Liên Hệ Mở Rộng Các Tác Phẩm Ngữ Văn 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chụy Tít, 20 Tháng sáu 2021.

  1. Chụy Tít

    Bài viết:
    416
    TRUYỆN KIỀU

    Nguyễn Du

    [​IMG]

    I. Tác giả

    1) "Nguyễn Du với Truyện Kiều đã đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại"

    2) "Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn." (Chế Lan Viên)

    3) "Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều." (Tố Hữu)

    4) "Tiếng thơ ai động đất trời

    Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

    Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

    Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

    Hỡi Người xưa của ta nay

    Khúc vui xin lại so dây cùng Người!

    (Tố Hữu)

    5) Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến

    Đi đường dài, em giữ Truyện Kiều theo.​

    * Những nhân tố tạo nên thiên tài văn học" Nguyễn Du "

    1) Thời đại : Sinh ra lớn lên trong xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng (tập đoàn phong kiến mâu thuẫn, các giai cấp phong kiến và nhân dân xung đột nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa) => chứng kiến" những điều trông thấy mà đau đớn lòng "=> tác động vào lí trí, tình cảm => thôi thúc sáng tác.

    2) Truyền thống: Thừa hưởng truyền thống hiếu học từ quê cha Hà Tĩnh, truyền thống Văn hóa đặc sắc quê mẹ Bắc Ninh. Ảnh hưởng từ quê vợ (Thái Bình – quê lúa hát chèo) và truyền thống văn hiến kinh thành Thăng Long (nơi sinh ra và lớn lên) => tiếp nhận tinh hoa Văn hóa nhiều miền quê

    3) Tri thức: Phong phú dồi dào. Học hành bài bản, đọc nhiều sách vở. Giàu trải nghiệm trong cả 2 môi trường: Quý tộc và phong trần, bình dân. Được đi sứ sang Trung Quốc.

    4) Tâm hồn: Nhạy cảm, phong phú, trái tim giàu trắc ẩn, tấm lòng chan chứa yêu thương.

    5) Tài năng: Xuất chủng bởi tố chất văn chương trời phú và sự không ngừng tôi rèn.

    II. Tác phẩm

    1)" Truyện Kiều còn, tiếng ta còn

    Tiếng ta còn, nước ta còn "(Phạm Quỳnh)​

    2)" Truyện Kiều là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp. "

    3)" Truyện Kiều – đỉnh cao của nền văn học dân tộc. "

    4) Truyện Kiều là" kì tài diệu bút "(Nhữ Bá Sĩ)

    5) Nếu không có con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời thì tài nào có bút lực ấy. (Mộng Liên Đường Chủ Nhân)

    6) Kiều không chỉ đẹp qua ngòi bút miêu tả tài tình của Nguyễn Du, nàng còn đẹp trong đau khổ (Xuân Diệu)

    7) Truyện Kiều là một tập Đại Thành về nghệ thuật,

    8) Một đất nước không thể không có Quốc hồn, Truyện Kiều là Quốc hồn của ta.

    Một đất nước không thể không có Quốc tuý, truyện Kiều là Quốc túy của ta.

    (Phạm Quỳnh)

    III. Những câu thơ quan trọng

    1)" Trăm năm trăm cõi người ta

    Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau. "

    2)" Có tài mà cậy chi tài,

    Chữ Tài liền với chữ Tai một vần "

    3)" Thiện căn ở tại lòng ta,

    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. "

    4)" Lạ gì bỉ sắc tư phong

    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen "

    5)" Nghĩ đời mà ngán cho đời

    Tài tình chi lắm cho trời đất ghen "

    6)" Bắt phong trần phải phong trần,

    Cho thanh cao mới được phần thanh cao. "

    (số phận con người, không có quyền lựa chọn cuộc sống)

    7)" Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

    Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. "(Thúy Kiều, Kim Trọng)

    8)" Dưới cầu nước chảy trong veo (tình cảm trong sáng)

    Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. "(lưu luyến xuyến xao)

    (Tả cảnh ngụ tình)

    9)" Nao nao dòng nước uốn quanh,

    Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. "

    (Tả cảnh ngụ tình)

    10)" Vầng trăng vằng vặc giữa trời,

    Đinh ninh hai miệng một lời song song "

    11)" Cửa ngoài vội rủ rèm the,

    Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. "

    12) Trong tay đã sẵn đồng tiền

    Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì.

    13) Tiền lưng sẵn có việc gì chẳng xong!

    14) Một ngày lạ thói sai nha

    Làm cho khốc hại, chẳng qua vì tiền!​

    IV. So sánh liên hệ

    1. Tác phẩm cùng đề tài: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến

    - Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

    - Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

    2. Ca dao dân ca về người phụ nữ:

    " Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? "

    " Thân em như ớt chín cây

    Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng "

    " Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. "

    " Thân em như giếng giữa đàng

    Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân "

    " Thân em như hạt mưa rào

    Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

    Thân em như như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày "

    " Em như tố nữ trong tranh

    Anh như ngòi bút chấm cành hoa mai

    Tiếc thay mắt phượng mày ngài

    Hồng nhan thế vậy nỡ hoài tấm thân "​

    3. Thơ về người phụ nữ Việt Nam

    " Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,

    Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm.

    Ra ngoài giúp nước, giúp non,

    Về nhà tận tụy chồng con một lòng."
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Chụy Tít

    Bài viết:
    416
    CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

    Nguyễn Dữ



    [​IMG]

    I. Tác giả

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. "Nguyễn Dữ, bằng tài năng kì lạ, đã thổi vào nhân vật sức sống lạ kì, mỗi nhân vật một số phận, một tư cách riêng với tư cách là một con người cá nhân chịu trách nhiệm trước việc mình làm. Thông qua những số phận cụ thể đó, Nguyễn Dữ đã khái quát cuộc sống ở trình độ bậc thầy về nghệ thuật mà khó có tác giả văn học trung đại nào ở Việt Nam đạt được. Qua số phận các nhân vật của mình, Nguyễn Dữ gửi tới đời sau thông điệp: Ở thời đại ông, không một người phụ nữ nào có hạnh phúc cả cho dù họ sống theo kiểu nào. Ngoan ngoãn, thủy chung, làm trọn phận người vợ, người mẹ hoặc phá phách.. thì cái chết cả về vật chất lẫn tinh thần đều là chung cục cho mọi kiếp đàn bà.."

    (Theo Nguyễn Đăng Na, Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam – Những vấn đề văn xuôi tự sự, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001)

    2. "Đứng trên lập trường Nho giáo song kết hợp nhuần nhuyễn với tư tưởng nhân nghĩa của Phật giáo, Đạo giáo, tư tưởng của nhân dân lao động, ông phê phán xã hội đương thời, đề cao hi vọng phục hồi những chế độ minh quân, nói lên khát vọng của những con người lao động nghèo khổ, qua đó thấy được hoài bão của cuộc đời ông".

    (Lê A, Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Để học tốt Ngữ văn 10, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2011, trang 35)

    3. "Truyền kì mạn lục nổi bật lên với nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật. Nó vượt xa các truyện kí lịch sử vốn chỉ quan tâm tới tính cách và cuộc đời riêng tư của nhân vật và cũng vượt xa các truyện cổ dân gian vốn ít quan tâm tới đời sống nội tâm nhân vật. Truyền kì mạn lục kết hợp tài tình phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ. Từ đó, tác phẩm này vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn, vừa làm nổi bật khát vọng của nhân dân, được dịch ra nhiều thứ tiếng và đươc đánh giá cao trong thể loại truyền kì của các nước đồng văn."

    (Lê A, Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Để học tốt Ngữ văn 10, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2011, trang 35)

    4. Theo "Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam", thể loại truyền kì thể hiện tập trung trong các tác phẩm "Thánh Tông di thảo", "Truyền kì mạn lục", "Truyền kì tân phả", "Cổ quái bốc sư truyện", "Tân truyền kì lục", "Truyện kí trích lục", "Vân Cát thần nữ cổ lục", "Vân nang tiểu sử".. và rải rác ở nhiều tác phẩm khác. Trong đó, tác phẩm "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ là đỉnh cao của truyền kì Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định. "Truyền kì mạn lục được xem là quyển truyền kì đầu tiên trong văn học viết của ta và cũng là quyển hay nhất so với những quyển cùng loại được viết sau này.." (Lê Trí Viễn, 2002).

    5. "Văn chương Truyền kỳ mạn lục là:" Lời lẽ thanh tao, tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen "(Lê Quý Đôn).

    6." Truyền kỳ mạn lục là "áng văn hay của bậc đại gia" (Phan Huy Chú).

    7. "Xem lời văn thì Truyền kỳ mạn lục không vượt khỏi phên dậu của Tông Cát, nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với việc giáo hóa ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu" (Hà Thiện Hán)

    II. Tác phẩm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1) Miếu vợ chàng Trương - Lê Thánh Tông

    Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,

    Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

    Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,

    Cung nước chi cho luỵ đến nàng.

    Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,

    Giải oan chi lọ mấy đàn tràng?

    Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,

    Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

    2) Hoàng Giang điếu Vũ Nương - Lê Thánh Tông

    Ngàn lau san sát, cỏ xanh xanh,

    Sảy nhớ ngày xưa kẻ tiết trinh.

    Cách trở bấy lâu hằng giữ phận,

    Hiềm nghi một phút, bỗng vô tình..

    Hay lòng, phó mặc vầng cao thẳm,

    Lẻ bóng tìm nơi chốn vắng thanh.

    Dầu nhẫn ai ai qua đến đấy,

    Thương nàng hòa lại trách Trương Sinh.

    3) Đề Vũ Nương miếu - Ngô Thì Ức

    *Bản gốc:

    Băng sương tiết tháo thiết can trường,

    Tích nhật Tào Nga kim nhật nương.

    Tái bắc giang nam kinh tán tụ,

    Yến hoài ô bộ đối vi mang.

    Đăng khiêu ngộ xúc nhân gian trái,

    Hoa lạc thuỳ thu thuỷ quốc hương.

    Điền tống trần hoàn thân tử các,

    Linh từ cao áp bích lưu trường.

    * Bản dịch của Lê Thước:

    Tiết sương tháo giá, ruột gan vàng

    Xưa có Tào Nga, nay có nàng

    Ải bắc sông nam kinh hợp tán

    Mẹ già con nhỏ nặng cưu mang

    Đèn khêu trần thế xui vương nợ

    Hoa rụng lòng sông khó vớt hương

    Trâm ném bụi hồng người gác tía

    Miếu thiêng cao át dải Hoàng Giang

    4) Đề Vũ Thị từ - Nguyễn Khuyến

    *Bản gốc:

    Khế khoát tam đông nhất tiết trinh,

    U hoài phân phó quỷ thần minh.

    Ngu phu bất biện vô căn báng,

    Giả phụ phiên gia bất khiết danh.

    Kim nhật giang ba do hữu hận,

    Hà niên đăng ảnh thái vô tình.

    Lập từ tinh tiết hồn nhàn sự,

    Từ vị giai nhân tả bất bình.

    *Bản dịch của Trần Văn Nhĩ:

    Xa cách ba đông, vẹn tiết trinh,

    Nhớ nhung riêng tỏ với thần minh.

    Chồng ngu chẳng hiểu lời vô cớ,

    Cha giả càng đeo tiếng bất minh.

    Sóng nước ngày nay còn uất hận,

    Bóng đèn đêm ấy quá vô tình.

    Giải oan xây miếu đều vô ích,

    Thơ viết vì ai tỏ bất bình.

    5) Phan Huy Chú có nhận xét "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ là "áng văn hay của các bậc đại gia".

    6) "Truyền kì mạn lục" là áng "thiên cổ kì bút".

    III. So sánh, liên hệ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Tác phẩm cùng đề tài:

    - Truyện Kiều (Nguyễn Du)

    - Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) và các tác phẩm cùng tác giả.

    + Lấy chồng chung:

    "Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

    Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

    Năm chừng mười họa hay chăng chớ

    Một tháng đôi lần có cũng không

    Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng

    Cầm bằng làm mướn mướn không công"


    + Đề nhị mỹ nhân đồ:

    "Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?

    Chị cũng xinh mà em cũng xinh

    Đôi lứa như in tờ giấy trắng

    Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh."


    - Ca dao, dân ca
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng mười 2023
  4. Chụy Tít

    Bài viết:
    416
    ĐỒNG CHÍ

    Chính Hữu

    [​IMG]

    I. Tác giả

    Bấm để xem
    Đóng lại
    *Phong cách viết: Thơ Chính Hữu vừa hàm súc, vừa trí tuệ; ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú: Khi thiết tha, trầm hùng, khi lại sâu lắng, hàm súc.

    1. Nói về thơ mình, nói về nghề, Chính Hữu tâm sự: "Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói rất ít nhưng gợi rất nhiều những tưởng tượng lan xa. Thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng phải dài ở sự ngân vang.. Tất nhiên phải là những câu chữ làm bằng tinh chất được cô đúc ở mức tối đa. Tôi học tập các nhà thơ phương Đông khi họ nói: Phải kết hợp Xảo - kỹ thuật tinh vi với Phác - mộc mạc. Tôi học tập Bô – đơ – le khi ông khuyên" mỗi nhà thơ phải là một nhà phê bình "(của chính mình). Và khi ông chủ trương một sự chậm rãi minh triết. Tôi không thấy có sự cần thiết phải làm nhiều, làm nhanh để làm ẩu. (Nhà văn Việt Nam hiện đại – Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1997, tr 314).

    2. Với Chính Hữu, khi viết về người lính, ông luôn luôn ở vị trí người trong cuộc không phải vì ông cũng là người chiến sĩ mà hơn thế, tâm hồn ông như đã thuộc về họ. Ông giãi bày niềm hạnh phúc thực sự:

    " Sung sướng bao nhiêu

    Tôi là đồng đội

    Của những người đi vô tận hôm nay ".

    Và ước muốn

    " Cuộc đời anh, cho tôi chia một nửa

    Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm

    Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả

    Nửa bát cơm hạt muối nhọc nhằn "..

    (Đường ra mặt trận - Chính Hữu)

    3) Chính Hữu là" nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm ". Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ về người lính.

    4) Sau bài Đồng chí (Đầu súng trăng treo), Chính Hữu như là một người đã có trong tay tấm" giấy thông hành ", tấm" chứng chỉ "để gia nhập gia đình văn nghệ mới – văn nghệ cách mạng, kháng chiến.

    5) Nhị Ca đã viết:" Anh giống như người vẽ tranh tĩnh vật, đứng trước chiếc bình pha lê, hết sức cố gắng làm sao thể hiện không phải là hình khối, màu sắc, vị trí mà chính là cái tia sáng lung linh, trong suốt, vô hình ánh lên từ chất liệu. Trong nhiều bài, ta thấy Chính Hữu luôn luôn tỏ ra "mới hiểu được", có những tứ thơ, anh đã viết đi viết lại nhiều lần trong nhiều năm xa cách nhau, mà hình ảnh vẫn cảm thấy chưa nói hết được điều muốn nói, chưa cắt nghĩa được đầy đủ ngụ ý sâu xa của sự vật "(Dọc đường văn học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1972, Tr 57).

    6)" Chính Hữu là một nhà thơ tài năng, có cảm hứng sáng tác độc đáo mà sâu sắc, chặt chẽ, cẩn thận trong từng con chữ, từng ý, từng vần. Ông sáng tác hơi ít nhưng lại tinh. Trong thơ ông có tư tưởng triết học mà không phải nhà thơ nào cũng có. "

    (Nhà văn Hồ Phương)

    7)
    " Cái tài và cái tình trong thơ Chính Hữu khiến những vần thơ đậm màu bộ đội và màu giai cấp vượt qua cả chiến tuyến. "(Thùy An)

    8) Nhà thơ Diệp Minh Tuyền viết:" Mười tám năm sau khi bài thơ Đồng chí nổi tiếng của anh ra đời, Chính Hữu cho xuất bản tập thơ đầu tiên của mình, tập "Đầu súng trăng treo". Mười tám năm, chọn hai mươi tư bài, thật là ít so với yêu cầu của cuộc sống đối với một nhà thơ như anh. Nhưng độc giả có lẽ cũng vui lòng "tha thứ" cái "lỗi" ấy, không những thế, có lẽ họ còn hoan nghênh việc làm thận trọng biết "quý hồ tinh bất quý hồ đa", một biểu hiện trách nhiệm tinh thần cao đối với công chúng của anh. Thà ít mà hay. Chỉ có hai mươi tư bài thôi mà tập thơ được dư luận đông đảo bạn đọc đánh giá là một tập thơ hay trong số một loạt những tập thơ xuất bản gần đây (Diệp Minh Tuyền – Hình tượng người chiến sĩ trong tập thơ Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, Tạp chí Văn học, số 5 -1967, tr 49)

    II. Tác phẩm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. "Với" Đồng chí ", Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc." – Báo tin tức

    2. Trong mạch thơ kháng chiến chống Pháp có nhiều bài thơ hay xúc động viết về tình đồng đội, tình quân dân như: "Cá nước" của Tố Hữu, "Nhớ" của Hồng Nguyên, "Lên Cấm Sơn" của Thôi Hữu.. Đặc biệt bài thơ "Đồng Chí" của nhà thơ Chính Hữu đã ghi một dấu ấn sâu đậm- một trong những thi phẩm xuất sắc của thi ca Việt Nam "– Nguyễn Ngọc Phú

    3." Hơn thế, với Đồng chí, Chính Hữu đã có trong tay một tấm căn cước, một thẻ thông hành về thơ để bước lên văn đàn Việt Nam hiện đại. Xem ra, câu mà người ta thường nói là quý hồ tinh, bất quý hồ đa, tức là văn chương, nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng cần hay, tinh túy, chứ không cần nhiều, ứng vào trường hợp của nhà thơ Chính Hữu dường như đúng tuyệt đối. Ông không phải là người thường xuyên có mặt và gây tiếng vang lớn trong quá trình phát triển thơ ca cách mạng, nhưng ngay ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã có một dấu mốc quan trọng với bài Đồng chí, khiến nhiều đồng nghiệp, đồng chí phải ngỡ ngàng. Thậm chí thơ ông còn cắm những mốc son, mang tính chất định vị, định hướng cho cả dàn hợp ca thơ cách mạng xét cả về nội dung tư tưởng lẫn phong cách sáng tác. "– Đỗ Ngọc Yên

    4." Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. "

    III. So sánh, liên hệ

    1. Tác phẩm cùng đề tài


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Tây Tiến (Quang Dũng)

    " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

    Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. "

    " Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

    Áo bào thay chiếu, anh về đất,

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành. "


    - Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Tố Hữu)

    " Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

    Máu trộn bùn non

    Gan không núng

    Chí không mòn! "


    - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

    " Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

    Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

    Không có kính, rồi xe không có đèn,

    Không có mui xe, thùng xe có xước,

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

    Chỉ cần trong xe có một trái tim. "

    2. Tác phẩm cùng tác giả

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Giá từng thước đất (Chính Hữu)

    " Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,

    Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.

    Đồng đội ta

    Là hớp nước uống chung

    Nắm cơm bẻ nửa

    Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa

    Chia khắp anh em một mẩu tin nhà

    Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

    Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. "


    - Ngày về (Chính Hữu)

    " Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng

    Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm

    Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

    Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa "


    - Thư nhà (Chính Hữu)

    " Một lá thư nhà hôm nay ta đọc

    Trong chiến hào chuẩn bị tiến công,

    Ta mới hiểu thêm từng chữ, từng dòng

    Chưa bao giờ hiểu hết

    Ta mới biết

    Chiều cao ngọn núi, chiều rộng con sông,

    Hai tiếng quê hương bỗng sao thắm thiết. "


    - Ngọn đèn đứng gác (Chính Hữu)

    " Trên đường ta đi đánh giặc

    Ta về Nam hay ta lên Bắc,

    Ở đâu

    Cũng gặp

    Những ngọn đèn dầu

    Chong mắt

    Đêm thâu

    Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

    Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,

    Như miền Nam

    Hai mươi năm

    Không đêm nào ngủ được,

    Như cả nước

    Với miền Nam

    Đêm nào cũng thức.."
     
    LieuDuong, AdminMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...