cảnh, con người một trăm lần, vòng qua vòng lại, hỏi gì thì ngậm miệng, xem rồi tính. Gặp lỡ vào tròng rồi thì nghĩ xem: "Ta có chịu được uất ức, thiệt hại này không." được thì quên đi, không thì lập mưu giả nai tìm về tổn thất (xã hội là giảng bằng chứng, ưu tiên an toàn, mưu rồi mới động). * * * To tiếng? Tiếng nói? Những người mà họ kiểm soát được tính tình bản thân (hỉ nộ ái ố), tính mục đích mạnh thì không phải to tiếng làm gì. Họ đã thành công khống chế hoàn cảnh, nắm chắc tình hình. Đối con người bình thường khó. Ta nói về âm nhạc, âm cao thấp dài ngắn, nó có mục đích tính cả. Những kẻ thường to tiếng, đầu tiên là gây chú ý, cảnh báo hoặc uy hiếp (thường gặp ở thế giới động vật). Âm to thì hướng, ta phải theo (trong đời sống con người chúng ta thường đi theo, nghe lời những kẻ to tiếng; ảnh hưởng số đông). Chỉ những kẻ, quan trọng, quyền uy đối với ta thì âm điệu trầm thấp làm ta càng chú ý, sợ hãi hơn âm điệu cao (có kèm yếu tố tâm lý tiềm tàng). Đối bậc trí giả (kẻ hiểu biết), âm cao âm thấp tùy vào từng ngữ cảnh và đối tượng. To tiếng gầm gừ chưa chắc đã giận, nhỏ nhẹ dịu dàng đã bình thường? Giận mà không phát, định xong mới làm, trường hợp cần to tiếng thì lớn hết mức, đời dựa vào diễn là vậy. Kẻ lỗ mãng thì to tiếng nhằm tạo ưu thế, gây chú ý, hù dọa kẻ khác. To tiếng cũng tăng lòng dũng cảm, niềm tin lỗ mãng. Hàm dưỡng! Khi ta nhận thức, khống chế bản thân, tri túc, không vì ngoại vật. Hành động, ý nghĩ của ta hòa hợp, tự nhiên (sơn băng địa liệt mà bình chân như vại). Còn tiếp..
Ta xét đối tượng chung. Âm trầm thấp và dài tạo cho ta cảm nhận được gì? Tiếng gầm gừ cảnh báo cho điều gì? Thứ gì, hình ảnh gì hiện lên trong ta?
Màu sắc? Ta bước vào phòng, u tối, lờ mờ những hình ảnh nhập nhòe. Ta nghĩ về những câu chuyện, trong mắt ta, những hình bóng biến ảo. Bức tường xám, bong tróc từng mảng. Mảng riêu, vết đỏ sẫm.
Đồ vật? Không gian? Không hoàn chỉnh, bị phá hủy? Vụn vỡ, rơi vãi, bất lực? Nhỏ bé, im lặng, chờ đợi ai?
Cuồng! Tin ta, ta tin, vĩnh hằng? Ta cuồng tín đồ? Thông tin là đơn hướng, đơn nhất? Xử lý. Tập lệnh, hay cơ chế xử lý các dòng thông tin.. toàn diện. Tự động lọc các từ ngữ (từ khóa). Bạn hay thù, phân biệt rạch ròi. Hành vi, tâm lý, diễn ra được mô phỏng thực thi. Mật lệnh, cơ chế ẩn, chực chờ.. phản bác, hủy diệt.. Niềm tin? Chủ quan. Sự đối xứng thông tin.. Ám chỉ? An toàn. An toàn và nguy hiểm! Hai tập lệnh nguyên thủy.
Khi chi phí nhiều hơn thu nhập, mất nhiều hơn được, ta gọi là bị lỗ. Khoản trống rỗng mất đi ấy, hằn lên tâm trí ta.. Lừa, bị lừa. Ta nhận ra, lừa dối là khi điều ta mong đợi không đến. Tâm lý ám chỉ một sự hiển nhiên, mục đích đạt được là tất nhiên, vậy mà.. Đó là sự trống rỗng, hụt hẫng, thất vọng, mất mác.. Tâm tình thiếu hụt, không còn được thỏa mãn bởi sự chờ mong.. Vấn đề hoàn thiện thông tin.. cấu trúc lệnh của mục tiêu hành động và mục đích cuối cùng.. sự giao hòa bất đối xứng. Sự không mong muốn.. Sự mất đối xứng.. so sánh trừu tượng. Là ảo giác, khi cán cân mất cân bằng, chông chênh.. không hoàn mỹ. Ảo ảnh.
Căn bản: Thích sao? Thông tin chỉ ra rằng mình không có, tạo ra lổ hổng cần lấp đầy. Giả thuyết được đưa vào là khả thi và có thể thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn..
Ta đói, ta cần thức ăn. Ta khát, ta cần nước uống.. Ta biết vậy, ai nói cho ta? * * * Ta bỗng nhiên nghĩ, những chữ ta đang viết, đang đọc đây, có thể là thứ gì? Có nghĩa và vô nghĩa.. Hình tượng hóa sao? Định nghĩa về hình ảnh? Gán ghép cho một ý nghĩa.. Vậy tiếng nói, âm thanh ta giao tiếp thì sao? Lời nói, âm thanh đi cùng hình tượng. Ta nghĩ gì? Những gì ta thu được.. thông tin. Câu nói, âm thanh gợi lên trong ta điều gì? Thứ gì ẩn chứa trong đó? * * * Nghĩ về khứu giác, ta ngửi thấy mùi gì? Ta ăn uống vị thế nào? Ta chạm vào thứ gì? Được và mất.. song hành cùng nhau. Ta theo đuổi đạt được và cố tránh khỏi mất đi.. ai biết rằng có đạt được thì có mất đi. Bản năng thì vô chừng mực, tham niệm luôn chực trào, tạo ra những lỗ hổng điều khiển tâm trí ta lấp đầy..
Hành vi gây ra bởi mục tiêu diễn biến trong ý thức, đi kèm với đó là cảm xúc được sinh ra từ kết quả những hành vi riêng biệt và tổng hợp.. tạo hệ lụy gắn liền với những hành vi ý thức tiếp theo. Cảm xúc: Cơ chế đi kèm.