Lời nguyền lăng mộ tutankhamun

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi YenOanh099, 3 Tháng mười một 2020.

  1. YenOanh099

    Bài viết:
    41
    Năm 1922, nhà khảo cổ người Anh Howard Carter đã có một phát hiện tuyệt vời khi tìm ra ngôi mộ của pharaon Tutankhamun. Tuy nhiên các công nhân khai quật cảnh báo ông rằng ngôi mộ này đã bị ếm và những ai xâm phạm sẽ phải gánh lấy cái chết.

    * Tutankhamun biến đi đâu?

    Năm 1890 Howard Carter, một họa sĩ trẻ, tìm được việc làm ở bảo tàng Anh khi vừa tròn 17 tuổi. Nhiệm vụ của ông là sao chép các chữ viết tượng hình của Ai Cập cổ. Năm 1891, ông được cử đi làm việc ở Ai Cập và đây là lần đầu ông đến Cairo. Trở thành phụ tá của Flinders Petrie, một nhà Ai Cập học nổi tiếng, ông nhanh chóng học được chữ viết tượng hình của Ai Cập và trở thành một nhà Ai Cập học tài ba.

    Năm 1960, Gaston Maspero, quản đốc bảo tàng Cairo giới thiệu huân tước Carnarvon cho ông. Ông này là một đại gia giàu có nhà rỗi và rất say mê các chữ tượng hình Ai Cập. Do muốn thực hiện các cuộc khai quật nên Carnarvon thêu Carter làm việc cho mình. Ngay từ mùa khai quật đầu tiên, Carter, Carnarvon và những người trong đoàn đã tìm thấy ngôi mộ của một hoàng tử Ai Cập tuy đã ở triều đại thứ 17. Ngôi mộ tuy đã được cướp phá nhưng vẫn còn sót lại một số hiện vật. Phát hiện đầu tiên khiến cho vị đại gia - quý tộc ưa thích Ai Cập học này vô cùng phấn chấn, nhất là khi ông được Carter cho biết là tất cả những vị vua của triều đại thứ 18 đều được mai táng ở Thung Lũng Vua và tất cả lăng mộ của họ đều đã được tìm ra trừ một ngôi mộ duy nhất. Đó là mộ của vị vua trẻ tên Tutankhamun, người kế vị vua Akhenaton (hay còn gọi là Amenophis IV) trong một thời gian rất ngắn. Các nhà khảo cổ đều cho rằng vua Tutankhamun được chôn cất ở nơi khác vì ông ta không mấy quan trọng và có quãng thời gian trị vì quá ngắn ngủi. Nhưng Carter thì tin ngược lại.

    [​IMG]


    * Nhiều mùa khai quật

    Khi nghe một người Mĩ tên Davis tuyên bố đã hoàn thành việc khai quật ở Thung Lũng Vua, Carter liền giục Carnarvon đến xin Davis nhượng vùng đất này lại cho ông ta tiếp tục khai quật. Nhưng rồi Thế chiến thứ nhất bùng nổ và hai người đành phải chờ đến năm 1918 mới có thể bắt tay trở lại công việc. Hàng vạn mét khối đất được moi lên bằng tay vì nơi mà Carter chọn nằm ở một vùng mà các nhà khảo cổ khác biến thành kho gạch vụn. Nhiều mùa khai quật trôi qua. Những người khai quật tìm thấy một vài vật nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ. Cuối cùng vào tháng 11 năm 1922, các công nhân khai quật phát hiện ra những bậc thang đi sâu vào lòng đất và dẫn đến một cánh cửa. Đúng ngôi mộ đây rồi! Carter vội vàng thông báo ngay cho Carnarvon, lúc đó đang ở London.

    * Phát hiện lớn nhất thời đại

    Carter có nuôi một con chim hoàng yến. Cả đội khai quật đều rất gắn bó với chú chim này. Với họ, "Chú chim vàng" bé nhỏ là con vật mang may mắn đến cho họ. Tuy nhiên chỉ vài ngày trước khi mở cửa mộ, con chim hoàng yến đột nhiên bị một con rắn hổ mang bò vào chuồng và nuốt mất. Bởi rắn hổ mang được xem là biểu tượng của pharaon nên các công nhân xem đây là điềm gở. Khi Carter và Carnarvon chuẩn bị mở cánh cửa đầu tiên thì được người đốc công cảnh báo rằng họ sẽ chết giống như con chim nếu như khuấy động giấc ngủ của vua Tutankhamun. Tuy nhiên, nhà khảo cổ không chút quan tâm đến lời cảnh báo trên. Cùng với Evelyn, con gái của Carnarvon và nhà Ai Cập học Callender, một người tham gia công trình khai quật cách đó vài km, mọi người đi vào lòng mộ. Tương truyền, khi vào mộ, Carnarvon đã đọc được dòng chữ: "Cái chết sẽ nhanh chóng đến với ngươi nếu ngươi dám xâm phạm sự thanh bình của hoàng đế", nhưng ông vẫn phớt lờ. Căn phòng đầu tiên mà họ bước vào chứa một kho báu tuyệt vời, trong đó có ngai vàng, nhiều pho tượng, bàn ghế, xe ngựa, vũ khí, tất cả đều bằng vàng và đá quý. Trong một căn phòng khác lát toàn bằng gạch sứ xanh và vàng có ba chiếc áo quan của Tutankhamun. Chiếc áo quan cuối cùng chứa một số tượng nhỏ cùng nhiều rương vũ trang. Carter và Carnarvon vừa thực hiện được một khám phá khảo cổ học lớn nhất lịch sử, đó là tìm ra ngôi mộ còn nguyên vẹn của một pharaon. Điều kỳ diệu là ngôi mộ này chưa từng bị cướp phá.

    [​IMG]


    * Lời nguyền của Tutankhamun

    Một năm sau ngày tìm ra ngôi mộ, ngài Carnarvon lên cơn sốt vì bị muỗi cắn. Bệnh tình của ông nhanh chóng trở nên trầm trọng khiến mọi người vội vã đưa ông về Cairo, nhưng đến 2 giờ sáng ngày 5 tháng 4 năm 1923 thì ông trút hơi thở cuối cùng. Do đã nghe phong thanh từ trước về lời cảnh báo của người đốc công trước ngày mở cửa mộ nên giới báo chí tin rằng ngài Carnarvon là nạn nhân đầu tiên của lời nguyền. Chẳng phải là ông đã xâm phạm giấc ngủ của pharaon khi đổ tiền đầu tư vào công trình khai quật đó sao? Diễn tiến sự kiện sau đó đã làm hài lòng các nhà báo thích tin giật gân. George Benedite, nhà Ai Cập học gắn bó với bảo tàng Louvre đột nhiên qua đời sau khi đi thăm ngôi mộ. Đồng nghiệp người Mỹ của ông ta là Arthur Mace cũng chịu chung số phận, sau đó đến lượt người em trai và cô y tá của ngài Carnarvon, rồi đến thư ký của Howard Carter..

    [​IMG]

    * Phải chăng có một virus bí ẩn?

    Tính ra có đến 27 người chết một cách bí mật. Phần lớn các nạn nhân đều bị bệnh. Giới báo chí cho rằng có một loại virus sống trong ngôi mộ suốt 3000 năm, tuy nhiên qua xét nghiệm người ta không tìm thấy bất kỳ virus nào. Tuy nhiên, những cái chết liên tục nối tiếp nhau vẫn chưa đủ để làm người ta tin rằng đây là sự trả thù của pharaon do bị khuấy động giấc ngủ vĩnh cửu. Ngoài cái khí hậu được xem là rất độc ở Ai Cập ra cần phải nhìn nhận rằng trong số những người đầu tiên bước vào ngôi mộ, chỉ có ngài Carnarvon là chết ở tuổi 57 mà thực ra thì sức khỏe của ngài từ lâu cũng đã yếu sẵn. Còn những người khác cùng tham gia việc mở cửa mộ như Howard Carter, Evelyn Carnarvon và nhà khảo cổ Callender thì mãi đến nhiều năm sau họ mới từ giã cõi đời một cách êm ả.

    Nguồn: Sưu tầm
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...