Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Minh Khuê, 24 Tháng mười 2021.

  1. Ngọc Minh Khuê

    Bài viết:
    16
    Kiến thức lý thuyết 'Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925' giúp các bạn ôn tập và nắm vững những kiến thức đã được học, các bạn cần ghi chú và ôn tập thật kĩ bài 12 khi tham gia kì thi Trung học phổ thông quốc gia.

    TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

    A. Chính sách thai khác thuộc địa của thực dân Pháp

    - Hoàn cảnh:

    + Sau chiến tranh Thế Giới lần thứ nhất, trật tự Thế Giới được hình thành

    + Pháp thắng lợi nhưng thiệt hại nhiều về kinh tế

    - Mục đích:

    + Bù đắp thiệt hai sau chiến tranh

    + khôi phục và củng cố địa vị kinh tế

    - Thời gian: 1919-1929

    - Quy mô lớn và tốc độ nhanh.

    B. Nội dung

    - Kinh tế: Nông nghiệp đầu tư nhiều nhất

    - Công Nghiệp: Đẩy mạnh khai thác mỏ

    - Tài chính: Ngân hàng Đông Dương chỉ huy kinh tế Đông Dương

    - Giao thông vận tải: Đầu tư phát triễn => phục hồi khai thác và đàn áp.

    - Chính trị:

    + Tăng cường chính sách cai trị

    + Khai thác thuộc địa, bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết.

    + Thâu tóm quyền hành

    - Văn hóa, giáo dục:

    +Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng.

    + Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương "Pháp - Việt đề

    + Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác.

    ==> Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và văn hóa nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

    C. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.

    - Kinh tế:

    + Có bước phát triễn mới, chuyển biến cơ cấu mang tính cục bộ ở địa phương

    + Mất cân đối, lạc hậu nghèo nàn, lệ thuộc và Pháp

    - Xã hội:

    +Giai cấp địa chủ: Tiếp tục phân hóa một bộ phận trung, tiểu, địa chủ tham gia phong trào dân tộc, dân chủ.

    + Giai cấp nông dân:

    Bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa

    Là lực lượng cách mạng to lớn.

    Mâu thuẩn với đế quốc và tay sai

    + Giai cấp tiểu tư sản:

    Số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống đế quốc và ta sai; đội ngũ trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh.

    Giai cấp tư sản: Phân hóa thành 2 bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc

    + Giai cấp công nhân:

    Tăng nhanh về số lượng

    Chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tƣ sản bản xứ), có quan hệ gắn bó với nông dân; có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, kế thừa truyền thống yêu nước.

    ==> Xã hội xuất hiện 2 mâu thuẩn cơ bản:

    Nhân dân Việt Nam >< Thực dân Pháp

    Nông dân >< địa chủ

    2. Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1925

    * Nguyên nhân

    - Khách quan:

    + Ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga

    + Sự ra đời của quốc tế Cộng sản và sự phát triển của phong trào cách mạng sau chiến tranh

    + Các khuynh hướng tư tưởng tiến bộ du nhập

    - Chủ quan:

    + Hoàn cảnh đất nước-> giải phóng dân tộc là nhu cầu cấp thiết

    + Khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới

    + Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2

    => Mâu thuẩn xã hội phát triễn gay gắt.

    * Phong trào của các giai cấp cá nhân:

    - Tư sản:

    +Tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội.

    + Năm 1923, địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.

    + Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kì còn thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Hi Pháp nhượng bộ, họ ngừng đấu tranh

    - Tiểu tư sản trong nước:

    + Thành lập tổ chức chính trị: Việt nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt..

    + Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi: Mít tinh, biểu tình, bãi khóa.. lập nhà xuất bản tiến bộ, ra sách báo tiến bộ.

    + Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926)

    - Công nhân: Phong trào công nhân còn lẻ tẻ tự phát 8/ 1925

    + Đấu tranh tự phát đòi quyền lợi về kinh tế đơn thuần

    + 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

    + Tháng 8/1925: Phong trào đấu tranh của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son ➜ Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác

    + 1922, công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi ngày nghỉ.

    - Tiểu tư sản ở nước ngoài:

    + hoạt động cuối cùng của: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

    + Ở pháp: Lập ' Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương'

    + Ở Trung Quốc: Thành lập Tâm Tâm Xã, tiêu biểu là tiếng bom Sa Diện.

    - Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:

    + Cuối 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

    + Ngày 18/6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vecxai bản êu sách đòi các quy ền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.

    + 7-1920 Người đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa => Tìm thấy con đường cứa nước.

    + Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc:

    Tìm thấ con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.

    Chuẩn bị về tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

    CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC.

    Câu 1. Bổ sung từ còn thiếu trong câu nói nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc:" Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc.. của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại".

    A. Trị dân. B. Khai hóa.

    C. An dân. D. Ngu dân.

    Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) có điểm gì tương đồng so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1987 – 1914) ?

    A. Chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.

    B. Không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.

    C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu.

    D. Không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Câu 3. Chính sách giáo dục của Pháp ở Việt Nam trong thời kì 1919 – 1929 là

    A. Tiếp tục duy trì nền giáo dục Nho học lạc hậu.

    B. Mở rộng hai hệ thống trường Tây học và Nho học.

    C. Không thay đổi gì so với cuộc khai thác lần thứ nhất.

    D. Mở rộng hơn hệ thống trường Tây học.

    Câu 4. Ngôn ngữ nào được sử dụng trong các trường Pháp - Việt trong những năm 1919 – 1929 ở Việt Nam?

    A. Tiếng Việt.

    B. Tiếng Pháp.

    C. Tiếng Việt và tiếng Pháp.

    D. Tuỳ sự lựa chọn của học sinh.

    Câu 5. Giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc vì

    A. Đây là giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.

    B. Đây là giai cấp có số lượng đông, có tinh thần cách mạng triệt để.

    C. Đây là giai cấp rất nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.

    D. Đây là lực lượng lao động chính, tạo ra mọi giá trị vật chất cho xã hội.

    Câu 6: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi

    A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

    B. Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

    C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

    D. Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.

    Câu 7: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào

    A. Công nghiệp luyện kim.

    B. Công nghiệp hóa chất.

    C. Chế tạo máy.

    D. Khai thác mỏ.

    Câu 8: Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đia lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?

    A. Tăng nhanh về số lượng

    B. Tăng nhanh về chất lượng

    C. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng

    D. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc

    Câu 9: Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân?

    A. Công nhân

    B. Địa chủ

    C. Tư sản

    D. Tiểu tư sản

    Câu 10: Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?

    A. Nông dân với địa chủ phong kiến

    B. Tư sản với vô sản

    C. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

    D. Nông dân với đế quốc Pháp

    Đáp án: 1-D, 2-B, 3-D, 4-B, 5-B, 6-C, 7-D, 8-C, 9-A, 10-A

    Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của mình, mong rằng với kiến thức của bài này sẽ giúp các bạn trong kì thi trung học phổ trông quốc gia.
     
    LỤC TIỂU HỒNG thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...