LLVH về tiếp nhận văn học và các hướng tiếp nhận câu thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bả tửu vấn nguyệt, 4 Tháng mười 2023.

  1. Tiếp nhận văn học luôn là một trong những phạm trù LLVH khó nhất đối với HSG văn. Và để lấy dẫn chứng minh chứng cho vấn đề này không hề dễ dàng vì chúng ta phải tổng hợp, đọc rất nhiều tài liệu phê bình mới rút ra được các hướng tiếp nhận tác phẩm ấy. Sau đây là những kiến thức LLVH sơ lược và nhận định về tiếp nhận văn học, sau đó mình sẽ đi sâu vào các hướng tiếp nhận câu thơ "Lá trúc che ngang mặt chữ điền".

    [​IMG]

    1, Khái niệm tiếp nhận văn học:

    - Tiếp nhận văn học là một giai đoạn tồn tại của hình tượng nghệ thuật, là một khâu không thể thiếu được của sáng tạo nghệ thuật. Nói ngắn gọn, tiếp nhận văn học là quá trình người đọc "đọc", "cảm thụ", "thưởng thức", "phê bình", khi ấy bạn đọc sẽ chủ động và sáng tạo trong việc lựa chọn thông tin và tiếp nhận tác phẩm.


    2, Các quy luật cơ bản của tiếp nhận văn học:

    - Vai trò chủ động, tích cực của người đọc

    - Tính chủ quan và khách quan trong việc tiếp nhận tác phẩm

    - Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học

    3, Các nhận định về vấn đề tiếp nhận văn học:

    - "Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn mà thâm nhập vào tình cảm". - Lưu Hiệp

    - "Dụng tâm tác giả chưa chắc đã vậy mà dụng tâm người đọc tại sao lại không được như vậy" - Văn nhân xưa

    - "Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó" - Pôtepnhia

    - "Viết một cách thông minh là không nói hết, là để cho người đọc tự nói với mình về những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn mà chỉ với những quan hệ, những điều kiện và giới hạn ấy thì một câu nói mới có ý nghĩa" - Phơbach

    4, Các tiếp nhận câu thơ "Lá trúc che ngang mặt chữ điền".

    - Đọc câu thơ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" có người hình dung ra cảnh cô thiếu nữ thôn Vĩ đang e ấp, thẹn thùng nhìn khách phương xa qua kẽ lá.

    "Mặt chữ điền: Theo nhân tướng học, mặt vuông chữ điền được xem là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà trung hậu. Câu thơ vừa có vẻ đẹp tạo hình đơn thuần: Một khuôn mặt đẹp ẩn hiện sau cành lá trúc đầy thi vị, vừa giàu tính tượng trưng (trúc biểu hiện cho vẻ thanh cao, gương mặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu). Tất cả thật hài hòa với khung cảnh vốn đơn sơ mà thanh tú bao trùm cả vườn thôn Vĩ trong nắng mai". (SGK Văn 11 chú thích)

    - Ngược với những lí giải truyền thống cũ ở trên, gần đây có ý kiến của Nguyễn Cẩm Xuyên cho rằng "mặt chữ điền" chẳng phải để tả người mà chỉ là tiếp nối các câu tả cảnh ở đầu bài thơ: Sau khi tả nắng hàng cau, tả vườn cây xanh lá.. câu thứ tư tả thêm một nét kiến trúc đẹp: Lá trúc che ngang.. tấm chữ điền (chấn môn) trước cửa nhà. Quả thật theo phong thủy, kiến trúc xưa thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi chỉ đắp nổi một hình chữ thập ở giữa khiến nó giống hệt chữ điền và một số người bình dân vùng nông thôn Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, vào cho đến các tỉnh nam Trung phần xưa vẫn gọi tấm chắn trước cửa ấy là "mặt chữ điền". Hai bên chấn môn lại thường có trồng thêm hai bụi trúc, phía sau có hòn non bộ.. Điều nêu trên không biết có độ chính xác đến đâu nhưng nếu hiểu vậy thì 4 câu thơ đầu của bài thơ chỉ toàn tả cảnh vật, vườn tược nhà cửa mà chưa có người. Đoạn thơ thiếu hẳn hình ảnh đáng yêu của cô gái Huế e ấp sau hàng cây lá xanh tươi và bài thơ đã mất bớt bao nhiêu là thi vị. Sự thật có thể đúng nhưng phũ phàng; bài thơ mất hay.


    [​IMG]

    -

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ➔ Câu thơ của Hàn Mặc Tử mãi mãi là một bí ẩn, có rất nhiều cách lí giải về nó. Nhưng chính điều đó lại làm nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của tác phẩm, vì đến với "Đây thôn Vĩ Dạ", người đọc thực sự được đồng sáng tạo với Hàn Mặc Tử trong những câu thơ như thế.
     
    LieuDuongVân Yên thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...