Truyện Ngắn Lời Dặn Cuối Cùng - Đình Phương Thảo

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Đình Phương Thảo, 10 Tháng mười một 2022.

  1. Đình Phương Thảo

    Bài viết:
    2
    Tên truyện: Lời dặn cuối cùng

    Tác giả: Đình Phương Thảo

    Thể loại: Truyện ngắn.

    Link góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Sáng Tác Của Đình Phương Thảo

    [​IMG]

    Tuổi này, giờ cũng đã già, cũng đã trở thành một bà lão lớn tuổi. Thế nhưng, sâu thẳm trong tâm can tôi lại luôn thổn thức về một hình bóng. Hình bóng ấy khiến tôi nhung nhớ từ khi còn nhỏ cho đến tận bây giờ là một người đã già. Và người ấy, chả ai khác ngoài bố tôi.

    Thuở nhỏ của tôi, ngoài ký ức bên gia đình thì không thể thiếu vắng đi, nỗi đau, tàn dư mà chiến tranh để lại, in hằn sâu trong tim tôi, một ký ức buồn. Còn nhớ, khi ấy, chiến tranh diễn ra, liên miên, tưởng chừng không thể dừng lại, làng mạc, những ngôi nhà, những ruộng điền cứ thế tan hoang, cháy rụi, chả còn gì sau trận thả bom. Và sinh ra trên quê hương thân dấu, mỗi người dân phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc. Và ấy, cũng là thời khắc, các anh hùng dân tộc - chiến sĩ, binh lính đứng lên để khẳng định mình, để giữ nước. Họ chiến đấu ngày đêm, ở nơi tiền tuyến, canh gác nơi biê cương tổ quốc. Người cho tôi nhận ra vẻ đẹp của một người chiến sĩ sự dũng cảm, gai góc, can đảm của mình, đó là bố tôi - anh hùng cuộc đời tôi.

    Bố tôi là một người khá cộc cằn. Vì là một người chiến sĩ, nên bố vô cùng nghiêm chỉnh và tỉ mỉ trong tất cả mọi truyện. Và đặc biệt là với tôi. Hồi xưa, tôi nổi tiếng là nghịch nhất xóm, chuyên cùng bọn con trai trong xóm phá từ đầu làng đến cuối làng. Đi đâu, gặp ai cũng nhận ra tôi - đứa đầu sỏ. Vì tôi là con gái nữa, nên khiến ai cũng bất ngờ khi nghe "danh". Bố đặt tên cho tôi là Dịu, với mong muốn tôi cũng dịu dàng như cái tên, ấy vậy hình như, tôi đã làm hơi ngược điều ấy.

    Chính bởi tôi hay nghịch, nên đối với tôi, bố nghiêm khắc hơn ai hết. Bố bảo: "Con gái, con đứa, xem có ai nghịch như mày không, phải dịu dàng chút, người ta mới quý." Bố rèn giũa tôi qua những bài học thực hành, trồng rau, làm ruộng, chăn bò và cái tôi ghét nhất đó là dậy buổi sáng rất sớm.

    Và đôi khi, tôi cảm thấy, bố cứ quá quắt với tôi, tôi sai một lỗi nhỏ bố cũng nói, làm vỡ cái chén bố cũng mắng như thể tôi vừa làm ra một việc tày trời vậy. Nghĩ đến việc bố cứ mắng tôi, luôn bày vẻ mặt nghiêm khắc đó, trong lòng tôi cứ buồn miết.

    Mà có hôm nghịch quá, tôi và lũ bạn nhảy xuống luôn cả đầm bùn sau đó "bò" về nhà trong bộ dạng lấm lem, và hậu quả như thế nào, chắc ai cũng biết. Hôm đó, đứng ngày bố trở về thăm nhà, nhìn thấy tôi, bố giận đến nỗi, cầm ngay cái cán chổi, rượt tôi khắp làng. Giờ ngẫm lại, tại sao tôi lại quên mất ngày bố về, sao lại nghịch ngợm như vậy chứ. Đúng thật là trẻ con mà.

    Rồi đến một ngày, một cuộc chiến diễn ra khốc liệt, và tôi cảm nhận sự khốc liệt đó qua lời dặn dò của bố tôi. Đêm trước khi ra trận, bố gọi mẹ con tôi ra dặn. Bố nói với tôi:

    - Chuyến này đi, bố không đảm bảo sẽ có thể trở về gặp lại hai mẹ con thế nên, ở nhà phải chăm sóc nhau cho tốt, chớ để bị ốm. Nhất là cái Dịu, mày phải nghe lời mẹ, học hành cho giỏi, đừng quậy phá nữa, giúp đỡ mẹ nhiều vô.

    Tôi đáp:

    - Con biết rồi mà, sao bố cứ nói mãi câu này thế.

    Ba tôi liền tiếp lời:

    - À đúng rồi, bố có cái này cho mày, lại đây.

    Tôi đi theo bố vào trong. Bố đưa cho tôi một chiếc mũ cối trông có vẻ rất mới và tấm hình gia đình màu đen trắng.

    Tôi hỏi bố:

    - Sao bố lại đưa cho con những thứ này.

    Bố liền bảo:

    - Đưa cho mày tài sản của bố để mày giữ đấy, giữ cho cẩn thận vào, nghe hông.

    Lúc đó, tôi chỉ cảm ơn bố và hứa sẽ bảo vệ thật tốt. Tôi cầm và nhận chứ không nghĩ nhiều. Tôi quay ra, lại thấy nước mắt mẹ rưng rưng, đôi mắt ửng đỏ, cảm tưởng chỉ chút nữa thôi, sẽ tuôn trào.

    Sáng hôm sau, bố lên đường, tôi và mẹ dậy thật sớm để tiễn bố lên đường. Những ngày sau đó, tôi cũng bớt ham chơi mà phụ mẹ nhiều hơn. Đột nhiên, hai hôm sau đó, tôi nghe tin bố tôi mất nơi chiến trường, ông đã hy sinh thật oanh liệt trong trận chiến. Cả mẹ và tôi biết tin thì ôm nhau khóc, tôi khóc đến nỗi hai mắt sưng húp. Đó chắc chắn là điều khiến tôi khó lòng chấp nhận nổi, khi một người cha tôi gặp mới tuần trước, vậy mà giờ lại rời xa tôi không một lời từ biệt. Cha cứ thế đi và không bao giờ quay trở về với tôi nữa. Giờ đây, không còn những lời nhắc nhở khắt khe, không còn những câu mắng chửi bố dạy bảo tôi nữa và mãi mãi không còn hình ảnh bố và tôi của sau này.

    Sau hôm khóc tầm tã ấy, tôi mới nhớ đến chiếc mũ cối và tấm ảnh bố để lại nhờ tôi cất giữ. Tôi vội vàng đi tìm và ôm vào lòng, ôm những kỷ vật bố để lại cho mình, khóc nấc lên lần nữa vì nhớ. Có lẽ giờ tôi mới hiểu, bố để lại chiếc mũ cối ấy như một lời nhắc đẹp về hình ảnh bố: Một người chiến sĩ nơi đầu tuyến, một người nông dân chất phác, và một người cha giản dị. Còn tấm ảnh, ắt hẳn đó là sản vật bố trân quý nhất - gia đình. Bố dù hay mắng tôi, nhưng thật ra rất yêu và thương tôi tuổi nhỏ mà chịu nhiều vất vả. Và tôi biết, bố luôn yêu gia đình nhỏ này, muốn dành nhiều thời gian và vun đắp kỷ niệm với mái ấm thế nhưng, chiến tranh lại không cho điều ấy xảy ra và nó đã phá vỡ sự hạnh phúc của ngôi nhà. Tôi hiểu ra và hứa với bố sẽ mãi giữ gìn chiêc mũ cối ấy và cả hạnh phúc gia đình nữa.

    Hạnh phúc sẽ không tự nhiên mà có, hạnh phúc được tạo thành nhờ cách biết yêu thương, biết trân trọng và biết chia sẻ. Đừng để khoảng thời gian bên gia đình trôi qua một cách thờ ơ, vô tình, hãy biến thời gian ấy trở thành kỷ niệm mà bạn sẽ không bao giờ hối tiếc, vẻ đẹp của gia đình.

    - Hết -
     
    Tiên Nhi, sunamoon, Bughams1 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng mười một 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...