Hỏi đáp Liệu các công ty đang đòi hỏi sinh viên quá cao?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Lucis, 28 Tháng tư 2021.

  1. Lucis

    Bài viết:
    14
    Mình chỉ muốn nói là thật sự nhiều người đang rất cố gắng để bồi kiến thức bản thân lẫn kĩ năng của mình và cực chăm chỉ mỗi ngày.

    Nhưng thực tế thì mình thấy các công ty yêu cầu sinh viên cực kì cao. Kể cả thực tập sinh không lương học việc cũng có mấy require dạng như biết sử dụng thành thạo và hiểu sâu về abcxz hoặc kể cả hiểu sâu về công việc luôn.

    Mình biết là tự update kiến thức chuyên sâu và tự học hỏi nma thường từ kiến thức từ internet và sách vở chưa va chạm gì nhiều nên tất nhiên kinh nghiệm vẫn thiếu rất nhiều rồi kể cả áp dụng case study luôn.

    Vậy liệu công ty có đang đòi hỏi sinh viên quá cao không? Vậy họ không mở cho những người đi học mình cơ hội phát triển và đào tạo thì mai sau ra trường lấy đâu việc mà làm và cống hiến cho họ seriously

    Có anh/chi/em/ ban nào cho mình một cái câu trả lời xứng đáng được kh?
     
  2. hannavuive

    Bài viết:
    0
    Theo mình thì đúng là có vài công ty yêu cầu cao quá đối với sinh viên, nhưng bạn thấy đấy có công ty đối với yêu cầu cao với sinh viên bởi vì khi vào đấy làm bạn sẽ phải có trách nhiệm với công việc của mình, không trốn tránh, đến lúc đó bạn sẽ học đước cách làm việc, gặp nhiều sếp lớn đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm.
     
    Sói, AdminLucis thích bài này.
  3. Lucis

    Bài viết:
    14
    Mình biết là vậy, nhưng nếu công ty nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm cao như vậy thì sinh viên mình làm j có cơ hội phát triển bản thân đúng không? Mặc dù cũng rèn luyện mỗi ngày. Vì là sinh viên nên tìm kiếm được việc đi làm học hỏi mỗi ngày nên trách nhiệm cũng nhiều hơn.
     
    SóiAdmin thích bài này.
  4. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Chào em, là một người làm quản lý và tuyển dụng chị cần phải lên tiếng bênh vực các nhà tuyển dụng khác thế này.

    Thứ nhất bất kỳ một cơ quan hay công ty nào khi đăng tin tuyển dụng tức là họ thực sự cần người nên đương nhiên họ sẽ có kỳ vọng người mới dù là thực tập sinh đi chăng nữa cần thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định. Nói tới đây có thể em cảm thấy thắc mắc vì bản thân vị trí thực tập sinh có nghĩa là người mới cần phải đào tạo, tuy nhiên điều này không có nghĩa là người ta có thể tùy thích nhận ai cũng được, bởi lẽ khi nhận một thực tập sinh cũng có nghĩa một người nào đó trong team phải bỏ ra khoảng thời gian nhất định để đào tạo sinh viên đó, có nghĩa là công việc của người này sẽ phải giao cho người khác làm. Chính vì thế nếu thực tập sinh đó không phải là người có tiềm năng thì nghĩa là công ty đã đầu tư lỗ vốn.

    Thứ hai, em nên nhìn nhận rõ ràng một công ty lập ra vì mục đích đầu tiên chính là kinh doanh, kiếm tiền còn việc đào tạo người, xây dựng văn hóa công sở chỉ đứng hàng thứ hai, vì thế khi họ tuyển người mới thì trước mắt họ cần biết người đó được viêc, còn việc người đó sau này có phát triển thành tiềm năng mới hay không thì sau khi người đó chứng tỏ được khả năng rồi mới tính.

    Thứ ba, việc phát triển bản thân, trau dồi kỹ năng mềm là trách nhiệm của cá nhân các sinh viên, phụ huynh và nhà trường chứ không phải là trách nhiện của nhà tuyển dụng. Môi trường kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt, nguồn vốn đầu tư ngày càng cần được sử dụng một cách hiệu quả, chính vì thế nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm một cá nhân kiệt xuất nhất để có thể mang lại nguồn lợi tối đa cho công ty. Ví dụ khi chị nhận được hai bộ hồ sơ xin thực tập, hồ sơ A là một bạn có kết quả học tập tốt, tham gia nhiều các hoạt động đoàn đội, có khả năng ngoại ngữ tốt, hồ sơ B cũng tương tự, tuy nhiên kết quả học tập kém hơn một chút nhưng lại có kinh nghiệm làm thêm chị sẽ chọn bạn B chứ không phải bạn A. Đơn giản bởi vì kết quả học tập trong trường chỉ là kiếm thức lý thuyết, kinh nghiệm va chạm thực tế mới là có giá.

    Nói vậy để em hiểu trong nhiều trường hợp không phải em không cố gắng mà thực ra có nhiều người khác còn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn em. Nếu em muốn là người chiến thắng trong cuộc chạy đua xin việc thì em cần tạo ra cho bản thân những ưu thế cạnh tranh riêng ví dụ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, các mối quan hệ với những người làm việc trong công ty hoặc mảng công việc mà em đang hướng tới.
     
    Sói, Thursday Lyen, Admin1 người nữa thích bài này.
  5. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629
    Đòi hỏi cao chính là một cách rèn luyện con người ý. Mình thì nghĩ thế. Đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy người, bằng tốt nghiệp đại học trên tay ai cũng như ai, thì nhiều công ty tuyển dụng phải đề ra nhiều mục tiêu cho sinh viên. Đối với họ, tuyển dụng một người biết sâu vào ngành nghề họ đang làm, có kiến thức chuyên môn, có khả năng xử lý thì lúc nào cũng có lợi hơn tuyển dụng một nhân viên mới toanh, chưa hiểu biết gì đúng không?

    Thật ra cũng không thể trách các nhà tuyển dụng. Nhìn bao quát thì khá nhiều người thích tìm công ty để trãi nghiệm làm việc, làm đẹp cho CV, làm giàu thêm kinh nghiệm. Xong họ sẽ từ chức và tìm công việc khác tốt hơn để làm. Thế nên nhà tuyển dụng mới phải đòi hỏi cao, tránh tình trạng nhiều người bỏ việc.

    Hơn nữa, thời đại bây giờ không chỉ sinh viên bị đòi hỏi, mà học sinh chuẩn bị lên đại học cũng bị đòi hỏi khá nhiều, đủ thứ xoay mòng. Cái này là hệ quả tất yếu của xã hội quá phát triển thôi. Khi thị trường Việt Nam càng tăng, chất lượng cuộc sống nâng cao thì mức độ đào thải người sẽ càng diễn ra mạnh, những người không theo kịp sẽ bị loại bỏ.

    Thật sự thì chạy theo những yêu cầu đó rất mệt mỏi, nhưng bản thân hiện tại không mài giũa, thì tương lai sẽ không đuổi kịp thay đổi của xã hội. Vậy nên cố gắng lên, vì một tương lai nghỉ có lương hưu :(( ((
     
    Sói, Pickle không chuaAdmin thích bài này.
  6. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Thực tế thì: Yêu cầu là một chuyện còn việc được tuyển cũng không có nghĩa là bạn bắt buộc phải đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu đó. Quan trọng hơn là bạn thể hiện được rằng bản thân phù hợp với công việc đó, vị trí đó. Bạn chỉ cần đáp ứng được một phần yêu cầu đưa ra là có khả năng qua cửa rồi, còn khi trực tiếp vào công việc thì sẽ được hướng dẫn tiếp. Yêu cầu đưa ra là mục tiêu lý tưởng mà nhà tuyển dụng hướng tới, còn ứng viên dù chưa đạt mục tiêu đó nhưng có tiềm năng đạt được và phát triển lên thì đã ok rồi.
     
    Sói, Pickle không chuaAdmin thích bài này.
  7. Alice108

    Bài viết:
    94
    Mình thấy là chuyện bình thường thôi. Tại sao bạn không nghĩ ngược lại, họ yêu cầu cao như thế mà họ vẫn tuyển được người, thì chứng tỏ là không phải họ yêu cầu quá cao mà là mình chưa đủ tốt bằng các ứng viên khác. Đã vậy thì mình phải cố gắng hơn nữa thôi. Điều quan trọng khi đi xin việc là bạn phải có cái gì đó nổi bật hơn người khác, chứ mờ nhạt bình thường như bao người thì khó lắm..

    Hơn nữa mình thấy nhiều khi người ta tuyển người vì cái duyên ý. Bạn giỏi đến đâu mà nếu khi đi xin việc người ta nhìn được ra bạn có tính cách không hợp với họ thì họ cũng không tuyển đâu
     
    Sói thích bài này.
  8. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Nếu bạn còn suy nghĩ như vậy về các công ty ở bên ngoài thì có lẽ bạn chưa thực sự hiểu về nguyên tắc tuyển dụng của các công ty.

    Với tư thế là một người xin vào làm các công ty, cái bạn cần có là một sự hiểu biết nhất định về vị trí mà bạn ứng tuyển vào. Kể cả là thực tập sinh, bạn cũng cần có sự tìm hiểu kỹ. Rất xin lỗi bạn nếu như bạn nghĩ các công ty đang đòi hỏi hơi cao từ thực tập sinh, nhưng không bất cứ một ai trong công ty sẽ chịu đứng ra đào tạo lại bạn từ A đến Z. Nhấn mạnh lại là, Không Một Ai. Bởi lẽ, điều mà bất cứ công ty nào muốn chính là có thể kiếm được tiền ở bất cứ thời gian nào. Do đó, họ sẽ không bỏ ra thời gian quý báu của họ, thời gian mà họ có thể kiếm được tiền, để chỉ lại cho bạn từ đầu. Bạn không nên ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân, bởi thời gian là có hạn, bạn trân trọng thời gian của bạn thì tại sao người khác lại không có quyền trân trọng thời gian của họ. Thay vì thời gian đó họ kiếm được cả khối tiền thì họ lại phải đứng ra đào tạo bạn. Đến đây thì bạn hiểu rồi chứ. Vả lại, nếu giả sử như họ chịu đứng ra đào tạo bạn từ đầu thì cớ gì bạn phải bỏ ra 4 năm trên giảng đường! Chi bằng đi làm luôn thì không phải bạn sẽ kiếm được nhiều tiền trong 4 năm à! Suy cho cùng thì, không có gì gọi là cao ở đây cả, chỉ là bạn đang không đáp ứng được yêu cầu của họ và bạn đang vô cớ đổ lỗi cho các công ty. Vì thế, thay vì suy nghĩ về vấn đề này, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu ngành nghề của mình để có thể có cái nhìn tốt hơn nhé
     
    VânYêncaSói thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...