LOGISTICS LÀ GÌ? Logistics được định nghĩa là hoạt động thương mại gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ vận tải khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Nói một cách đơn giản, Logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Trong đó, Logistics sẽ hướng đến sự tối ưu hóa ở các khâu: Lập kế hoạch, triển khai, kiểm soát sự luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ và thông tin theo cả hai chiều từ người sản xuất đến người tiêu dùng và chiều ngược lại. HỌC LOGISTICS Ở ĐÂU? Tại Việt Nam, logistics được phát triển từ những năm 1990. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, logistics đã phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Do vậy lĩnh vực này được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học. Dưới đây là một số trường được chúng mình chọn Lọc: 1. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội (tốt nhất về Xuất nhập khẩu) 2. Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM (tốt nhất về Logistics) 3. Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2 4. Trường đại học Hàng hải Việt Nam 5. Trường ĐH Quốc tế – Đại học quốc gia TP. HCM 6. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam 7. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. HCM 8. Trường Cao đẳng tài chính Hải quan 9. Đại học Thương mại -TMU 10. Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM 11. Trường Đại học Hoa Sen 12. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) Cụ thể chúng mình đề xuất 2 trường có tiếng trong lĩnh vực giảng dạy này như sau: - ĐH Kinh tế Quốc dân - ĐH Công nghiệp Hà Nội - ĐH Hàng hải Việt Nam (điểm thi khá vừa sức) CÔNG VIỆC? Sau 4 năm vất vả theo học, các bạn sẽ được tuyển dụng để làm các công việc hết sức xịn xò như: + Xử lý các thủ tục vận chuyển bao gồm làm thủ tục hải quan, xử lý các vấn đề về vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa. + Xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường thủy và các vấn đề giao thông vận tải khác. + Cung cấp dịch vụ cho thuê kho, bãi chứa hàng. + Kinh doanh dịch vụ bốc xếp hàng hóa từ tàu, xe, container. + Thực hiện việc nhận và lưu trữ hàng hóa, quản lý thông tin vận chuyển, xử lý các vấn đề phát sinh, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các vấn đề tồn kho, hàng trả lại.. + Hỗ trợ khách hàng các dịch vụ bưu chính, dịch vụ giám định, phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ.. - Các nhà tuyển dụng sẽ chọn các kỹ sư vào các vị trí như: · Nhân viên hoạch định sản xuất · Nhân viên thu mua · Quản trị nguyên vật liệu · Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bã · Vận tải, phân phối · Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng. · Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng.. LƯƠNG? Các công việc xịn xò sẽ kéo theo 1 mức lương hấp dẫn. Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 – 9 triệu/tháng . Mức lương tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều, dao động từ9 đến 13 triệu/ tháng . Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 15 – 23 triệu, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới80 – 100 triệu/tháng. KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI? Logistics là ngành nghề thu hút nhiều doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư tạo ra rất nhiều việc làm. Đồng thời giao thông phát triển cũng kéo theo logistics đi lên. Tuy vậy người làm logistics cũng gặp những khó khăn nhất định như: +Phải đáp ứng nhiều KPI +Nhiều quy tắc +Thường làm việc ngoài giờ +Thời gian khác biệt +Tính cạnh tranh cao +Phải có kiến thức rộng và linh hoạt +Trách nhiệm to lớn +Áp lực công việc lớn. +Phải có tố chất quản lý