Học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lê nin Trường: Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu Miền Trung Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ: - Lịch sử ra đời: + Trên cơ sở tổng kết lịch sử phát triển của sản xuất hàng hóa và sự phát triển của các hình thái tiền, C. Mác khẳng định: Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao. + Trong lịch sử, khi sản xuất hàng hóa chưa phát triển, việc trao đổi hàng hóa lúc đầu chỉ mang tính đơn lẻ, ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa có giá trị sử dụng này để đổi lấy một hàng hóa có giá trị sử dụng khác. Đây là hình thái sơ khai, C. Mác gọi là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị. Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc. (Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải) Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định. + Quá trình sản xuất phát triển hơn, hàng hóa được sản xuất ra phong phú hơn, nhu cầu của con người cũng đa dạng hơn, trai đổi được mở rộng và trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đem trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau. Ở trình độ này, C. Mác gọi là hình thái mở rộng của giá trị. Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc hoặc = 2 con gà hoặc = 0, 1 chỉ vàng hoặc * * * (Ở ví dụ trên, giá trị của một mét vải được biểu hiện ở 10kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0, 1 chỉ vàng) Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định. + Lúc này, trao đổi được mở rộng, song không phải khi nào cũng dễ dàng thực hiện. Nhiều khi người ta phải đi vòng qua trao đổi với nhiều loại hàng hóa mà mình cần. Khắc phục hạn chế này, những người sản xuất hàng hóa quy ước thống nhất sử dụng một loại hàng hóa nhất định là vật ngang giá chung. Hình thái tiền của giá trị hàng hóa xuất hiện. Ví dụ: 10 kg thóc 1m vải = 0, 1 chỉ vàng = vật ngang giá chung 2 con gà (Vàng trở thành tiền tệ). * * * Quá trình đó tiếp tục được thúc đẩy đến khi những người sản xuất hàng hóa cố định yếu tố ngang giá chung đó ở vàng hoặc bạc. Tiền vàng hoặc tiền bạc xuất hiện trở thành yếu tố ngang giá chung cho toàn bộ thế giới hàng hóa. Khi đó, người tiêu dùng muốn có được một loại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu, họ có thể sử dụng tiền để mua hàng hóa ấy. - Bản chất của tiền tệ: + Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phải ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. + Quan niệm về tiền trong kinh tế học: "Tiền là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao hàng hoặc để thanh toán nợ nần. Nó là phương tiện trao đổi. Những chiếc răng chó ở quần đảo Admiralty, các vở sứ ở một số cùng châu Phi, vàng thế kỷ 19 đều là các ví dụ về tiền. Điều cần nói không phải hàng hóa vật chất phải sử dụng mà là qui ước xã hội cho rằng nó sẽ được thừa nhận không bàn cãi với tư cách là một phương tiện thanh toán." Nguồn: David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1992, trang 70. - Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì: + Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản. + Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả (lợi tức). Giá cả của hàng hóa tiền tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu. + Đóng vai trò làm vật ngang giá chung.