Liên Kết Gen - Hoán Vị Gen - Liên Kết Giới Tính - Sinh Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 15 Tháng bảy 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

    1. Liên kết gen Đối tượng: Ruồi giấm (dễ nuôi, NST ít; sinh sản nhanh, vòng đời ngắn)

    - Các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau hình thành nên nhóm gen liên kết.

    - Số nhóm gen liên kết (số nhóm tính trạng DTLK) = số giao tử của loài đó.

    - Hạn chế xuất hiện BDTH.

    - Trong chọn giống, có thể dùng đột biến chuyển những gen có lợi vào 1 NST nhằm tạo giống mong muốn.

    2. Hoán vị gen (LK KHÔNG HOÀN TOÀN)

    - Kì trước phân bào I giảm phân xảy ra tiết hợp và trao đổi đoạn giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp

    NST kép tương đồng.

    - Tăng BDTH tạo nên những tổ hợp tính trạng mới.

    - Tần số hoán vị gen cho phép xác định vị trí phân bố và khoảng cách tương đối giữa các gen trên 1 NST.

    - Khoảng cách các gen càng xa nhau càng dễ hoán vị.

    - Ở tằm HVG chỉ xảy ra ở giới đực, ở ruồi giấm HVG chỉ xảy ra ở giới cái.

    * tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%?

    * bản đồ di truyền: Là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm gen liên kết.

    - Đơn vị bản đồ di truyền là 1cM = 1% hoán vị gen.

    3. Lưu ý: Các TLKH (tự thụ phấn) cơ thể bố mẹ dị hợp 2 cặp gen lai với nhau ta luôn có

    A-, B- = 50% + % KH lặn (aa, bb) ; A-, bb; aa, B- = 25% – % KH lặn (aa, bb).

    DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ NGOÀI NHÂN

    1. NST giới tính

    - Là loại NST có chứa các gen quy định giới tính; ngoài ra cũng có thể chứa các gen thường khác.

    - Trong tế bào sinh dưỡng: Các NST thường tồn tại thành các cặp tương đồng trừ NST giới tính khi thì tương

    Đồng (XX) khi thì không tương đồng (XY).

    2. Cơ chế xác định

    - Kiểu XX/ XY: Ruồi giấm và động vật có vú: Con cái XX; con đực XY và ngược lai đối với gà, cá, tằm, chim,

    Bướm, bò sát, mối..

    - Kiểu XX/ XO: Ở bọ nhạy: Con đực XX, con cái XO và các con khác ngược lại (châu chấu, bọ xít, rệp).

    - Cây dâu: Đực XX, cái XY.

    3. Di truyền liên kết với giới tính

    A. Gen trên NST X

    - XY chỉ cần một alen lặn nằm trên X đã biểu hiện ra kiểu hình.

    - Gen trên NST X di truyền chéo: Bố truyền cho con gái và biểu hiện ở cháu trai.

    - VD: Mù màu, máu khó đông, teo cơ. Do gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định

    B. Gen trên NST YỞ các loài mà giới đực có cặp NST XY thì những tính trạng trên NST Y di truyền 100%

    Cho các cá thể đực. - VD: Tật dính ngón 2, 3; có túm lông ở tai

    4. Di truyền ngoài nhân

    - Corens tiến hành lai thuận và lai nghịch ở cây hoa phấn thấy rằng kết quả lai khác với các phép lai của

    Menđen; đời con luôn có 100% kiểu hình giới với mẹ.

    - Nguyên nhân: Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền tế bào chất cho trứng nên các gen trong tế bào chất (ti thể hay lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.

    - Một tế bào chứa rất nhiều ti thể và lục lạp; trong ti thể và lục lạp lại chứa rất nhiều ADN nên trong một ti thể hoặc lục lạp thường chứa rất nhiều bản sao. Gen đột biến chỉ được biểu hiện một phần ở cơ thể.
     
    Dã Miêu, chenzi, Aquafina15 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...