Lí luận văn học: Bàn về cái đẹp trong văn học

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Phan dang linh, 19 Tháng tám 2023.

  1. Phan dang linh

    Bài viết:
    1
    cái đẹp trong văn học

    [​IMG]

    vì họ là những người nghệ sĩ

    Vì sao?

    Những kẻ lang thang


    những kẻ du lãng nơi đất khách quê người và nhà thơ (pautopxki)

    đêm xuống bóng tối bao trùm lên vạn vật. Thế giới như ngừng thở, ngừng sống. Có lẽ trong khoảnh khắc viết lên những dòng ngậm ngùi ấy, pautopxki cũng nghĩ về cuộc đời chính mình. Một cuộc đời dài với những nỗi buồn thương những chuỗi ngày cô đơn và những giọt nước mắt. Một cuộc đời phải hi sinh hết những mảnh đời riêng chỉ để lại một điều chung cho nghệ thuật văn học như những" "người mơ", "người điên". họ chẳng sợ khi thấy hoa hồng có gai mà lại thấy vui khi tay mình rớm máu, đó là bởi họ mang trong mình sứ mệnh đặc biệt, một thiên chức mà chẳng bất cứ ai có thể thay thế nổi. Đó là mang hương sắc cho đời, mang cái đẹp đến cho vạn vật. Thế gới chỉ còn hai màu trắng đen, và họ là người mang về những áng màu rực rỡ, bởi thế mà chẳng ai bỏ lỡ, chẳng ai lỡ dừng chân nghỉ mệt khi chưa tìm thấy cái đẹp của cuộc đời, và cho đời như chính tâm tư của baudelaire

    mi xuống từ trời cao hay vực thẳm hỡi cái đẹp..

    Cái đẹp ẩn hiện ở khắp chốn, tử 'trời cao "đến" vực thẳm ", từ những khoảng trời mênh mông và bát ngát cho đến những góc phố nhỏ hẹp và thân quen. Cái đẹp trốn ở đâu đó, sau những ngày mưa ngày nắng sau cả những hoang tàn xấu xí sau cả những gì cục cằn thua lỗ. Cái đẹp như hơi thở. Như sợi không khí lan tỏa khắp thế gian.

    Văn học vốn dĩ bản thân nó phải mang cái đẹp là bởi" Văn học và cuộc đời là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người "(Nguyễn Minh Châu). Đối tượng phản ánh của văn học là con người, là con người trong các mối quan hệ xã hội khác nhau. Với thiên chức trở thành" một thứ khi giới thanh cao, đắc lực "để" vừa tổ cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tản ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn. "(Thạch Lam), văn chương phải tác động được đến con người. Ấy nhưng, muốn làm thay đổi con người, hướng họ đến những điều tốt đẹp thì văn chương phải giúp con người nhận thức được con người, nhận thức được những điều đang xảy ra xung quanh minh. Thế nên văn chương không thể khước từ việc thể hiện con người. Con người trong văn chương không được lý tưởng hóa để trở nên hoàn mĩ, không sợ bất cứ điều gì; nhân vật là hiện thân của một tầng lớp, một thế hệ chân thật nhất. Nhà văn không gọt dũa hiện thực để trở nên tốt đẹp, họ phản ảnh những mặt tôi của thế giới, của con người để con người nhận ra những giá trị đạo đức trong đó. Vậy nên, nhân vật tồn tại trong văn chương được quyền có nỗi sợ, đó là những nỗi sợ mất đi cải đẹp, cái tốt, cải thật. Chủng phản ảnh một tấm lòng đẹp, biết hướng thiện, biết mưu cầu cái đẹp bảo vệ cái thật. Như Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm:" Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. "

    Chúng ta chợt nhớ đến viễn cảnh người tử tù Huấn Cao trao đi con chữ một đời tài hoa của minh cho viên quan ngục, khoảnh khắc ấy cả vũ trụ như được ban phát muôn nơi thứ ánh sáng nhiệm mẫu của cải đẹp. Là vẻ đẹp của những cơn sóng biển ngày đêm vỗ hở, của một nàng thiếu nữ với mái tóc bồng bềnh như mây trời hay trong con chữ của người nghệ sĩ ẩn chứa và tỏa sáng vẻ đẹp của lương tri hướng con người đến cải thiện. Tất cả những khoảnh khắc ấy cho ta thấy vẻ đẹp của văn học không bao giờ bạc sờn một màu cũ kĩ mà bao la vô tận, bởi" cái đẹp trong tác phẩm văn học phải là cái đẹp độc đáo, khác thường ". Goethe bày tỏ quan điểm của mình" Các nhà văn có ích chi, nếu chi tham vọng nhắc lại như nhà viết sử? ", văn chương nghệ thuật là hoạt động của sự sáng tạo, là sự phá vỡ những khuôn cũ để vươn đến những phát kiến mới cho nhân loại. Chính vì thế, nếu văn học chi phản ánh cuộc sống như một bản sao in đơn điệu thì vẻ đẹp kia sẽ còn lại gì ngoài sự mở nhạt, ủa tàn vị thiếu đi những hạt mầm sáng tạo trong tâm hồn người nghệ sĩ. Cái đẹp, bán thân nó cũng cần được những làn gió mới thổi qua để bùng dậy nguồn sức sống căng tràn, để ngày càng toàn mĩ hơn và duy trì sự tồn tại trong đời sống văn học. Vì lẽ đó, một tác phẩm chỉ nói về cái đẹp thôi là chưa đủ, ấy còn phải là những vẻ đẹp mà chưa một ai khám phá ra, là cái đẹp không chỉ ở ngoài ánh sáng mà còn trong bóng tối, vẻ đẹp tồn tại ngay cả những nơi tầm thường, bần cùng nhất. Chỉ khi chạm đến những ngưỡng cửa khác nhau của cái đẹp, văn học mới có thể thức tỉnh con người từ trong những lạc lối u mẽ, khiến chúng ta phải lắng mình mà nghe những thanh âm cuộc sống đang tràn về trong tim. Và cũng giống như những người thủy thủ sau bao ngày lênh đênh trên biển khơi bỗng nhận ra đất mẹ là nơi quý giá nhất văn học càng tôn vinh vẻ đẹp ở nhiều góc độ bao nhiêu, khai thác cái đẹp đến một chiều kích vĩ mô bao nhiêu rồi sẽ có lúc thấy rằng: Cái đẹp vốn không nằm ở đâu xa, ở tít tận trời mây duy nấu cùng góc bể mà vẻ đẹp có mặt ngay trong cuộc sống hiện diện trước mắt ta.


    Do đó, về đẹp cứu văn học chính là những cái đẹp khác thường, sáng tạo nhưng không bao giờ được tách tới Thái hiện thục, thoát ly khỏi những quy luật của cuộc sống. Như nhà văn Hà Minh Đức đã tâm sự" Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật "

    cái đẹp đến từ bên trong những người mải miết đi tìm cái đẹp và mải miết đi tìm chính mình. Trong cung cách tâm hồn con người. Thời gian có thể làm những nét đẹo hiển lộ vạn vật có thể thay đổi rồi làng người cũng có lúc úa tàn. Chỉ còn vẻ đẹp trong tâm trí ở lại và sống mãi tỏa hương trong lòng người như cách chùm hoa sữa để lại chút mùi nồng nàn sót lại như lưu luyến mãi mùa đông

    " cuộc sống không có tiếng hát như sự sống không có ánh mặt trời"(phuxich). Cội nguồn và bản chất văn chương là cái dẹp. Đã là văn chương thì phải đẹp. Con người cần cái đẹp như một mục đích sống thì văn chương nhờ cái đẹp mà tồn tại. Cái đẹp mà văn chương đem đến cho người đọc là những mĩ cảm, là những gì nên thơ. Không có cái đẹp không còn thơ chỉ còn những bài học luân lí khô khan những lời giáo huấn khô cứng, những câu chữ được ghép vào cho có vè có vần nhưng dẫu vậy nghệ thuật muốn biến đổi những giá trị tinh thần thành những giá trị vật chất cũng phải nhờ đến nhà văn. Nhà văn như cầu nối giữa tác phẩm với bạn đọc, giữa việc mang cái đẹp đến cho đời và thưởng thức nó. Vậy nên bản thân nhà văn cũng cần có những phẩm chất năng lực đặc biệt và năng lực đầu tiên nhà văn cần có đó là một taqam hồn giàu cảm xúc. Nhà văn không thể sống như một bông hoa điếc giữa cuộc đời, không mang hương sắc. Nhân thế thấy xúc động trước một khu rừng bạt ngàn cỏ lá thì nhà văn phỉ tràn đầy xúc cảm trước giọt sương long lanh đọng tên chiếc lá, một sợi nắng vương nơi kẽ tóc. Người ta đau một thì anh đau mười. Người ta vì cái đẹp mà ngây ngất nhưng anh vì cái đẹp mà mê đắm
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 21 Tháng tám 2023
Từ Khóa:
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...