Bài viết này cung cấp một số thông tin và hình ảnh về Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép (từ 19/1/1974) và Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands). 1. Giới thiệu (bổ sung thêm thông tin ở đây) 2. Tên gọi và vị trí địa lý của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (trích Nguyễn Nhã, 2002) Quần đảo Hoàng Sa (群島黄沙), tên Nôm: Bãi Cát Vàng, Hán Việt: 黄沙群島, tiếng Anh: Paracel Archipelagos (Islands) Quần đảo Trường Sa (群島長沙), Hán Việt: 長沙群島, tiếng Anh: Spratly hoặc Spratley Archipelagos (Islands) Hình 1: Vị trí của Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông Trước đây trong một thời gian dài, người Việt và người Phương Tây đều tưởng ở giữa Biển Đông chỉ có một quần đảo dài, đều gọi một tên chung, rất nhất quán. Người Việt gọi là Bãi Cát Vàng (bổ sung) hay Cồn Vàng hoặc Hoàng Sa (黄沙). Hoặc có khi gọi là Đại Trường Sa (大長沙) hay Vạn Lý Trường Sa (万里長沙). Xem Bản đồ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của www. Intute. Ac. Uk Bãi Cát (Kát) Vàng hay Cồn Vàng là gốc từ chữ Nôm, Hoàng Sa gốc từ chữ Hán, đều đồng nghĩa (Sa = Cát, Hoàng = Vàng; Trường = Dài; Đại = Lớn; Vạn Lý = Vạn Dặm; Bãi là chỗ đất nổi lên ở ven hay giữa sông, biển; Cồn là gò đống nổi lên ở giữa sông hay biển). Danh xưng từ chữ nôm "Cát Vàng" rất được thông dụng trong dân gian, được dân gian đặt tên sớm. Tên gọi từ chữ Hán "Hoàng Sa" được giới nho sĩ dịch và viết ra về sau. Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan gọi quần đảo là Parcel hay Pracel (tiếng Bồ Đào Nha, Parcel có nghĩa là đá ngầm - ám tiêu; xem Eduardo Pinheiro, Dictionário Da Língua Portuguesa, Porto, Tipografia Sequeira, L. DA, 1948, tr. 1042) vào đầu thế kỷ XVI; khi ấy người Phương Tây chưa biết đến các đảo ở phía Nam mà sau này gọi là Trường Sa; trên bản đồ thường ghi "I de Pracell" như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590). , bản đồVan Langren (1595).. Người Pháp, Anh gọi là Paracel vào thế kỷ XVII, XVIII trên các bản đồ hàng hải. Mãi đến năm 1787-1788, khi đoàn khảo sát Kergariou Locmaria xác định rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Paracel như hiện nay, người Phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Paracel ở phía Bắc với quần đảo ở phía Nam mà sau này đến thập niên 40 trong thế kỷ XX người Pháp mới gọi là Spratly (1.1) chỉ chung cho quần đảo Trường Sa. Còn đối với người Việt, từ đầu thế kỷ XVIII đã kiểm soát vùng Biển Đông tới tận Hà Tiên, như Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục đã cho biết Đội Bắc Hải trực thuộc Đội Hoàng Sa đã phụ trách riêng các đảo phía Nam của Bắc Hải và tới tận Côn Lôn, Hà Tiên. Tuy sang thế kỷ XIX, đã thấy địa danh Vạn Lý Trường Sa ở phía Nam ghi cùng với Hoàng Sa ở phía Bắc trong Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, song vẫn chưa phân biệt thật rõ rệt mà vẫn chỉ chung một quần thể. Ngay thời Ngô Đình Diệm năm 1956 cũng thể hiện khái niệm "hai quần đảo là một" khi trong văn bản ghi Hoàng Sa chỉ cả hai quần đảo Paracel và Spratley. Một điều hết sức đặc biệt là có sự nhất quán hết sức rõ ràng giữa danh xưng quần đảo tên Việt và tên Phương Tây, khi Giám Mục Taberd ghi rất rõ ràng ở bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ với hàng chữ: Paracel seu Cát Vàng. (Tiếng Latinh seu = hoặc là). Cũng chính Giám mục Taberd đã viết Paracels được người Việt gọi là Cát Vàng trong cuốn Univers, Histoire et Description de Tous Les Peuples, de Leurs Religions, Moeurs et Coutumes (1833). Điều này không hề có ở Trung Quốc cũng như bất cứ nước nào khác. Chỉ ở Việt Nam mới chắc chắn Cát Vàng hay Hoàng Sa chính là Paracel do Phương Tây đặt tên. Chính điều này là bằng chứng rất rõ ràng người Phương Tây ít ra từ đầu thế kỷ XIX đã xác nhận Paracel chính là Cát (Kát) Vàng tức Hoàng Sa của Việt Nam. Thật khác với người Phương Tây hay Trung Quốc, tên gọi được đặt hai quần đảo này chỉ thuần túy do nhu cầu hàng hải, tên gọi Hoàng Sa được người Việt đặt do việc xác lập chủ quyền ở hai quần đảo này, bởi đồng thời "Hoàng Sa" dùng để chỉ tên một tổ chức do nhà nước thành lập khai thác, kiểm soát, làm chủ các hải đảo mang tên "Hoàng Sa". Như thế bản thân tên gọi "Hoàng Sa" là bằng chứng cho sự xác lập cũng như thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa nằm trong Biển Đông. Đã từ lâu, người Việt đã nói đến Biển Đông trong ca dao tục ngữ: "Thuận vợ, thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn" hay "Dã tràng xe cát Biển Đông". Người Trung Hoa thường gọi là Nam Hải, song cũng tùy theo từng thời kỳ lịch sử người Trung Hoa đã tên gọi khác nhau như biển Giao Chỉ (Giao Chỉ Dương). Ngoài ra, ven tỉnh Quảng Đông, người Trung Hoa còn gọi là Việt Hải, Việt Dương. Các nhà hàng hải Phương Tây từ thế kỷ XVI thường gọi là biển Champa (Ciampa), hay biển Trung Hoa hay Nam Trung Hoa. Cũng như người ta thường gọi biển kế cận Ấn Độ là Ấn Độ Dương. Song chẳng bao giờ Ấn Độ Dương là của Ấn Độ cũng như Biển Trung Hoa là của Trung Hoa cả. Đúng ra, Biển Đông bao quanh hầu hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, nên phải gọi là Biển Đông Nam Á mới đúng. Từ nhiều thập niên qua, đã có nhiều nhà khoa học cố gắng giải thích sự hình thành nền văn hóa hàng hai của dân Việt nói riêng và của dân Đông Nam Á nói chung, có những sắc thái hoàn toàn khác với văn hóa lục địa Trung Hoa. Một số lý thuyết được tóm tắt như sau: Chrester Norman cho rằng nền Văn Minh Hòa Bình được tạo dựng trong thời gian lục địa Sunda bị ngập nước. Khi đó Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan lúc trước là hai vùng đồng bằng trũng. Lý thuyết Norman cho rằng một số dân Đông Nam Á khởi sự trước hết bằng cuộc sống ở duyên hải, sau này hội nhập với dân cư vùng cao nguyên, nhưng rồi lại trở về vùng đồng bằng gần biển, sau nữa phát triển về hàng hải ( "The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Periods", World Archaecology 2, No. 3, 1971, pp 300-320). [107] Wilheim G. Solheim cho rằng 6000 năm trước, dân Đông Nam Á đã mạo hiểm ra khơi. Gió bão và hải lưu của Biển Đông và Thái Bình Dương đã cuốn trôi một số người tới Nhật Bản, trong khi các nhóm khác bị quét sang Philippines, Indonesia, Malaysia. Tiếp theo, những toán dân chúng di chuyển tới các đảo ở ngoài khơi Thái Bình Dương và sang Madagascar. Cũng theo Solheim, Biển Đông thời cổ còn là nơi phát sinh những đường hàng hải giao tiếp với các nơi ở dọc biển Á Châu, Âu Châu, Phi Châu và cả Mỹ Châu nữa. Solheim lý luận rằng chỉ có sự kiện Đông Nam Á giữ vai trò trung tâm phân tán như trục một cái bánh xe tỏa nan hoa ra khắp nơi mới giải thích được hiện tượng lịch sử là tại sao các chủng tộc khác biệt của loài người sống xa cách nhau trên thế giới lại có nhiều sự tương đồng về sinh hoạt văn hóa như vậy ( "World Ethnographic Sample.. A Possible Historical Explanation", American Anthropologist, 70, 1968, p569). [107] Nhà ngữ học Pháp Paul Rivet đã có nhiều cuộc nghiên cứu và kết luận rằng: "Từ Đông Nam Á, một thứ ngôn ngữ đã được truyền bá đi bằng đường hàng hải đến Nhật Bản, Tasmania, Địa Trung Hải, Phi Châu và Mỹ Châu" (Sumerien et Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929). (hình 1.1) [107] Carl Sauer duyệt xét những biến chuyển về địa lý Biển Đông, ý thức tầm quan trọng của ngư nghiệp và hàng hải trong tiến trình văn minh Đông Á thời cổ, khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới. Vì Biển Đông có hai vụ gió mùa, nên việc hải hành viễn duyên khi đi cũng như khi về rất tiện lợi. Sự trao đổi hàng hóa nâng cao kỹ thuật chế tạo phẩm vật. Trước đây 2500 năm, trống đồng chính là thành tích rõ ràng nhất minh chứng khả năng hàng hải của dân Lạc Việt. (Agricultural Origins and Dispersals, Series Two, New York, 1952, pp24-25) [ 107] . Những hoa văn nhiều hình thuyền trên trống đồng, thạp đồng thời đại Đông Sơn, thời đại Hùng Vương đã minh chứng hùng hồn dân Việt thời cổ đã coi trọng phương tiện đi lại bằng thuyền như thế nào! Có những dự đoán của các nhà khoa học, chừng một vài thiên kỷ sắp đến, mực nước Biển Đông sẽ bắt đầu rút trở xuống. Căn cứ vào mực nước biển lên xuống trong quá khứ, nếu không có gì thay đổi, trong vòng dăm ba ngàn năm tới, cả Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan sẽ trở thành khô cạn, Biển Đông trở thành biển nội địa, đường hàng hải quốc tế không còn qua Biển Đông nữa (Xem bản đồ của National Geographic, March, 1971). (hình 1.2, hình 1.3) [107] Hai quần đảo cách nhau khoảng 500km, trải dài từ Bắc xuống Nam khoảng 11 vĩ độ, từ vĩ độ 17o 05B xuống 6o209B, từ Tây sang Đông khoảng 7 kinh độ, từ kinh độ 110o Đ đến kinh độ 117oĐ. Cả hai quần đảo này gồm nhiều đảo, đá, bãi cạn có nguồn gốc san hô. Tổng diện tích phần thường xuyên nổi lên mặt nước của mỗi quần đảo khoảng hơn 10km2. Tuy hai quần đảo cách xa nhau song mỗi quần đảo lại có một số đảo gần miền bờ biển đất liền nhô ra biển của Việt Nam tức vùng đất từ mũi Ba Làng An đến mũi Kê Gà (từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận). Vị trí này khiến dân từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mối liên hệ lâu đời với hai quần đảo trên mà người Việt trong một thời gian dài đã coi gộp chung là một như chúng ta đã biết hoặc gọi là Hoàng Sa, hoặc gọi là Vạn Lý Trường Sa (Xem hình 1.4, 1.5, 1.6). 3. Quần đảo Hoàng Sa (trích Nguyễn Nhã, 2002) Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1, 853 km), từ 17o05 xuống 15o, 45độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả: Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15độ vĩ B, 108 độ 6 kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111độ6 kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ) ; nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý. (hình 1.7) Đoạn bờ biển từ Quảng Trị chạy dài xuống tới Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió Mùa Đông Nam hay Đông Bắc thổi vô, nên thường tiếp nhân các thuyền bị bão làm hư hại ở vùng biển Hoàng Sa (Hình 1.8). Các vua chúa Việt Nam hay chu cấp phương tiện cho các thuyền bị nạn ấy về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển của Việt Nam để nhờ cứu giúp. Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới, hết sức quan tâm, cùng xác lập và thực thi chủ quyền của mình. Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Các đảo trên không cao, cao nhất là Đảo Hòn Đá (50 feet), đảo thấp nhất là Đảo Tri Tôn (10 feet). Các đảo chính gồm 2 nhóm: - Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam. - Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) ở Đông Bắc. Hình 2: Không ảnh đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) với cơ sở quân sự, khí tượng Việt Nam (chụp năm 1968) Hình 3: Tượng Phật Bà Quan Âm trên đảo Hoàng Sa Hình 4: Sân thượng ty khí tượng của Việt Nam tại đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) (chụp năm 1969) Hình 5: Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa (Pattle Island) (trước 1974) 3.1 Nhóm Lưỡi Liềm Nhóm Lưỡi Liềm còn gọi là Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, theo như Sơn Hồng Đức nếu nhìn từ máy bay xuống, nhóm đảo này trông hình như chiếc bánh "croissant" châu đầu vào nhau. Có 7 đảo chính và vô số mỏm đá: . Đảo Hoàng Sa (Pattle, Shanhu Dao) (hình 1.9, đảo Hoàng Sa) [Tập San sử Địa số 29] Tuy là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhất, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam, hơn cả đảo Phú Lâm. Đảo nằm trên tọa độ 16 độ 32, 3 vĩ B, 111độ 35, 7 kinh Đ, hình bầu dục, dài khoảng hơn 900m, rộng khoảng gần 700m, diện tích chừng 0, 3km2 (30ha) [27, tr. 21] gồm cả vòng san hô bao quanh. Trước ngày 19 tháng 1 năm 1974, ngày Trung Quốc xâm chiếm, đảo này đã được Việt Nam xây dựng căn cứ quân sự, nhà cửa, đài khí tượng, hải đăng, miếu thờ Bà, cầu tàu, bia chủ quyền. Cho đến ngày Trung Quốc xâm chiếm, bia chủ quyền vẫn còn giòng chữ như sau: "République Franaise - Empire dAnnam-Archipel des Paracels". Về Đông Bắc Đảo vẫn còn vài ngôi mộ binh lính thời Nhà Nguyễn. Phía Tây Nam đảo có một am thờ gọi là Miếu Bà, có một pho tượng Phật Bà Quan Am (hình 1.10). Đài khí tượng với danh xưng "Station dObservation 838" chính thức hoạt động từ năm 1938 thường với 5 nhân viên thuộc ty Khí tuợng Hoàng Sa do chính quyền Nam Việt Nam quản lý (hình 1.11). Từ năm 1931 đến 1975 thường xuyên có một trung đội lính từ Quảng Nam (Trung bộ Việt Nam) (hình 1.12, hình 1.13) [Tập San Sử Địa số 29] . . Đảo Hữu Nhật (Robert, Canquan Dao hay Cam Tuyền) (hình 1.14, hình 1.15) Đảo mang tên suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật được vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ vào năm 1836. Phía Nam đảo Hoàng Sa cách độ 3 hải lý, hình bàu tròn, đường kính 800m, chu vi 2000 m, diện tích khoảng 0.32km2 (32ha) [17, tr. 20] có vòng đai san hô bao ngoài xa, giữa là vùng bể lặng. Nằm ở tọa độ 111độ344kinh Đ, 16độ 3060 vĩ B. Chung quanh đảo cây cối um tùm, chính giữa là lòng chảo không sâu cho lắm. Biển quanh đảo có nhiều rong biển, phủ kín cả mặt biển. Nơi đảo này vì không người ở, nên con vít thường lên bờ đẻ la liệt từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. . Đảo Duy Mộng (Drummond, Jinquing Dao) Đảo ở phía Đông Nam đảo Hữu Nhật, phía Đông Bắc đảo Quang Hòa, nằm trên tọa độ 111 o 44kinh Đ, 16 o 28 vĩ B, cũng do san hô cấu tạo thành, bãi san hô ra xa đảo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng 4m. Đảo hình bầu dục, diện tích khoảng 0, 41km2 (41ha) [17, tr. 21] không có loại cây lớn, chỉ toàn loại cây nhỏ. Giữa đảo là vùng đất trống, có thể định cư được. Đảo có một con lạch nhỏ, có thể dùng ghe nhỏ vào sâu trong nội địa. Tàu có thể neo cách đảo 200m. Có nhiều chim biển và con vít sống trên đảo. . Đảo Quang Hòa (Duncan, Chenhang Dao) (hình 1.16) Đảo nằm trên tọa độ 111o42kinh Đ, 16o 26 vĩ B cũng do san hô tạo thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group), Chung quanh đảo là bãi cát mầu vàng (hoàng sa hay cát vàng). Vòng san hô lan ra rất xa khỏi bìa đảo. Cạnh đảo lớn còn có những đảo nhỏ, nối liền nhau bằng bãi cát dài. Một vài bản đồ địa chất ghi Quang Hòa thành hai đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây. - Quang Hòa Đông có rừng cây nhàu, một loại cây dùng để làm thuốc thường thấy ở Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và cây phosphorite mọc ở phía Tây của đảo, nhiều cây cao tới 5 m. Phần đảo phía Đông trơ trụi chỉ có dây leo sát mặt đất. Chu vi đảo 2.700m, diện tích khoảng 0, 48km2 (48ha) [17, tr. 21] - Quang Hòa Tây là một đảo nhỏ, gần hình tròn, chu vi 1000m, chỉ bằng 1/10 đảo Quang Hòa Đông, khoảng 0, 09 km2 (9ha), cùng có những loại cây như ở đảo Quang Hòa Đông nhưng chỉ cao khoảng 3m. . Đảo Quang Anh (Money Island, Jinyin dao, Kim Ngân (TQ)) (hình 1.17) Đảo nằm ở trên tọa độ 1110 36kinh Đ, 1600 27 vĩ B do san hô tạo thành, nhô lên mặt nước độ 6 m, nơi cao nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm. Chung quanh đảo bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể cặp neo được. Các tàu lớn phải neo ở ngoài khơi, muốn vào đảo phải sử dụng thuyền nhỏ. Vì địa thế hiểm trở và trên đảo không có nước ngọt, nên ít vết chân người lui tới. Đảo mang tên Phạm Quang Anh, một đội trưởng Hoàng Sa được vua Gia Long sai đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa năm 1815, hiện có hậu duệ và nhà thờ họ ở Cù Lao Ré. Đảo hình bầu dục, hơi tròn, chu vi khoảng 2.100 m, diện tích khoảng 0, 3 km2 (30 ha) [17, tr. 21] Có một số cây lớn mọc ở giữa đảo cao tới 5 m. Ở phía ngoài của đảo có các cây phosphorite và một loại cây khác giống cây mít không có trái. Nhóm đảo Lưỡi Liềm ngoài 5 đảo trên còn 4 đảo nhỏ như đảo BaBa (Hoàn Thử, 1110 40 kinh Đ, 160 36 vĩ B), đảo Ốc Hoa (Toàn Phủ, 1110 38 kinh Đ, 160 36 vĩ B), đảo Lưỡi Liềm (Crescent Island, Đảo Thạch, 1110 46 kinh Đ, 160 34 vĩ B), đảo Xà Cừ (1110 42 kinh Đ, 160 33 vĩ B), và các đá như đá Hải Sâm (Antelope Reef, 1110 34 kinh Đ, 160 29 vĩ B), đá Lồi (Discovery Reef, Yuzhuo Jiao, 1110 40 kinh Đ, 160 14 vĩ B), đá Chim Yến (Vuladdore Reef, 1120 04 kinh Đ, 160 21 vĩ B), đá Bạch Qui (Passu Keah Reef, Panshi Yu, 1110 455 kinh Đ, 160 03 vĩ B). 3.2 Nhóm An Vĩnh (1.2) (Amphitrite Groupe, (1.3) Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông. Đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm. . Đảo Phú Lâm (Woody Island, YongxingDao) Đảo nằm ở tọa độ 112 20 kinh Đ, 160 50 vĩ B. Đảo lớn nhất trong quần đảo, bề dài 3.700m và ngang 2.800m [31, tr. 185] . Trên đảo cây cối um tùm, có vài cây dừa, nên gọi là Phú Lâm. Ở đây chim hải âu sinh nở từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, để lại một lớp guano (phân đen) dày tới 50 cm. Đây là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được. Đảo có cầu tàu lớn, sân bay, đài kiểm báo và nhiều phương tiện quân sự khác. . Các đảo khác Tất cả các đảo, bãi thuộc quần đảo Hoàng Sa đều ở dưới vĩ tuyến 17, trừ Đá Bắc (North Reef, Beijiao, 1110 381 kinh Đ, 170 05 vĩ B), tại bãi này có nhiều xác tàu bị đắm nhiều nhất. Cụm An Vĩnh còn có đảo Cây (Tree Island, Zhaoshudao), 112016 kinh Đ, 160 50 vĩ B) Nhà cầm quyền thực dân Pháp đã xây dựng một đài quan trắc khí tượng, số hiệu trong danh sách World Meteorological Organisation là 48859. Đảo Bắc (North Island, Beidao, 1120 183 kinh Đ, 160 57 vĩ B) Đảo Nam (South Island, Nandao, 1120 197 kinh Đ, 160 567 vĩ B) Đảo Giữa (Middle Island, Zhongdao, 1120 197 kinh Đ, 160 567 vĩ B) Đảo Đá (Rocky Island, 1120 19 kinh Đ, 160 51 vĩ B) ở phía Tây Bắc đảo Phú Lâm. Cồn Cát Tây (West Sand, Xi Shazhou, 1120 12 kinh Đ, 160 587 vĩ B) Cồn Cát Nam (South Sand, Nan Shazhou, 1120 203 kinh Đ, 160 57 vĩ B) 3.3 Nhóm Linh Côn Nằm về phía cực Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm vào kinh độ 1120 44 kinh Đ, vĩ độ 160 40. Các đảo thuộc nhóm này không mấy quan trọng, chỉ là những mỏm san hô nhấp nhô trên mặt nước biển. Linh Côn là tên một chiếc tàu bị nạn ở đây vào đầu thế kỷ XX. Lớn nhứt là đảo Linh Côn, diện tích chừng 1, 62 km2, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh kéo dài về phía Nam tới 15 hải lý. Phía Tây nhóm đảo Linh Côn, còn có Đá Tháp (Pyramid Island, 1120 385 kinh Đ, 160 345 vĩ B), bãi Thủy Tề (Neptuna Bank, Beibianlang, 1120 31 kinh Đ, 160 30vĩB). Phía Nam, Tây Nam còn có bãi Quảng Nghĩa (Jehangir Bank, Zhanhan tan), bãi Châu Nhai (Bremen Bank, Bimmeitan), bãi Tân Mê (1120 32 kinh Đ, 160 18 vĩ B), bãi Bồng Bay (Bombay Reef, Langhua jiao, 1120 30 kinh Đ, 160 02 vĩ B), bãi Gò Nói (Dido Bank, Xidu tan, 1120 55 kinh Đ, 160 49 vĩ B), bãi Ốc Tai Voi (Herald Bank, 1120 16 kinh Đ, 150 40 vĩ B), Bãi La Mác (1110 34 kinh Đ, 160 31 vĩ B). Ngoài ra ở cực Nam còn có đảo Tri Tôn (Triton Island, Zhongjian dao, 1110 12kinh Đ, 150 46 vĩ B). Đây là hòn đảo đơn độc, ít người lui tới, nhưng rất nhiều hải sản, san hô đủ màu. 4. Quần đảo Trường Sa Người Pháp gọi là Archipel des ýles Spratly, người Anh, Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo, Philippines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinnan Guto. Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, (1.4) từ kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2. Về số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi (1.5) không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính) (1.6). Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính và các đảo, đá, bãi phụ cận. Philippines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông. Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản Đồ Quân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm 9 cụm chính kể từ Bắc xuống Nam : 4.1 Cụm Song Tử gồm 2 đảo, 2 đá, 2 bãi · Đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây. Song Tử Đông (Northeast Cay, Pei Zi Dao hay Pei -tzu Tao (Trung Quốc), Parola Isl. (Phi), 11027 vĩ B, 1140 21 kinh Đ) Song Tử Tây (Southwest Cay, Nan Zi Dao hay Nan -tzu Tao (Trung Quốc), Pugad Isl. , (Phi) 110255 vĩ B, 1140 20 kinh Đ) Hai hòn đảo này như sinh đôi nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang (Ninh Thuận). Chính vì có vị trí này mà đội Bắc Hải hoạt động ở vùng này từ cuối thế kỷ XVII lấy xuất đinh từ tỉnh Bình Thuận. Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía Đông và Nam chừng năm hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây. Song Tử Đông hơi tròn (hình. 1.19), diện tích gần 20 acres, dài 900m, rộng 250m, cao độ 3m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối, một ít dừa. Năm 1963, Việt Nam Cộng Hòa có dựng một bia chủ quyền (hình 1.20). Philippines cho quân chiếm đóng từ năm 1968. Song Tử Tây hình lưỡi liềm (hinh 1.21), diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700m, rộng 300m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp rađa thời Việt Nam Cộng Hòa. Hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đang trấn giữ cả hòn đảo (hình 1.22). Cụm Song Tử còn có Đá Bắc (North Reef, Pei Jiao hay Tung - pei -Chiao (Trung Quốc), 11028 vĩ B, 114023 kinh Đ), Đá Nam (South Reef, Nan Jiao hay Nai -lo - Chiao, 11023 vĩ B, 1140 18 kinh Đ) Phía Đông cụm Song Tử còn có bãi cạn Đinh Ba ở phía Bắc (Trident Shoal, Yong deng Ansha hay Yung -teng An - sha (Trung Quốc), TatLong, Tulis Shoal (Phi), 11020, 1140 42 kinh Đ) và bãi Núi Cầu (Lys Shoal, Lesi Ansha (Trung Quốc), Bisugo Shoal (Phi), 110205 vĩ B, 1140 35 kinh Đ ở phía Nam. 4.2 Cụm đảo Thị Tứ Ở phía Nam cụm Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá. - Đảo Thị Tứ (ThiTu Island, Zhong Ye Dao hay Chung -Yeh Tao (Trung Quốc), Pagasa Isl (Phi), 110027 vĩ B, 1140 17 kinh Đ). Đảo nằm ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa (Spratley) do san hô tạo thành lẫn với cát trắng và đá vôi (hình 1.23). Đảo hình bầu dục, bề ngang 550m, dài 700m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có cây mù u, cây bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Chung quanh đảo có rất nhiều rong biển và các bãi đá ngầm. Quanh đảo có nhiều cá, đồn đột, rong biển. (Quân binh Philippines bắt đầu đổ bộ năm 1968 song chiếm đóng hẳn năm 1970, xây phi đạo nối dài ra biển, xây dựng thành căn cứ chính). - Phía Bắc đảo Thị Tứ gồm Đá Hoài An (Xandi, 11003 vĩ B, 1140 134 kinh Đ), đá Tri Lễ (Sand Cay, 110037 vĩ B, 1140 154, đá Trâm Đức (110045 vĩ B, 1140 22kinh Đ), đá Vĩnh Hảo (110045 vĩ B, 1140 22 kinh Đ), đá Cái Vung (110079 vĩ B, 1140 115 kinh Đ). - Phía Nam đảo Thị Tứ là đá Xu Bi (Subi Reef, Zhu Bi Jiao, Zamora Reef (Phi), 10054 vĩ B, 1140 06 kinh Đ), cách đảo Thị Tứ chừng 14 hải lý (đã bị Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng năm 1988). 4.3 Cụm đá Loai Ta Ở phía Đông cụm Thị Tứ, gồm đảo Loai Ta phía dưới và cồn san hô Lancan hay An Nhơn (Lankian Cay, Yang xin Zhou, Panata, 10045 vĩ B, 1140 33 kinh Đ) ở phía Đông. Phía Bắc cụm là đảo Loai Ta (100407 vĩ B, 1140 248 kinh Đ, Loaita Island, Nan Yue Dao (Trung Quốc), Kota (Phi) (hình 1.24)) . Đảo hình tròn, đường kính 300m, cao chừng 2 m, nhiều cây lớn mọc quanh đảo. Phía Bắc đảo có nhiều cây dừa. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên vẻ đẹp nên thơ, Có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước. Philippines chiếm đóng đảo sau 1970. Cụm còn có đá An Lão (Menzies Reef, Mong zi Jiao (Trung Quốc), Lakandula Reef, 110083 vĩ B, 1140 48 kinh Đ), bãi Đường (Chang tan (Trung Quốc), 110 vĩB, 1140 42 kinh Đ), bãi An Nhơn Bắc (đá cuội) (Ku gui Jiao (Trung Quốc), 100465vĩB, 1140 34 kinh Đ) bãi Loại Ta (Loaita Reef, Shuan huan Shazhou, 100422 vĩ B, 1140 210 kinh Đ), bãi Loại Ta Nam (Loaita Bank, Shuan huan Shazhou, 100427 vĩ B, 1140 195 kinh Đ). Phía Đông cụm Loại Ta còn có đảo Dừa và Đá Cá Nhám. 4.4 Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia + Ở phía Nam cụm Loại Ta, nằm kết một vòng san hô Tizard Bank, gồm đảo Nam Yết (Namyit Island, Hong xiu dao, 100 11 vĩ B, 1140 217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 100 227 vĩ B, 1140 285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao, 100 228 vĩ B, 1140 217 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (100 231 vĩ B, 1140 245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, Bolan jiao, 100 247 vĩB, 1140 348 kinh Đ), đá En Đất (Eldad Reef, Anda jiao, 100 21 vĩ B, 1140 41 kinh Đ), đá Lạc (Meiji jiao, 100 102 vĩ B, 1140 148 kinh Đ), đá Gaven (Gaven Reef, Nan xun jiao, 100 127 vĩ B, 1140 13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, Daxian jiao, 100 045 vĩ B, 1130 52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, Xiaoxien jiao, 100 015 vĩ B, 1140 015 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, Fulusi jiao, 100 147 vĩ B, 1140 375 kinh Đ). Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết và nhiều lùm cây cao lớn nhất. + Đảo Nam Yết (NamYit Isl. , Hong xiu dao (Trung Quốc), Binago (Phi), 10011vĩB, 1140 217 kinh Đ) (hình 1.25). Đảo lớn thứ hai sau Ba Bình, song là hòn đảo cao nhất của quần đảo, ở phía Nam của cụm, hình chữ C, dài khoảng 700m, rộng 250m, cao 4, 7m (15ft) (sách China 's Boundaries của Ying Cheng Kiang (Illinois, 1984) ghi đảo này cao tới 61ft, Ocean Year Book 10 (Chicago, 1993) ghi kể cả cây cao 20m). Trên đảo có nhiều loại cây, nhiều nhất là cây xú hương (cao hơn 3 m), cây nhàu (cao hơn 3m), mù u (5m), dừa cao nhất (khoảng 12m) và nhiều giống cây nhỏ, cỏ gai vùng nhiệt đới. Chim, vít ở đây rất ít. Giếng nước không ngọt hơi lờ lợ. Chung quanh đảo có vòng san hô và nhiều bãi đá ngầm. (Phía Bắc đảo có cầu tàu, đối diện với đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng). Tại đây có công sự phòng thủ kiên cố, được đặt Bộ chỉ huy toàn thể quần đảo của quân lính Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Năm 1975, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản. + Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 100 227 vĩ B, 1140 285 kinh Đ). Đảo có hình giống chữ C, dài 391m, rộng 156m, cao 3m (so với mực nước trung bình) (hình 1.26) Đảo có các loại cây như xú hương, bàng, chiếc bạc và cỏ dại, dây leo mọc khắp nơi. Trước 1975 đều có quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiếm đóng và sau đó được Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tiếp quản. + Đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao (Trung Quốc), Ligaw I (Philippines) 100 228 vĩ B, 1140 217 kinh Đ) (hình 1.27). Đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, độ cao chừng 4m (13ft) thấp hơn Nam Yết một chút; theo Niên Giám Đài Loan 1993, dài 1360m, rộng 350m, cao 3, 8m, diện tích 489.600m2 (gần 50 ha). Có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai mầu mỡ, trồng trọt khoai mì, rau cải, chuối.. Chung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tiểu đĩnh có thể cập bến khá tốt. Năm 1933, với danh nghĩa "bảo hộ" Việt Nam, Pháp đã cho quân chiếm đóng, thiết lập đài quan trắc khí tượng mang số hiệu là 48919, do World Meteorological Organisation cấp phát cùng với đài quan trắc ởHoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860 và Phú Lâm mang số hiệu 48859 [11, 41] . Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Quốc Gia chiếm đảo. Sau đó họ rút quân về Đài Loan năm 1950. Khi anh em Cloma, người Philippines tuyên bố khám phá Trường Sa, Đài Loan đã gửi quân trở lại đảo Ba Bình. Ngày 20 tháng 5 năm 1956, Đài Loan đã xây dựng cơ sở quân sự kiên cố. Tại đây có thể thành lập một sân bay nhỏ và hiện có cầu tàu cho các chiến hạm nhỏ cặp bến. Phía Tây Nam cụm Nam Yết có Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N. W, Yungshu jiao, KagilinganReef, 90 353 vĩ B, 1140 542 kinh Đ). Hòn Đá Chữ Thập là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây là cơ sở quân sự quan trọng. 4.5 Cụm đảo Sinh Tồn Ở phía Nam cụm Nam Yết - Tigia. Gồm có đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island, Hing hong dao, 90 526 vĩ B, 1140 192 kinh Đ) (hình 1.28), đá Sinh Tồn Đông (90 525 vĩ B, 1140 347 kinh Đ), Đá Nhạn Gia (90 532 vĩ B, 1140 202 kinh Đ), Đá Bình Khê (Endmund Reef, 90 530 vĩ B, 1140 232 kinh Đ), Đá Ken Nan (Mekennan Reef, 90 535 vĩ B, 1140 273 kinh Đ), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef, 90 542 vĩ B, 1140 293 kinh Đ), Đá Bình Sơn (Hallet Reef, 90 55, vĩ B 1140 308 kinh Đ), Đá Bãi Khung (Holiday Reef, 90 565 vĩ B, 1140 335 kinh Đ), Đá Đức Hòa (Empire Reef, 90 573 vĩ B, 1140 348 kinh Đ), Đá Ba Đầu (Whitsun Reef, Weinan jiao (Trung Quốc), 90 59 vĩ B, 1140 390 kinh Đ), Đá An Bình (Ross Reef, 90 53 vĩ B, 1140 364 kinh Đ), Đá Vị Khê (90 517 vĩ B, 1140 33 kinh Đ), Đá Bia (Bamfore Reef, 90 497vĩ B, 1140 302 kinh Đ), Đá Ninh Hòa (Tetley Reef, 90 497 vĩ B, 1140 300 kinh Đ), Đá Văn Nguyên (Jones Reef, 90 407 vĩ B, 1140 285 kinh Đ), Đá Phúc Sỹ (Higgen Reef, 90 467 vĩ B, 1140 240 kinh Đ), Đá Len Đao (Lansdowne Reef, 90 457 vĩ B, 1140 218 kinh Đ), Đá Gạc Ma (Jonhson Reef, Zhang jiao (Trung Quốc), Mabine reef (Phi), 90 420 vĩ B, 1140 127 kinh Đ), Đá Cô Lin (Collins Reef, Cao lin jiao, 90 450 vĩ B, 1140 138 kinh Đ), Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef, 90 50 vĩ B, 1140 157 kinh Đ), Đá Tam Trung (90 511 vĩ B, 1140 160 kinh Đ), Đá Sơn Hà (Gent Reef, 90 52 vĩ B, 1140 175 kinh Đ). Ba hòn đảo trên và một số hòn đảo nhỏ nổi lên tạo thành một vòng đai san hô có tên là "Union Reefs". Trước 1975, do quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ. Sau khi giải phóng miền Nam, quân đội nhân dân Việt Nam trấn giữ các đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đảo Len, Đá Côlin. Năm 1988, xảy ra cuộc đụng độ với quân Trung Quốc, 2 chiến hạm vận tải Việt Nam bị chìm, hơn 70 binh sĩ bị mất tích. Quân Trung Quốc đổ bộ và đóng trên đá Kennan và đá Gác Ma, nằm chen kẽ với quân của Việt Nam, khoảng cách chừng khoảng 3 hải lý. Vào đầu năm 1992, Trung Quốc lại chiếm thêm hòn đá Ba Đầu (cực Đông Bắc của Union Reef) và hòn Đá Lạc. Như thế trên rặng đá ngầm nhỏ có tên Johnson Reefs có quân Việt Nam ở đầu Bắc (đá Côlin) và Trung Quốc ở đầu Nam (đá Gác Ma) 4.6 Cụm đảo Trường Sa Ở về phía Nam và Tây Nam Cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm có 3 đảo, các đá, bãi : Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 80 385 vĩ B, 1110 405 kinh Đ), Đảo Trường Sa (Spartly Island, Nan wei dao, 80 384 vĩ B, 1110 55 kinh Đ) (hình 1.30), Bãi Đá Tây (West Reef (Sand patch), Xi jiao, 80 52 vĩ B, 1120 14 kinh Đ), Đá Đông (East Reef, Dong jiao, Silangan Reef, 80 502 vĩ B, 1120 345 kinh Đ), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef, Hua yang jiao, 80 53 vĩ B, 1120 500 kinh Đ), Đá Tốc Tan (Alison Reef, Liumen jiao, 80 50 vĩ B, 1140 00 kinh Đ), Đá Núi Le (Coznwallis S. Reef, Nan hua jiao, 80 45 vĩ B, 1140 11 kinh Đ), Đá Tiên Nữ (Tennent Reef, Pigeon, Tian Ian jiao, 80 52 vĩ B, 1140 39 kinh Đ) Cụm đảo Trường Sa nằm phía Đông, kế cận các bãi, đá thuộc thềm lục địa Việt Nam như Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính. Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa (hình 1. , 29), người Pháp gọi là đảo Bão Tố (Ile de Tempête). Có dạng hình tam giác cân mà cạnh đáy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350m, hai cạnh kia, mỗi cạnh 450m, cao độ ở phía Bắc là 3, 5m, phía Nam là 2, 1m so với mặt nước lúc nước ròng. Có khả năng thiết lập phi đạo. Sau 1975, Việt Nam đã xây dựng sân bay dài 800m. Không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm, có dược tính, các loại rau sam, muống biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt, khá sâu, độ 3m, ngọt tốt 9/10, song lại có mùi tanh của san hô. Trước 1975 có quân trú phòng Việt Nam Cộng Hòa, có cầu tàu về phía tây đảo. Sau khi tiếp quản, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã xây dựng cầu tàu lớn hơn. Ngoài ra còn có các đảo Trường Sa Đông (Central Reef, Zhong jiao, 80 55 vĩ B, 1120 21 kinh Đ), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Bisheng jiao, 80 58 vĩ B, 1130 415kinh Đ). 1.3. 7. Cụm đảo An Bang Ở phía Nam cụm đảo Trường Sa (Spratley) gồm có 1 đảo và các bãi, đá: Đá Ba Kè (Bombay Castle, Pongpo bao jiao, 70 56 vĩ B, 1110 440 kinh Đ), Bãi Đất (Orleana Shoal, Aonan Ansha, 70 41 vĩ B, 1110 440 kinh Đ), Bãi Đinh (Kinhston Shoal, Jin du ansha, 70 34 vĩ B, 1110 345 kinh Đ), Bãi Vũng Mây (Jonhson Patch, Changpun ansha, 70 47 vĩ B, 1110 35 kinh Đ), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef, Bai jiao, 80 10 vĩ B, 1130 18 kinh Đ), Đá Hà Tần (Lizzie Webr, Li xei jiao, 80 045 vĩ B, 1130 10 kinh Đ), Đá Tân Châu (100 505 vĩ B, 1150 51 kinhĐ), Đá Lục Giang (Hopp Reef, He jiao, 100 148 vĩ B, 1150 215 kinh Đ), Đá Long Hải (Livok Reef, Nan tang quan jiao, 100 105 vĩ B, 1150 17 kinh Đ), Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal, Banyue jiao, 80 52, vĩ B 1160 16 kinh Đ), Đá Công Đo (Commodore Reef, Siling jiao, 80 22 vĩ B, 1150 13 kinh Đ), Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef, Nan hai jiao, 70 59 vĩ B, 1130 56 kinh Đ), Bãi Kiệu Ngựa (Asdasier Reef, Andu jiao, 70 37 vĩ B, 1130 56 kinh Đ), Đá Hoa Lau (Swallow Reef, Dan Wan jiao, 70 24 vĩ B, 1130 40 kinh Đ), Đá Sắc Lốt (Royal Charlotts Reef, Huan lu jiao, 60 565 vĩ B, 1130 36 kinh Đ), Đá Louisa (Luisa Reef, Nan tong jiao, 60 209 vĩ B, 1130 154 kinh Đ). Đảo duy nhất là đảo An Bang (Ambonay Cay, Anbo shazou, 70 522, 1120 542 kinh Đ). Đảo An Bang giống như một cái túi đáy nằm phía Đông và miệng thắt lại ở phía Tây. Đảo tương đối nhỏ và dài, chỉ rộng 20 mét so với chiều dài 200m, cao 2m so với mặt nước biển lúc nước ròng (hình 1.30). Ngoài những cỏ dại rất thấp, không có cây cao bóng mát nào. Trước 1975, đảo An Bang do quân đội Việt Nam Cộng Hòa trú đóng. Sau 1975, quân đội Nhân Dân Việt Nam đóng ở đảo An Bang. Bãi Thuyền Chài nổi lên mặt nước, dài khoảng 32km, rộng tối đa 6 km. Phía Đông Nam của bãi Thuyền Chài, cách bãi này khoảng 40 đến 60 hải lý có quân trú phòng của Mã Lai Á trên các hòn đá Kỳ Vân, đá Kiệu Ngựa, đá Hoa Lau. Ở phía Đông cụm đảo này có quân Philippines đóng trên đá Công Đo. 4.8. Cụm đảo Bình Nguyên Cụm đảo ở về phía Đông, gồm đảo Bình Nguyên (Flat island, Fei xin dao, 100 49 vĩ B, 1150 495 kinh Đ) và đảo Vĩnh Viễn (Nanshan island, Ma huan dao, 100 44 vĩ B, 1150 48 kinh Đ). Mỗi đảo diện tích khoảng 15 acres. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580m, cao khoảng 2m, Đảo Bình Nguyên thấp hơn, rất hẹp bề ngang. Phía Nam gần đảo Vĩnh Viễn có Đá Hoa (100 32 vĩ B, 1150 432 kinh Đ), Đá Đít Kim - Sơn (100 325 vĩ B, 1150 472 kinh Đ), Đá Đin (100 30 vĩ B, 1150 421 kinh Đ), Đá Hàn Sơn (100 28 vĩ B, 1150 438 kinh Đ), Đá Pet (100 276 vĩ B, 1150 464 kinhĐ), Cồn san hô Giắc - xôn. Về phía Nam xa hơn nữa có Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Mei ji jiao, 90 55 vĩ B, 1150 32 kinh Đ), Bãi Cỏ Mây (2nd Thomas Shoal, Ren ai ansha, 90 44 vĩ B, 1150 515 kinh Đ), Bãi Cạn Suối Ngà (1st Thomas Shoal, Xinyu jiao, 90 195 vĩ B, 1150 555 kinh Đ), Đá Bốc Xan (Boxall Reef, Pai she jiao, 90 355 vĩ B, 1160 095 kinh Đ), Bãi Cạn Sa Bin (Sabina Shoal, Xian xin ansha, 90 45 vĩ B, 1160 29 kinh Đ). Phía Đông cụm đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn có Đá Hợp Kim (Hopkins Reef, Huo xing jiao, 100 49 vĩ B, 1160 06 kinh Đ), Bãi Mỏ Vịt (Hirane Shoal, An tang tan, 100 54, 1160 205 kinhĐ), Đá Ba Cờ (Baker Reef, Pei she jiao, 100 43 vĩ B 5, 1160 10 kinh Đ), Đá Khúc Giác (Iroquois Reef, Feng lai jiao, 100 37 vĩ B, 1160 10 kinh Đ), Đá Bá, Đá Gò Già (North Pennsylvania Reef, Yang ming jiao, 100 485 vĩ B, 1160 515 kinh Đ), Bãi Cạn Nam (Southern Bank, Nan fang gian tan, 100 28 vĩ B, 1160 42 kinh Đ), Đá Chà Và (Brown, 100 345 vĩ B, 1170 017 kinh Đ), Bãi Cạn Nâu (Brown Bank, Dong tan 100 44 vĩ B, 1170 189 kinh Đ), Bãi Cạn Rạch Vang (Templer Bank, Zhong xi tan, 100 40 vĩ B, 1170 165 kinh Đ), Bãi Cạn Rạch Lấp (Carnatic Shoal, Hong shi ansha, 100 06 vĩ B, 1170 205 kinh Đ), Bãi Cạn Na Khoai (Lord Auckland Shoal, Elan ansha, 100 205 vĩ B, 1150 165 kinh Đ). Hiện quân Philippines chiếm đóng cả 2 đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn và cho phá bỏ hầu hết khu vực bao quanh Bãi Cỏ Rong, Bãi Trăng Khuyết, Bãi Kiều Ngựa. Trung Quốc từ 1995 cũng chiếm đóng đá ngầm Vành Khăn. Tài liệu tham khảo Nguyễn Nhã (2002) Hoàng Sa trên Wikipedia tiếng Việt Quần đảo Trường Sa trên Wikipedia tiếng Việt
Hơn 37 năm trước, những người con đất Việt đã nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn còn trong tay nước ngoài. Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa Từ số báo này, Tuổi Trẻ đăng tải hồi ức của những người từng canh giữ biển trời Hoàng Sa 37 năm trước. Thời gian dài trôi qua, nhưng những gì tận mắt họ chứng kiến, những gì họ trực tiếp tham gia không thể phai mờ trong tâm trí. Kỳ 1: Hoàng Sa trong ký ức một đảo trưởng Cách nay đúng 42 năm, ông Nguyễn Văn Đức đã cùng các cộng sự vượt trùng dương đến với Hoàng Sa. Nhiệm vụ của ông là canh giữ biển trời Tổ quốc với chức vụ là đảo trưởng theo lệnh của Bộ chỉ huy biệt khu Quảng Đà. Lúc đó ông vừa tròn 22 tuổi, là một trong những đảo trưởng trẻ nhất từng làm nhiệm vụ trấn giữ tại quần đảo Hoàng Sa. 1. Mái đầu ông Nguyễn Văn Đức đã điểm muối tiêu của tuổi ngoài 60. Hỏi ngày nào đáng nhớ trong cuộc đời của mình, ông trả lời không chút đắn đo: "Đó là ngày 14-10-1969, tôi nhận được tờ sự vụ lệnh biên chế về trung đội Hoàng Sa ra đảo làm nhiệm vụ dưới chức danh đảo trưởng". Buột miệng hỏi ông về những lo lắng trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, ông phản ứng: "Tại sao phải lo lắng? Đó là đất của cha ông mình để lại, là máu mủ thân yêu của Tổ quốc nên chúng tôi ra đi như lẽ bình thường, hiển nhiên. Chẳng có chút gì phải lo sợ khi chúng tôi đi trong tâm thế của một người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Khi đó quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, thuộc về người Việt, đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi". Một ngày cuối tháng 10-1969, ông Đức cùng trung đội Hoàng Sa gồm 34 người và bốn nhân viên khí tượng rời cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) lên đường làm nhiệm vụ. Sau hơn 24 giờ lênh đênh trên biển, Hoàng Sa thân yêu hiện dần lên trước mắt ông. Ông Đức nhớ lại: "Lúc đầu biển khá êm, nhưng khi rời đất liền được khoảng hơn 100km thì sóng lớn dần. Từ xa Hoàng Sa hiện lên giữa nền xanh của đại dương. Bao bọc quanh Hoàng Sa là những rạn san hô rộng lớn, vì thế chúng tôi không thể cặp tàu vào được mà phải dùng canô để chuyển quân và quân trang vào đảo. Trên đảo có một tòa nhà lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cao khoảng 8m, tường dày 2m dành cho đảo trưởng. Trong phòng làm việc của đảo trưởng có một bức tường ghi tên tất cả những người lính đã ra đây giữ đảo. Và tên của chúng tôi đã được ghi lên đó, đó là niềm vinh dự lớn lao của một người con đất Việt. Xung quanh đảo là những rừng cây, tuy không to lớn nhưng cũng đủ để che chắn nắng gió cho lính đảo. Hình ảnh lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất tuyệt đẹp của Tổ quốc nơi xa đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ y nguyên. Xúc động lắm". 2. Ông Nguyễn Văn Đức kể: "Nhiệm vụ của chúng tôi là đo đạc, báo cáo về sở chỉ huy ở đất liền những tin tức ở Hoàng Sa mỗi ngày. Anh em khí tượng làm nhiệm vụ quan trắc và báo cáo tình hình thời tiết để phục vụ cho tàu bè lưu thông trong vùng. Trang bị vũ trang lúc ấy không nhiều, chỉ có hai khẩu đại liên 50mm nhưng anh em vẫn kiểm soát được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tàu bè quốc tế ngang qua đều tôn trọng chủ quyền của chúng ta, và chúng ta cũng sẵn sàng hỗ trợ tàu bè khi gặp bão tố. Những lúc rảnh rỗi chúng tôi thường dùng canô đi qua các đảo lân cận để chơi vì cảnh quan ở đây rất hữu tình. Đảo Cát, đảo Chim, đảo Elbe, đảo Duncan, đảo Drumond.. chúng tôi đều đã đặt chân đến". Tờ sự vụ lệnh quyết định điều chuẩn úy Nguyễn Văn Đức làm đảo trưởng Hoàng Sa tháng 10-1969 trong đợt thay quân thứ 38 của quân đội chính quyền Sài Gòn tại Hoàng Sa - Ảnh: Thế Anh Trầm ngâm nhớ lại những ngày tháng gắn bó với mảnh đất xa xôi của Tổ quốc, cựu chuẩn úy Nguyễn Văn Đức kể tiếp: "Khi thủy triều xuống, cả rạn san hô hiện lên tuyệt đẹp như một rừng hoa biển. Mỗi khi nhớ đất liền, anh em lại lấy vài cành san hô bỏ vô chậu, bắt vài con cá nhỏ ngồi ngắm nghía bên tách cà phê đen. Có sống ở đảo mới thấy nhớ đất liền, yêu quê cha đất tổ. Thời tiết ở đây khá ôn hòa nhưng gió mạnh lắm, nhiều khi anh em bị gió đẩy ngã sóng soài. Tuy vất vả, thiếu thốn nhưng anh em thấy vui và hãnh diện khi được trấn giữ biển đảo quê nhà". Ông nói có hai di tích ở đảo Hoàng Sa ông không thể nào quên. Đó là cái miếu nhỏ ở góc đảo mà anh em lính đảo vẫn thường ra đó để tìm chút an bình giữa sóng gió. Ông kể: "Mỗi khi sóng to gió lớn hay thấy lòng bất an, anh em chúng tôi thường tìm đến ngôi miếu. Lạ lắm, chỉ cần ngửi thấy mùi nhang khói là cảm giác ở xa đất liền như được gần lại. Hơn nữa, mùi nhang khói như gợi lên những tiềm thức về quê cha đất tổ, nhớ về nguồn cội. Đó là những điều cần thiết để những người con đất Việt như chúng tôi yên lòng nơi đầu sóng ngọn gió giữ gìn biển đảo của cha ông để lại. Cạnh đó là một nghĩa trang có hơn 30 ngôi mộ là hài cốt của những chiến sĩ người Việt ngã xuống vì bệnh tật nơi đảo xa, là nắm xương của những người con Việt đã nằm xuống sau những lần đụng độ với âm mưu xâm lược của ngoại bang. Ở đó còn có cả hài cốt của những ngư dân từ miền Trung, miền Bắc gặp nạn trên đường mưu sinh. Và cũng có cả những nắm xương của lính nước ngoài bị chúng ta hạ gục khi âm mưu đánh chiếm đảo. Có một điều là chúng tôi không phân biệt địch ta khi họ đã ngã xuống, mỗi ngày rằm hay cuối tháng chúng tôi đều thắp nhang lên những nấm mồ hoang. Có lẽ đó là một nét đặc biệt của người Việt mình, là một hành xử đầy tính nhân văn," lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn "mà mỗi người Việt chúng ta còn lưu giữ được từ dòng máu Lạc Hồng!". Bia chủ quyền VN ở Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930. (Ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng) 3. Ngày 19-1-1974, ngày quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - một phần máu xương của Tổ quốc VN, là ngày ông Đức cảm thấy đau đớn nhất trong cuộc đời mình. Ông xúc động kể lại: "Khi hay tin Hoàng Sa bị quân Trung Quốc tước đoạt bằng vũ lực, tôi đau đớn đến mức nước mắt không thể chảy được, lòng dạ như ai xát muối. Tôi biết ngoài kia những đứa con của đất Việt sẽ phải đổ máu vì quê hương. Tôi đau vì một mảnh đất tuyệt đẹp và giàu có của nước nhà đã bị ngoại bang vô cớ cướp đoạt. Đó là nỗi đau của một người con đất Việt!". Là một người từng học và hiểu biết về luật quốc tế, ngay trong ngày Hoàng Sa bị chiếm đó ông đã âm thầm lục tìm lại những tài liệu liên quan, gói ghém cẩn thận nhằm làm bằng chứng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Đó là tờ sự vụ lệnh đã nhàu nát và úa vàng vì thời gian. 35 năm sau, ông Đức quyết định liên hệ với chính quyền và báo Tuổi Trẻ để cung cấp những bằng chứng quý báu đó. Có lẽ những ai quen biết ông đều không mấy khó hiểu về hành động yêu nước của ông khi biết trong ngày 30-4-1975, ông đã từng xuống tàu để rời Việt Nam, nhưng trong một tích tắc của thời khắc lịch sử ông đã nhảy lại lên bờ, bởi ông biết không nơi đâu bằng quê hương. Ông Đức lần giở lại tờ sự vụ lệnh năm nào rồi nói: "Chừng nào Hoàng Sa vẫn còn trong tay ngoại bang thì niềm vui vẫn chưa thể gọi là trọn vẹn được. Tôi sợ rằng lớp trẻ sẽ quên mất Hoàng Sa, sẽ quên mất một phần máu thịt của Tổ quốc, sẽ quên mất rằng có rất nhiều người con của đất Việt đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong ngày đáng nhớ 19-1-1974". Có lẽ đó không chỉ là điều trăn trở của riêng ông. THẾ ANH (còn tiếp) Kỳ 2: Biển động Tác giả câu chuyện này là người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước: Ông Lữ Công Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Sau ngày giải phóng 1975, ông Bảy vẫn ở lại VN, phục vụ trong lực lượng hải quân quân đội nhân dân VN. Hiện ông là nhân viên bảo vệ của Đài truyền hình VN tại TP. HCM. Khi tôi ghi lại những dòng hồi ký này, sự việc đã xảy ra 37 năm (1974 - 2011). Đã 37 năm trôi qua, những gì tận mắt tôi đã chứng kiến, những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi. Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 (chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ) với chức danh hạ sĩ quan phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân. Với chức danh đó, lúc nào (trong nhiệm sở tác chiến hay hải hành) tôi đều phải có mặt thường xuyên trên đài chỉ huy, thường xuyên bên hạm trưởng Vũ Hữu San (trung tá hải quân). Nhiệm vụ của anh em chúng tôi là ghi lại nhật ký tác chiến, nhật ký hàng hải, xác định vị trí của chiến hạm, đồng thời nhận và chuyển những tài liệu bằng đèn và cờ. Hôm ấy, ngày 16-1-1974, gió mùa đông bắc thổi mạnh trên biển Đông. Biển động mạnh. Chiến hạm chúng tôi đang tuần tiễu vùng biển Quảng Ngãi từ Sa Huỳnh đến cù lao Ré (đảo Lý Sơn). Đây đã là ngày thứ 14 lênh đênh trên biển. Chỉ còn một ngày nữa chiến hạm sẽ được về Đà Nẵng nghỉ bến, anh em thủy thủ đoàn rộn ràng nghĩ đến ngày được vào đất liền. Chưa kịp dùng cơm trưa thì từ trung tâm truyền tin đưa lên đài chỉ huy một công điện thượng khẩn: Lệnh cho tàu về ngay Đà Nẵng. 17 giờ tàu về đến quân cảng Đà Nẵng (cảng Tiên Sa). Hạm trưởng San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải. Từ trung tâm hành quân, hạm trưởng điện về tàu lệnh cho ban ẩm thực lên bờ đi chợ (tiếp tế lương thực). 20 giờ hạm trưởng San về tàu. Lệnh cấm trại 100% được ban ra. Ban cơ khí chuẩn bị bắt ống để nhận dầu và nước ngọt. Đến 21g, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện. Lần đầu tiên trước mắt tôi được chứng kiến một toán quân mặc quân phục lạ lùng. Sau một hồi dọ hỏi tôi mới biết đây là lực lượng biệt hải. Tôi được lệnh từ đại úy Diên chuẩn bị hải đồ đi Hoàng Sa. 23g, tàu khẩn cấp rời cảng Tiên Sa trực chỉ Hoàng Sa. Tôi cảm giác có một chuyện gì lớn lao sắp xảy ra. Ngày N+1 11g30 ngày 17-1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó ngày 16-1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 do hải quân trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt tại Hoàng Sa. HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc. Còi tác chiến vang lên, tất cả thủy thủ đoàn đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. 14 giờ, trung đội biệt hải được lệnh rời tàu trên ba xuồng cao su, 20 phút sau trung đội biệt hải đã đổ bộ lên rìa đảo an toàn và nhận lệnh tiến sâu vào đảo lục soát. Báo cáo từ đoàn quân gửi về: Không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ giả lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đã dựng lên để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. 16g30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu. Đến buổi chiều, phòng chiến báo theo dõi qua hệ thống rađa tầm xa đã phát hiện hai mục tiêu trên biển đang di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa. Từ nóc đài chỉ huy, các bộ phận quan sát bằng ống nhòm đã nhìn thấy hai tàu chiến lạ. Trung tâm chiến báo được lệnh theo dõi và báo cáo thường xuyên mọi hoạt động, hướng đi, khoảng cách của hai tàu trên. Đêm 17 rạng 18-1 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Còi nhiệm sở tác chiến báo động suốt đêm. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa. Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu cảnh cáo: Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay! Phía Trung Quốc đáp trả, cho rằng Hoàng Sa là của họ. Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa - Ảnh tư liệu Ngày N+2 Sáng 18-1, chiến hạm HQ-4 của chúng tôi tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8g, trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc. Đến 11g, đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ Trung Quốc xâm nhập và tiến gần đến đảo Hoàng Sa, tàu HQ 4 và HQ 16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi tiến đến gần tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc, tàu HQ-4 dùng tín hiệu cảnh cáo và đuổi đi nhưng cả hai tàu Trung Quốc cố tình khiêu khích. Tàu HQ-4 tiến thẳng đến một tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc. Trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm. Tàu được trang bị hai thượng liên (một đằng trước mũi và một đằng sau lái tàu), ngoài ra có rất nhiều súng AK 47. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá Trung Quốc để xua đuổi. Hai bên đánh nhau bằng.. võ mồm. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng vào tàu Trung Quốc, mũi tàu HQ-4 và neo mũi vướng vào cửa và hành lang phòng lái làm gãy hành lang và cong cửa phòng lái của tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt xua đuổi tàu đánh cá vũ trang còn lại. Cũng trong sáng 18-1, tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 do trung tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng được lệnh tăng cường ra Hoàng Sa. Cùng đi trên HQ-5 có đại tá Hà Văn Ngạc, được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Hoàng Sa. Ngoài ra, đi theo tàu có một trung đội người nhái (lực lượng đặc biệt của hải quân). Lúc 15g30 chiều 18-1, lệnh đại tá Ngạc cho ba chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 sắp đội hình hàng dọc tiến thẳng về đảo Duy Mộng. Khoảng 16g, có hai tàu chiến Trung Quốc bắt đầu khiêu khích, cắt đường ngang mũi HQ-4 và HQ-16. Đội hình bị chia cắt không thể tiến lên được vì các tàu rất gần nhau, các khẩu đại bác sẵn sàng nhả đạn nhưng không ai được lệnh nổ súng. Đêm 18 rạng ngày 19-1, tàu chiến và tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích, tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Chiến hạm HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Tình hình dịu hơn khi tàu Trung Quốc rút lui về hướng bắc. Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 do thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng đã ra chi viện cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa. Ngày N+3 Lúc 6g sáng 19-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã tiến sát đảo Quang Hòa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Không một tàu chiến nào của Trung Quốc phát hiện được HQ-4 và tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5. Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 Khi gần đến đảo, bằng ống nhòm và mắt thường từ đài chỉ huy, chúng tôi đã phát hiện doanh trại mới toanh và cột cờ có cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng, HQ-4 trong một chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã không phát hiện gì ngoài chai lọ trôi tấp lên bãi cát). Chúng tôi hiểu rằng quân Trung Quốc đã bí mật chiếm đảo. Hai mươi phút sau, lực lượng biệt hải đổ bộ lên đảo (mặt đông nam). Lực lượng đổ bộ cắm cờ Việt Nam lên bờ cát và hốc đá, rồi khẩn cấp tiến vào bên trong đảo. Trong khi đó, lực lượng người nhái vẫn còn ngoài xa chưa vào được vì HQ-5 không thể vào sát bờ, gió mùa đông bắc thổi khá mạnh, các xuồng cao su bị sóng gió giật dữ dội không vào bờ được. HQ-5 phải thả tàu cứu hộ xuống để kéo các xuồng cao su vào. Từ đài chỉ huy, bộ phận quan sát chúng tôi đã phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân đông đảo lên phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc ồ ạt vào đảo rất nhanh vì xuôi gió. Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 - một trong bốn tàu tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ảnh tư liệu Thế rồi báo cáo bất lợi dồn dập gửi về đài chỉ huy tàu HQ-4. Một số đông quân Trung Quốc nấp sau các tảng đá chĩa thẳng mũi súng vào đội hình biệt hải. Trên mặt biển lúc ấy, chúng tôi thấy tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 và hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đang tiến về rìa tây nam đảo, theo sau là bốn tàu chiến Trung Quốc đang tiến vào đội hình của ta. Tình hình bắt đầu căng thẳng, báo hiệu một trận đụng độ sinh tử không thể nào tránh khỏi. Trong khi đó ở phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc tiếp tục cho đổ người ồ ạt lên đảo của ta. Và họ nổ súng trước. Vào lúc 8g30, một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Kỳ 3: Tử Chiến! Vào thời điểm hết sức căng thẳng này, việc thông tin liên lạc giữa lực lượng bảo vệ Hoàng Sa và Bộ tư lệnh vùng 1 duyên hải đã bị đứt. Tần số liên lạc bị phá rối, trên hệ thống bộ đàm chỉ nghe toàn tiếng Hoa. Đại tá Hà Văn Ngạc, lúc đó đang ở trên chiến hạm HQ 5, được toàn quyền hành động. (Quyết định nổ súng được thực hiện sau cuộc điện đàm giữa đại tá Ngạc và tư lệnh hải quân vùng 1 Hồ Văn Kỳ Thoại. Thế còn tư lệnh Hải quân VNCH đang ở đâu? Ông ấy- đề đốc Trần Văn Chơn- đang ở trên.. trời. Tướng Chơn đang ngồi trên chuyến bay ra Đà Nẵng. Lúc ông tới căn cứ hải quân, mọi việc đã xong xuôi – BT). Đại tá Ngạc ra lệnh: Chuyển bốn tàu theo đội hình hàng dọc (Formation - one) theo tín hiệu cờ của khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để giữ bí mật; khi tín hiệu cờ chuyển sang Formation - two (đội hình hàng ngang) tất cả các khẩu đại bác hướng lên đảo; khi nhận lệnh bắn thì tất cả khai hỏa lên đảo dọn đường lập đầu cầu để biệt hải và người nhái đổ bộ chiếm lại đảo. Hạm trưởng San bực bội trước lệnh này. Trước khi chuẩn bị nổ súng đại tá Ngạc có hỏi ý kiến từng hạm trưởng. Đến khi hỏi ý kiến HQ 4, hạm trưởng Vũ Hữu San gằn từng tiếng trong bộ đàm: "Trình đại bàng, tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nay nước cờ đã bị lộ, không còn yếu tố bất ngờ, muốn đổ bộ lên chiếm đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển trước khi tính đến việc đổ quân, hiện nay tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đã đổ bộ từ sáng đến giờ đầy trên đảo, ta chỉ có 2 trung đội thì làm sao thành công được", rồi ông nói tiếp: "Tôi là quân nhân tôi chấp nhận hi sinh vì tổ quốc nhưng..". Rồi ông cúp máy và ra lệnh "tất cả các khẩu súng nhắm thẳng vào tàu địch". Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ4, HQ5, HQ10, HQ16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng San ra lệnh "bắn" đồng thời ông cũng ra lệnh (lúc đó máy tàu đang ở vị trí stop) hai máy tiến Full (bỏ qua thông lệ tiến 1, tiến 2, tiến 3) hết tay lái sang phải.. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa. Chiến hạm HQ 4 chạy uốn lượn như con rắn, hết phải rồi hết trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác đầu tiên của địch. Thế rồi, các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Ria đang cố gắng theo dõi tàu địch qua màn hình radar. Thượng sĩ giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc ĐCH, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các nơi bị thương vọng lên ĐCH. Tuy nhiên chiến hạm HQ 4 vẫn vững vàng trong cuộc hải chiến. Đài quan sát trên nóc báo cáo có địch đang đuổi theo. Tôi nhìn ra phía sau vừa thấy 2 tàu địch thì từ mạn phải HQ 5 cắt đuôi HQ 4 phóng thẳng vào 2 tàu địch. Những khối cầu lửa từ mũi HQ 5 bắn ra (đại bác 127 ly) bay thẳng vào tàu địch. Một chiếc trúng đạn bốc cháy, một chiếc quay ngang và sau đó lãnh đủ hàng loạt đạn từ HQ 4. Không thấy một tàu địch nào, cũng không thấy HQ 16 và HQ 10 đâu cả. Ngay lúc đó HQ 5 cho biết ụ tháp đại bác 127 ly đã bị trúng đạn, 3 quân nhân tử thương 2 bị thương nặng. Liên lạc mãi với HQ 16 và HQ 10 không được. Thật ra ngay từ loạt đạn đầu tiên HQ 10 đã bị loại khỏi vòng chiến vì HQ 10 nhỏ, cũ kỹ các khẩu đại bác xoay trở bằng tay nên bị trúng liền 2 quả 100 ly từ tàu địch. Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trinh sát giám lộ Vương Thương, báo cáo HQ 10 đã bị trúng đạn. Hạm trưởng Thà đứt đầu, hạm phó Trí trọng thương ngay bụng sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên ĐCH đều bị tử thương và bị thương. Riêng Vương Thương bị mảnh đạn cắt ngang mông trái, máu ra nhiều nhưng vẫn còn tỉnh táo, báo tình hình về soái hạm HQ5. Anh cùng 21 quân nhân xuống được bè cứu sinh và sau 2 ngày đêm được một thương thuyền Hà Lan cứu đưa về Đà Nẵng. Nhưng Vương Thương đã chết trên bè vì máu ra quá nhiều. Anh ra đi trước ngày tổ chức làm đám cưới. Lẻ ra anh đã được về phép cưới vợ. Giấy phép đã cầm trên tay, nhưng hạm trưởng Ngụy Văn Thà động viên anh ở lại, vì anh đã quá rành vùng quần đảo Hoàng Sa. Anh đã theo tàu ra Hoàng Sa như ăn cơm bữa, hải đảo xa xôi nào cũng lưu dấu bước chân anh. Nay vì tổ quốc, anh đã thanh thản ra đi, bỏ lại người vợ chưa cưới nơi cố đô Huế. HQ 4 và HQ 5 quay đầu về hướng Nam. Sau đó 1 giờ không còn thấy HQ 5 ở đâu. HQ 5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục, nên "rớt" lại đâu đó. Trên biển trở nên HQ 4 lẻ loi một mình. Hạm trưởng San vẻ một đường trực chỉ về Đà Nẵng. Bây giờ tôi mới rời được ĐCH. Trên hành lang xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đã chứng kiến một sự kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: Mùi máu, mùi cồn, bông băng.. mấy ngày liền không có thời gian thu dọn. Hơn 130 thủy thủ đoàn bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương thực khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang phòng ăn. Trong phòng y tế, các binh sĩ người nhái bị thương cũng nằm la liệt. Một binh sĩ bị đạn bắn thủng cằm từ trái qua phải, mặt sưng vù. Anh ngồi bất động, máu không còn chảy ra nữa, nhưng khóe miệng những vệt máu lẫn nước bọt vẫn rỉ ra. HS Danh nằm thoi thóp trên băng ca, ngực anh đầy bông băng nhuốm máu. Tôi rờ lên trán anh nóng hổi, hỏi anh có khỏe không? Anh mở mắt rồi gật đầu, nhưng lịm dần rồi chết. Khoảng 16 giờ 30 tôi đang trong giấc ngủ sâu vì đã mấy hôm không chợp mắt, thì còi tập họp vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo: "Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo". Nhìn sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động, không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử này. Thế rồi, giữa khoảnh khắc yên lặng kỳ lạ và căng thẳng đó, một câu nói được thốt ra, tôi còn nhớ mãi: "Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn..". Kỳ 4: Hải chiến 30 phút và nỗi đau 30 năm! Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ chuyển đi từ soái hạm HQ-5, các chiến hạm VN đồng loạt khai hỏa vào mục tiêu được chỉ định là các chiến hạm địch đối đầu. Các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly tác xạ rất chính xác và hiệu quả vì có nhịp bắn nhanh và mục tiêu lớn lại nằm trong tầm tác xạ hữu hiệu. Các khẩu đại bác 76 ly trên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tác xạ cũng rất chính xác nhưng nhịp bắn không được nhanh vì hệ thống radar kiểm xạ viễn khiển bị hỏng từ lâu. Những giàn đại pháo 127 ly trên các Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng và Lý Thường Kiệt có nhịp bắn chậm hơn trong lúc các chiến hạm đôi bên vận chuyển với vận tốc cao nên rất khó nhắm vào mục tiêu. Với chiến thuật "tốc chiến, tốc thắng", các chiến hạm VN chiếm được thế thượng phong vì bắn trước với cỡ súng lớn hơn. Các tàu Trung Quốc bị thiệt hại nhiều trong những phút đầu tiên này nhưng cũng chống trả mãnh liệt. Chiến hạm Kronstadt của TQ năm 1974 Trên Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 thuộc phân đội Bắc, lệnh tác xạ của Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Lê Văn Thự, được đáp ứng ngay bằng quả đạn đầu tiên của khẩu đại pháo 127 ly do Trung Úy Ðoàn Viết Ất làm trưởng khẩu. Sau đó, các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly từ trước mũi đến sau lái thi nhau bắn vào tàu địch. Giống như như HQ-5, vũ khí chính của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt là khẩu đại pháo 127 ly (5 inch) đặt tại sân trước. Cũng ở sân trước, đàng sau của khẩu đại pháo là giàn đại bác 40 ly đôi (2 nòng) nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 nòng). Tại sân sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm. Sau đây là lời tường thuật của của một nhân chứng, sĩ quan hải hành Đào Dân, có mặt trên đài chỉ huy HQ-16 trong lúc xảy ra trận hải chiến: "Cả chiến hạm như bị giật lùi vì tiếng khai hỏa của đại pháo 127 ly. Những người trên đài chỉ huy chú tâm đến nỗi ai cũng có cảm tưởng mình nhìn thấy được đường đi của viên đại bác đầu tiên. Rồi tiếng nổ dồn dập của khẩu đại bác 40 ly đôi trước mũi và khẩu 40 ly đơn sau lái hữu hạm, cùng với tiếng nổ liên hồi của đại bác 20 ly làm thành một hòa âm khó tả. Khói thuốc súng từ trước mũi, sau lái, boong trên phía sau và ngay đài chỉ huy phía dưới bay lên làm mờ cả một vùng trời trên chiến hạm.. Từ lỗ tròn của ổ đại bác 127 ly trước mũi, Trung Úy Ất đã đứng hẳn người lên, nhô cả thân mình lên trên ụ súng để tận mắt chứng kiến kết quả của những viên đạn đang nổ, điều chỉnh những sai sót. Tiếng oang oang thường ngày của Ất được dịp phát ra từ đó mà ở đài chỉ huy chúng tôi còn nghe được." Lên hai độ "," xuống một độ "," bên phải "," bên trái một chút ". Cả đài chỉ huy cùng chăm chú theo dõi từng viên đại pháo phát nổ xung quanh tàu địch, bỗng ồ lên như ong vỡ tổ:" Trúng rồi! "Tôi nhìn lên, chếch về phía bên phải mũi tàu, một chiến hạm địch đang bốc khói. Có lẽ là khói của viên đạn nổ tung ngay đài chỉ huy vì sau đó, dường như hoạt động của tàu này có phần chậm lại". Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ-10 là một thành phần của phân đội Bắc dưới quyền điều động của HQ-16. Trong lúc hải chiến, HQ-10 nằm chếch về hướng Nam, cách HQ-16 chừng 1 hải lý. Vì là một tàu loại rà mìn được biến cải, nên chiến hạm HQ-10 chậm và nhỏ nhất trong số các đơn vị VN tham chiến. Ngoài ra, ngay từ khi gia nhập Hải Đội Hoàng Sa, tình trạng kỹ thuật của HQ-10 đã không được khả quan vì chỉ còn một máy chánh, radar lại bị hư. Trước đây, trên đường đi từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa vào ngày 18/1, soái hạm HQ-5 đã phải rời đội hình, bỏ HQ-10 lại phía sau vì chạy quá chậm. Tuy cần đi trước cho kịp giờ hẹn với các chiến hạm bạn tại Hoàng Sa, HQ-5 vẫn dùng radar của mình để hướng dẫn HQ-10 hải hành trong đêm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu trọng pháo 76.2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại sân giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và sân sau. Theo kế hoạch lúc ban đầu, phân đội Bắc có nhiệm vụ yểm trợ hải pháo để phân đội Nam đổ quân chiếm đảo Quang Hòa. Nhưng sau khi cuộc đổ bộ bất thành vì quân Trung Quốc trên đảo quá đông và tàu yểm trợ của chúng cũng rất nhiều – tổng cộng 11 chiếc đủ loại – nên sau khi thảo luận kỹ càng, lực lượng VN quyết định tiêu diệt các chiến hạm địch trước. Đây là một quyết định rất sáng suốt vì nếu phá được đoàn tàu yểm trợ, địch quân trên đảo sẽ bị cô lập và sẽ bị đánh tan dễ dàng. Do đó, HQ-10 cũng được chỉ định một mục tiêu tác xạ, đó là chiếc tàu TQ mang số 396. Theo lời tường thuật của các nhân chứng, chỉ trong vòng 5 phút đầu, các khẩu hải pháo trên HQ-10 đã bắn tê liệt chiến hạm địch, phòng lái và hầm máy bị cháy khiến chiếc tàu này không còn điều khiển được nữa, cứ chạy vòng vòng làm mồi cho hỏa lực chính xác của HQ-10. Tuy nhiên, vì chỉ còn một máy, xoay trở rất khó khăn nên HQ-10 cũng bị trúng nhiều đạn địch. Hạm Trưởng, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà bị tử trận, Hạm Phó là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Sau khi bắn hạ tàu địch, cuối cùng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo cũng bị hy-sinh. Một số nhân viên xuống được bè thoát được, mang theo vị Hạm Phó, nhưng chẳng bao lâu, viên Đại Úy hạm phó cũng đền nợ nước vì bị mất máu quá nhiều. Trong số các tàu VN tham chiến, có lẽ chỉ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 mới xứng đáng mang danh "chiến hạm". Trong khi các chiến hạm khác tuy được gọi là Tuần Dương Hạm hay Hộ Tống Hạm, nhưng thật ra chỉ là loại tuần duyên (Coast Guard) hay tàu rà mìn của Hoa Kỳ. Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã bị quân TQ bắn chìm. Cả hạm trưởng và hạm phó đều hy sinh HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hộ Tống Hạm được trang bị radar phòng không tối tân (DER – Destroyer Escort Radar). Vũ khí chính là hai giàn đại pháo 76.2 ly có radar kiểm xạ (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. HQ-4 dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San đã bắn hạ dễ dàng các chiến hạm Trung Quốc. Nhưng rất tiếc, vào thời điểm năm 1974 khi cuộc chiến tại Việt Nam gần tàn, khả năng tác chiến của HQ-4 đã giảm sút nhiều mặc dù thủy thủ đoàn rất thiện chiến. Một điểm khá bất lợi nữa là HQ-4 ngoài hai khẩu 76.2 ly, không có đại bác 40 ly bắn nhanh. Trong một trận hải chiến khi mục tiêu chỉ các trên dưới một hải lý, một dàn 40 ly bắn nhanh sẽ có lợi thế hơn một khẩu 76.2 ly bắn chậm. Nhưng dù với những bất lợi nói trên, dưới quyền chỉ huy sáng suốt, kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San cùng sự quả cảm, gan dạ của thủy thủ đoàn, HQ-4 đã xứng đáng mang danh Khu Trục Hạm. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76.2 ly đã chuẩn-bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1, 600 yards. Chỉ trong vòng vài phút đầu, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội TQ đã bị bắn cháy không còn khả năng tác chiến. Nhưng cũng như những chiến hạm đồng đội khác, HQ-4 là một mục tiêu khá lớn cho tàu địch nên cũng bị trúng nhiều vết đạn. Tuy-nhiên các máy móc chính, nhất là hệ thống truyền tin vẫn trong tình trạng khiển dụng tốt. Trên soái hạm HQ-5, khi lệnh tác chiến được ban hành, các ổ súng nổ dòn dã hướng về tàu địch. Trong lúc tác chiến, Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, lo việc di chuyển chiến hạm để vào vị trí tác xạ hữu hiệu nhất cũng như để tránh các vùng san hô, đá ngầm nguy hiểm trong khi Hạm Phó và Sĩ Quan Hải Pháo lo việc chỉ huy tác chiến. Mục tiêu của HQ-5 là chiếc Kronstadt mang số 274. Mặc dầu 274 chống trả mãnh liệt nhưng bị hư hại nặng vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi vòng chiến. Để dễ bề lẩn tránh, tàu địch phun ra một màn khói ngụy trang khiến HQ-5 khó nhận biết chính xác mục tiêu. Tuy nhiên, bị trúng đạn quá nặng, chiếc Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa để tránh bị chìm. Tuy đã loại được đối thủ, nhưng tình trạng tác chiến của HQ-5 cũng không mấy khả quan. Tới khoảng 10 giờ 50 sáng tức là vào phút thứ 25 của trận chiến, tất cả các ổ súng lớn trên chiến hạm đều bị trở ngại tác xạ không bắn được, ngoại trừ khẩu đại bác 40 ly bên tả hạm do Thượng Sĩ Tài làm trưởng khẩu. Như vậy, nguyên hông phải của chiến hạm không còn trọng pháo để bảo vệ. Nguy hiểm hơn nữa, các chiến hạm còn lại của TQ tập trung lực lượng nhắm vào HQ-5 như để trả thù cho đồng bọn. Tuy bị bao vây và bắt đầu bị trúng nhiều đạn địch, khẩu đại bác 40 ly độc nhất còn lại phản pháo ác liệt khiến địch phải chùn lại. Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VN quan sát thấy có bốn lượng sóng lớn trắng xóa đang tiến tới từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn đĩnh loại Komar của địch đang trên đường đến tiếp viện. Trước tình thế bất lợi, vả lại các chiến hạm chính của địch tham chiến cũng đã bị hư hại, Đại Tá Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho các chiến hạm VN rời vùng giao tranh để bảo toàn lực lượng. Khi rời khỏi vùng giao tranh vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19/1, hải đội VN cũng chia làm hai cánh. HQ-16 vì hoạt động ở khu phía Bắc và đã bị thiệt hại khá nặng có nguy cơ bị chìm nên đã đổi đường ngược lên phía Bắc, hướng về đảo Hoàng Sa rồi sau đó di chuyển về hướng Tây nhắm về Đà Nẵng. Trong khi đó phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 hải hành về hướng Đông Nam. Phía TQ cũng không còn sức để đuổi theo. Khoảng ba tiếng đồng hồ sau, vào lúc 2 giờ 15 phút, phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 nhận được lệnh của Ðề Ðốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải quân VN lúc đó có mặt tại Ðà Nẵng. Ông yêu cầu tất cả các chiến binh phải quay trở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Các chiến hạm liền đổi đường về hướng Tây Bắc trở lại vùng đã xảy ra trận hải chiến hồi sáng. Nhưng khi gần tới Hoàng Sa, vào lúc 5 giờ 20 chiều, lệnh cố thủ được hủy bỏ, phân đội Nam được lệnh trở về Đà Nẵng. Về lệnh "cố thủ" này, Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 nhớ lại: "Sau Hoàng Sa 24 năm, chúng tôi còn sống và vẫn đi tìm trong mấy chục triệu sách thư viện nhưng cho đến nay, đã không thể nào tìm thấy được cái lý tưởng nào cao xa hơn được biểu lộ qua hình ảnh Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5 tuân hành quân lệnh chuẩn bị lên cạn phơi xác mình. Quân lịnh như núi! Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh! Đến chiều tối, lệnh hải hành rời bỏ Hoàng Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến hạm mang đầy vết thương vẫn còn đang rỉ máu, được về Đà Nẵng để lo mai táng cho các bạn đã hy sinh, đưa đồng đội bị thương vào quân y viện và sửa chữa chiến hạm..". Còn Ðề Ðốc Trần Văn Chơn cho biết về lệnh "quay trở lại Hoàng Sa" như sau: "Vì sau trận hải chiến, hệ thống truyền tin của các chiến hạm không được toàn hảo nên tôi không biết rõ tình hình tại Hoàng Sa do đó đã ra lệnh cho các chiến hạm trở lại để bảo vệ lãnh thổ. Khi hệ thống truyền tin được sửa chữa xong, tôi biết rõ hơn về tình trạng các chiến hạm nên đã ra lệnh trở về Ðà Nẵng." Đến ngày 20 tháng 1, các chiến hạm HQ/VNCH về tới Đà Nẵng. HQ-4 và HQ-5 cập cầu Thống Nhất tại bến thương cảng hồi 7 giờ 30 sáng. Riêng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 được Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-6 hộ tống cập cầu Tiên Sa thuộc BTL/V1DH vào lúc 10 giờ sáng. Thiệt hại về phía VN: 1 chiến hạm bị chìm và 3 chiếc khác bị hư hại. Nhiều binh sĩ tử thương và bị thương. Ngoài ra, còn một số binh sĩ và nhân viên dân chính bị bắt giữ vào ngày 20/1/74 khi phi cơ và chiến hạm Trung Quốc oanh, pháo kích rồi cho quân đổ bộ lên các đảo. Nhóm tù binh này gồm 14 nhân viên thuộc HQ-4 được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền vào khoảng 10 giờ sáng ngày 18/1 và 34 binh sĩ Địa Phương Quân cùng nhân viên khí tượng, trong số này có một nhân viên dân chính Hoa Kỳ tên Gerald Emil Kosh. Những người bị bắt bị đưa về đảo Hải Nam vào ngày 21/1 và sau cùng bì giam tại nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm thương bệnh binh được trao trả vào ngày 31/1 tại cầu Shumchum là ranh giới giữa Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông. Sau 27 ngày bị giam giữ, trước sự đòi hỏi hợp lý của VN và dưới áp lực của giới ngoại giao cũng như hội Hồng Thập Tự quốc tế, Trung Quốc đã phải phóng thích toàn bộ số 43 tù binh còn lại. Trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân quân đội Saigon và Hải quân Trung Quốc diễn ra trong vòng 30 phút, một thời gian tương đối ngắn ngủi, nhưng hậu quả còn kéo dài cho tới ngày nay. Sau khi chiếm được Hoàng Sa, lực lượng TQ tiến sâu hơn về phía Nam, chiếm thêm một số đảo thuộc vùng Trường Sa. Hiện nay, các đảo tại Hoàng Sa đã được xây dựng thành những căn cứ quân sự quan trọng, có phi trường và cầu tàu khá tối tân. Ngoài ra, TQ cũng đã có quân đồn trú thường trực và xây cất công sự phòng thủ rất kiên cố trên nhiều hải đảo khác tại Biển Ðông. Tham vọng của Trung Quốc còn biểu lộ trắng trợn hơn khi họ đơn phương vẽ lại bản đồ, đòi chủ quyền hầu như trọn Biển Ðông, có nơi chỉ cách bờ biển Việt Nam vài chục hải lý. Mất quần đảo Hoàng Sa và những đảo khác ở Trường Sa, chúng ta mất những tiền đồn quan trọng của quốc gia, mất những mỏ dầu vào tay gã khổng lồ đang khát dầu, và đặc biệt, chúng ta mất những nơi che chở an toàn cho ngư dân khốn khổ của chúng ta vào mùa giông bão. Nhưng chúng ta luôn nhớ Hoàng Sa và quần đảo thân yêu ấy mãi mãi là của chúng ta. Những người đi trước đã đổ máu vì mảnh đất này, do vậy, hỡi các bạn trẻ, đừng bao giờ quên điều đó! Nơi ấy là Tổ quốc chúng ta!