Linh Hồn Của Cổ Vật

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Pặc Pặc, 9 Tháng mười 2021.

  1. Pặc Pặc Aloneeee

    Bài viết:
    54
    [​IMG]

    Ngày xưa, các bà mẹ có một mẹo "kéo hồn" về đó là dùng đồ vật thường ngày hay quần áo của con mình và phẫy gọi hồn vía chúng khi con cái mình bị điều gì đó dọa cho bay hồn bạt vía. Thế thì điều đó sẽ khớp với tiêu đề mà ngày hôm nay tôi muốn chia sẻ cùng với các bạn về cổ vật.

    Vạn vật đều có linh hồn hoặc có thể kết nối với linh hồn như từ cây cỏ, hoa lá cho đến viên gạch lót chân tường. Những thứ mà con người sờ chạm hay sử dụng thân thuộc đều có khả năng lưu dấu lại nguồn năng lượng vĩnh hằng – chính là linh hồn của con người.

    Cổ vật cũng thế, khi mà chúng cũng trải qua và chìm nổi trong dòng chảy lịch sử, từng thuộc về không biết bao nhiêu khổ chủ, từng cùng chủ nhân tham chiến lẫy lừng hay từng thất bại trong máu lửa để rồi đến tay bạn. Từ đó mà đã lưu dấu linh hồn lại trong cổ vật.

    Chắc bạn cũng đã không quá xa lạ với các câu chuyện về vàng hời biết đi, mõ gỗ tự gõ, áo ngũ thân khóc than hay những giai thoại xa xưa về linh hồn bất tử còn nằm lại trong đền đài bỏ hoang của cố cung Huế.

    Nhưng thời gian trôi qua, những gì quý giá nhất thuộc về quá khứ đã bị giá trị của danh vọng và kim tiền dần chôn vùi đi. Người ta sẵn sàng thượng đội hạ đạp, nâng giá cổ vật một cách bất chấp chỉ để kiếm được đồng lời cho bản thân hay cười nhạo, đặt điều về quá khứ để biếm bỏ đi giá trị nguyên bản rồi hạ giá đến đáng thương.

    Cổ vật cũng có linh hồn, cũng biết đau buồn, thương cảm hay giận dữ. Họ đều nhìn thấy điều chúng ta làm, cả kính tôn lẫn đạp đổ.

    *Hiện vật: Tượng Phật vàng văn hóa Champa Tk VII

    Tượng cao 53.5cm, được chế tác tinh xảo bằng gỗ trầm bọc vàng, với những nét thanh tú và nụ cười dịu dàng. Đây là một trong những báu vật của người Chăm, xuất xứ từ chuỗi các đền tháp thuộc miền trung Việt Nam.. không biết bằng cách nào đã rơi vào sưu tập tư nhân nước ngoài và được nhà đấu Christies bán thành công vào ngày 15/3/2016.

    Vô cớ đưa vào nhà, đưa lên bàn thờ càng nhiều đồ vật cổ thì càng thêm nhiều khả năng mang họa vào thân. Nếu phòng nào cũng đầy đồ cổ thì chẳng khác gì gia chủ đang cảm tưởng như sống trong một bảo tàng hay ngôi mộ.

    Nhiều chuyên gia nghiên cứu cổ vật cho rằng, hậu quả của việc mua đồ cổ, đồ cũ giả cổ, đồ cổ không rõ nguồn gốc.. thật khôn lường. Mặc dù bác bỏ những tin đồn về "ma ám" đồ cổ, họ vẫn cho rằng những câu chuyện về hậu vận xấu của người mạo phạm có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng đằng sau đó là lời răn dạy của ông cha xưa về sự trân trọng, lưu giữ giá trị văn hóa.

    Chia sẻ về những câu chuyện mà báo Đời sống và Pháp luật đăng tải (Phúc, họa từ những món đồ cổ: Trước giàu bất ngờ, sau chết đột tử), đăng tải, nhà nghiên cứu Trần Mai cho rằng: "Xét về mặt tâm linh, nhìn chung cổ vật đều trôi nổi qua nhiều đời, nhiều thế hệ và được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Có khi được sử dụng làm đồ tùy táng, tức là chôn theo người chết, sau đó được bới ra và sử dụng trở lại. Có khi do con người tham lam lấy từ những nơi đền miếu đình chùa thờ cúng về và đem ra bán. Những đồ cổ đó dường như đã được yểm bùa khiến hậu vận của những người này gặp tai ương. Hay nói cách khác như lời của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã nói ở số báo trước: Đó là quy luật nhân - quả.

    Xét về mặt khoa học, những người mang trong mình năng lượng BOVIS (chỉ số năng lượng sinh học của con người và năng lượng địa sinh học) yếu nhưng do ham chơi đồ cổ thì sức khỏe bị ảnh hưởng từ chính năng lượng của đồ cổ phát ra. Đặc biệt những đồ cổ thờ tự nếu không biết cách trang trí đều rất nguy hiểm cho người chơi và con cái trong nhà. Chính vì vậy, ngay việc đặt đồ cổ tùy tiện cũng khiến nhiều người sức khỏe suy sụp, tâm trí bất an, dần dần trở nên bệnh tật, hoảng loạn".
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...