Mở bài: "Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Nổi chìm kiếp sống lênh đênh Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều" Tác phẩm "Đoạn trường Tân Thanh" của Nguyễn Du đã ra đời mấy trăm năm nay mà vẫn còn dồi dào sức sống, vẫn gợi trong lòng người đọc nỗi xót thương đối với cuộc đời cũng như số phận bạc bẽo của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đến với đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" được trích trong tác phẩm trên của Nguyễn Du, ta càng thêm thấu hiểu nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng son sắc thuỷ chung hiếu thảo của Thúy Kiều - một bậc giai nhân lỡ vận trước không gian rộng lớn mà cô quạnh nơi lầu Ngưng Bích khóa xuân. Những câu thơ liên hệ áp dụng vào thân bài: * Nguyễn Du từng viết: "Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau" Phải chăng Nguyễn Du có chung quan điểm với cổ nhân xưa rằng "tài mệnh tương đố" hay nói cách khác một người con gái có nhan sắc khiến "hoa ghen", "liễu hờn" lại có tài cầm, kỳ, thi, họa như Thúy Kiều phải chịu sóng gió cuộc đời. * Cái cảnh lạc lõng giữa bốn bề mênh mông của Thúy Kiều vô tình hòa vào hình bóng cô quạnh của bà Huyện Thanh Quan lúc đối diện với. Không gian rộng lớn khi bước tới Đèo Ngang: "Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta." Thứ khiến cho những tâm hồn ấy trở nên lạc lõng chẳng phải cái không khí đạm bạc, lạnh lẽo mà chính những thứ ấy đã góp phần khơi gợi những nỗi đau len lỗi vào góc khuất của nhân vật trữ tình, làm họ tức cảnh sinh tình. * Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Trong cảnh ngộ cô đơn ấy Thúy Kiều nhớ về kim Trọng, nhớ về lời thề đôi lứa, nhớ đêm trăng hai người ngồi uống chén rượu thề nguyền đồng lòng đồng dạ, nguyện suốt đời gắn bó: Tóc tơ căn vặn tất lòng Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương. * Có nhiều người đặt vấn đề vì sao Kiều lại nhớ đến kim Trọng trước tiên mà không phải là cha mẹ cần thấy được sự tinh tế trong ngồi bút Nguyễn Du khi đặc biệt sắp xếp theo trình tự này vì khi từ biệt gia đình để đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã xa kim Trọng một thời gian. Mặt khác khi bán mình để chuộc cha Kiều đã giải quyết mối xung đột giữa chữ hiếu và trữ tình: Duyên hội ngộ Đức cù lao Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn Đệ lời thệ hải minh sơn Làm con trước phải đền ơn sinh thành. Trong lòng nàng luôn ám ảnh phụ tình chàng kim nên nàng nhớ đến kim Trọng trước là phù hợp với tình cảm. Như Thế Lữ đã viết: Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên. * Bốn câu thơ tiếp theo lại diễn tả tâm trạng của Kiều nhớ đến mẹ cha: "Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi góc tử đã vừa người ôm" Nghĩ về cha mẹ lòng Kiều ngập tràn thương xót nàng xót cha mẹ tuổi già sớm chiều tựa cửa ngóng tin con nàng lo ở nhà không ai phụng dưỡng cha mẹ thấy mình sau này nên cũng có nặng không yên tâm "Sân hoè đôi chút thơ ngây Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình" Trong cảnh ngộ hiện tại Kiều là người đáng thương nhất "hai bên vẹn cả Tình lẫn Hiếu" như Chu Mạnh Trinh đã nhận xét. Trong cảnh đau khổ kiểu luôn nhớ đến kim Trọng dù bản thân đã mất hết những gì quý giá nhất là tình yêu, trinh tiết, là gia đình. Kiều vẫn vẹn nguyên tấm lòng son sắc, nặng lòng hiếu thảo vị tha. * Nói về thời đại Nguyễn du sống, Chế Lan Viên viết: "Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.." Ở trong thời đại mà người người cơ cực, xã hội loạn lạc, số phận người phụ nữ lênh đênh vô định. Ấy vậy mà vẫn còn tồn tại Nguyễn Du dang tay ôm lấy Nàng Kiều bạc mệnh cho đến Đạm Tiên cùng phận phụ nữ lênh đênh. Kết bài: Nhớ về Nguyễn Du, Tố Hữu có viết: "Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày." Có lẽ không riêng Tố Hữu mà ai trong mỗi chúng ta mang trong mình trái tim biết rung động trước hạnh phúc hay nỗi khổ đau đều có thể khóc trước cây bút, trước tấm lòng của Tố Như, khóc cho nàng Kiều trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Dù là quá khứ hiện tại hay tương lai thì "Kiều ở lầu Ngưng Bích" vẫn là một áng thơ bất hủ của Nguyễn Du. Để khi nghĩ đến Kiều, đến lầu Ngưng Bích, ta lại thấy ẩn trong đó là cả tấm lòng muôn đời của một bậc thi nhân.