(Nguồn: Internet) Câu 2: Về "cái mới" trong văn chương, nghệ sĩ Văn Cao quan niệm: "Cái mới đâu phải là những cái không có sẵn. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo". (Theo "Suy nghĩ về cái tôi và cái mới trong Văn học" – Trần Thiện Khanh) -~>~- Văn học là một tác phẩm nghệ thuật của trí tuệ mà trí tuệ được tạo hóa ban cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Vì thế, văn học được xem là một thế giới mà trong đó sáng tạo là một điều kiện thiết yếu. Như nhà soạn kịch Anton Pavlovich Chekhov từng nói: "Nếu tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ". Tuy nhiên, sự sáng tạo luôn được nhìn nhận với nhiều góc độ khác nhau từ nội dung, tư tưởng, góc nhìn đến hình thức. Chính vì thế, nghệ sĩ Văn Cao cũng từng quan niệm rằng: "Cái mới đâu phải là những cái không có sẵn. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo" (trích theo "Suy nghĩ về cái tôi và cái mới trong Văn học" – Trần Thiện Khanh). Trước hết, sáng tạo là điều kiện cần cho mỗi người nghệ sĩ. Nó là sự tìm ra cái mới, cái lạ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, "cái mới đâu phải là những cái không có sẵn". "Những cái không có sẵn" tức là những điều hoàn toàn mới lạ. Nó có thể là một thể loại mới, một nội dung mới, một cách sử dụng ngôn từ mới.. Nó giống như sự thay đổi giữa thời đại thơ cũ luôn sử dụng lối viết Đường luật khuôn mẫu và tư tưởng đạo lý rập khuôn với thời đại thơ mới phóng khoáng tự do cùng cái tôi cá nhân được đề cao hết mực. Và ở đây, Văn Cao khẳng định sự sáng tạo không nằm ở chỗ người viết có thể tìm ra những điều hoàn toàn mới mới này hay không. Đối với ông, "sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo". "Làm mới những cái có sẵn" tức là dựa vào một nội dung cho trước hay một kết cấu cho trước mà ta thay đổi nó cho phù hợp với phong cách cá nhân và tư tưởng mà ta muốn truyền đạt trong đó. Tương tự như thể thơ song thất lục bát được làm mới lại từ thể thơ lục bát. Hay tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" được thi sĩ họ Nguyễn lấy cảm hứng từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân. Hoặc cùng nói về mùa thu nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến có thể làm ra ba bài thơ "Thu vịnh", "Thu ẩm" và "Thu điếu". "Làm mới những cái sẵn có" sẽ giúp cho các vấn đề được đề cập trước đó được phân tích theo một cách khác, sâu sắc và tỉ mỉ, mới lạ hơn. Từ đó, đọc giả có thể tìm thấy bản thân mình qua những lát cắt cuộc sống được sàng lọc qua nhiều lần một cách tường tận hơn, thế giới văn chương sẽ trở nên vừa đa dạng vừa sâu sắc, tạo nên sức hút cho bạn đọc. Nhìn chung, cả câu nói của Văn Cao đề cập về sự sáng tạo và tái tạo trong văn học. Đây có thể xem là một nhận định đúng đắn bởi theo sự thay đổi của từng thời đại, môi trường sống hay thị hiếu của người đọc thì mỗi thể loại, nội dung sẽ đều có góc nhìn riêng biệt cần khai thác. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ nhận văn học cũng cần tìm đến những chân trời mới lạ giúp con người có thể ngày càng hiểu rõ mình, khai thác được thêm nhiều khung bậc cuộc sống. Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: "Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Câu nói tuy cũ nhưng không hề sai. Những con đường văn học được trải ra trước đó đều do những bậc thi nhân văn sĩ trước đi qua rất nhiều lần. Chính vì thế, sáng tạo văn học vẫn có thể tạo ra cái mới bằng cách "làm mới những cái sẵn có" mà chúng ta thường gọi là tái tạo. Tái tạo văn học là một quá trình mà người nghệ sĩ học hỏi, nghiên cứu hay đồng sáng tạo từ những tác phẩm cho trước. Nó có thể là sự khác nhau ở phần hình thức (thể thơ, ngôn từ, nghệ thuật miêu tả) hay nội dung (thể loại, đề tài, nhân vật). Cùng nói về chủ đề trăng, Bạch Cư Dị viết: "Muôn dặm ánh trăng soi sáng rực Ngàn sầu chồng chất góc trời đông" (Trung thu nguyệt) Đối với ông, trăng thu gợi lên những nỗi buồn man mác chẳng biết nói cùng ai. Ở đây, Bạch Cư Dị dùng nghệ thuật phóng đại "muôn dặm" và "ngàn sầu" để diễn tả nỗi buồn khôn nguôi của mình. Trong đó, ông thấy ánh trăng sáng soi muôn dặm, trong ánh sáng, Bạch thi sĩ chợt nghĩ tới những nỗi sầu muôn thuở của thế gian. Đó là nỗi buồn chia ly, nỗi nhớ nhung da diết của những cặp vợ chồng phải xa nhau vì chiến trận; là nỗi cô đơn, uất ức, sự lạnh lẽo chốn phòng the của vị cung phi thất sủng; và là tiếng thở dài, sự mất mát, trống vắng của vị tướng quân khi tuổi già sức yếu chẳng thể tiếp tục cống hiến sức mình. Mỗi người một nỗi buồn, một nỗi niềm riêng. Và tất cả nỗi niềm ấy "chồng chất góc trời đông", khiến cho sầu càng thêm sầu, buồn không thể tả. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn đa sầu đa cảm của nhà thơ. Bạn cần ủng hộ tác giả 500 xu để đọc nội dung Ngoài ra, dù là cách sáng tạo nào thì người nghệ sĩ đều phải lấy đời sống hiện thực làm khung nền cho trang viết của mình. Bởi "nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên" (Puskin) và nhiệm vụ của người viết là viết lại thế giới tự nhiên ấy theo cách riêng của chính mình. Mọi sáng tạo trên cuộc đời đều dựa theo một quy chuẩn và quy chuẩn chung của văn học là con người. Họ phải biết cách chắt chiu cái nhụy của đời sống làm nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của cá nhân. Ví như nhà văn Nam Cao lấy đời sống xã hội làm nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm của mình. Ông đã thành công trong việc mô phỏng lại bi kịch của người nông dân nghèo (Một bữa no, Tư cách mõ, Trẻ con không được ăn thịt chó) và trí thức nghèo (Đời thừa, Giăng sáng, Những truyện không muốn viết, Cười, Nước mắt) trong xã hội cũ, làm bậc nên một khoảng trời lịch sử xưa. Nhờ có ông, người đời sau có thể hiểu rõ hơn về đời sống cơ cực những năm chín mươi thế kỉ trước và thêm khâm phục năng lực sáng tác của ông. Tuy nhiên, dẫu là cách sáng tạo nào thì người viết đều phải đảm bảo sự hài hòa giữa hình thức và nội dung cũng như truyền tải giá trị tư tưởng một cách thích hợp nhất. Như Raxum Gamatop chia sẻ: "Những chiếc bình đẹp nhất Đều được làm từ đất Những bài thơ hay nhất Bắt đầu từ ngôn từ" M ột nàng thơ đẹp phải được khoác lên người một tấm lụa đẹp, rượu ngon phải được dựng trong một chiếc bình quý và tác phẩm cũng cần được cân bằng giữa giá trị nội dung và hình thức phù hợp. Điều đó không chỉ bày tỏ sự trân trọng của người nghệ sĩ đối với tác phẩm của riêng mình mà còn là cách anh sáng tạo ra những "cái mới". Hơn thế, sáng tạo còn là cách mà người viết khẳng định tên tuổi mình trên diễn đàng văn học. Cách sáng tạo, "cái mới" của họ góp phần định hình phong cách cá nhân của mỗi tác giả. Nhờ đó, họ có thể đặt tác phẩm của mình lên bàn cân để so sánh với những tác phẩm khác như một cách kế thừa và tiếp nối truyền thống nghệ thuật. Giống như M. Gorki từng nói: "Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho nó có những hình thức riêng". Một người cầm bút muốn tạo ra khả năng sáng tạo thì họ đều phải có một trí tưởng tượng phong phú, lĩnh ngộ chuyên sâu và khối kiến thức nhất định về đời sống xã hội. Nó sẽ là tài sản quý báu làm nên thành công của người viết, tạo nên những tuyệt tác về sau. Nhà thơ Robert Frost từng viết: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Sáng tạo là một điều thiết yếu trong sáng tác văn học. Nó là quy chuẩn, là yêu cầu mà mỗi người nghệ sĩ bắt buộc phải có được. Trong đó, "cái mới" sẽ được viết tùy theo quan điểm, quá trình trưởng thành và giá trị tư tưởng mà người viết muốn truyền tải. Ngoài ra, sáng tạo giúp truyền tải và phát huy những giá trị văn học đã có trước đó, giúp thế giới văn chương ngày một phát triển đa dạng, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của từng thời đại. -Thích Vị- Góc bàn luận: [Thảo luận - Góp ý] - Góc Bình Luận: Tác Giả Thích Vị