Thất tịch là gì? Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và để cầu mong lấy được ông chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như: Khất xảo tiết (乞巧節; qǐ qiǎo jié - Lễ hội thể hiện tài năng) Thất thư đản (七姐誕; qī jiě dàn - Sinh nhật cô em thứ bảy) Xảo tịch (巧夕; qiǎo xì - Đêm kỹ năng) Vào đêm Thất Tịch, các cô gái ở Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động như cầu nguyện trước sao Chức Nữ để mong được kéo tay, xem nhện dệt tơ, luồn kim xe chỉ, trồng cây xin con, thờ phụng "Ma hát nhạc", tế bái Chức Nữ, cúng sao Khôi, phơi đồ, phơi sách, tổ chức sinh nhật cho trâu.. Vì những người tham dự các hoạt động này đều là các thiếu nữ, mà nội dung ngày hội lại là vì cầu xin Chức Nữ chúc phúc cho các cô gái được khéo tay, nên còn được gọi là lễ thiếu nữ hoặc lễ nữ nhi. Thất Tịch khởi nguyên từ đời Hán, trong Tây Kinh Tạp Ký có ghi: "Hán Thải nữ thường luồng kim xỏ chỉ vào ngày bảy tháng bảy, từ đấy người người làm theo." Đây cũng là những ghi chép sớm nhất về tục thờ cúng Chức Nữ. Đến thời Tống, trong Khai Nguyên Thiên Bảo có ghi: Đường Thái Tông và phi tử mỗi lần Thất Tịch đều tổ chức yến tiệc, các cung nữ cầu nguyện cho được khép tay; tập tục này kéo dài mãi tới tận đời Tống Nguyên. Đến ngày 20/05/2006, ngày lễ Thất Tịch đã chính thức được xếp vào di sản văn hóa phi vật chất của Trung Quốc. Tại Hàn Quốc là lễ Chilseok (칠석). Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (織姫 Chức Cơ) (tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (彦星 Ngạn Tinh) (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata (七夕), nhưng theo dương lịch. Truyền thuyết, thần thoại Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ là một trong bốn câu chuyện truyền thuyết về tình yêu nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, đồng thời cũng là truyền thuyết lưu truyền sớm nhất và rộng nhất sang các nước lân cận, nó có địa vị rất cao trong lịch sử văn học dân gian ở Trung Quốc. Nội dung truyền thuyết thường xoay quanh câu chuyện về Ngưu Lang từ nhỏ đã mất cha mất mẹ, bị anh chị dâu ức hiếp, chỉ có một con trâu già làm bạn. Ngày nọ, con trâu già bày mưu chỉ Ngưu Lang cách cưới Chức Nữ làm vợ. Vào ngày trâu nói, quả nhiên các tiên nữ xinh đẹp bay xuống bờ sông tắm rửa, nô đùa trong nước. Ngưu Lang nấp sẵn trong bụi cỏ đột nhiên chạy lại trộm đi bộ cánh tiên của Chức Nữ. Các tiên nữ hoảng sợ vội lên bờ mặc áo bay đi, chỉ có Chức Nữ vì mất áo nên không bay đi được, cuối cùng đành phải ở lại làm vợ Ngưu Lang. Sau khi kết hôn hai người sinh một trai một cái, nam canh nữ dệt, cuộc sống vô cùng hạnh phúc mỹ mãn, lúc trâu già sắp chết, căn dặn Ngưu Lang phải giữ da mình lại, khi cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều. Sau khi trâu già qua đời, hai vợ chồng nén nước mắt lột da trâu ra, rồi chôn xác nó trên sườn núi. Chuyện Chức Nữ và Ngưu Lang bị Ngọc Đế và Vương Mẫu biết được, họ rất tức giận, lệnh các thiên thần hạ giới bắt Chức Nữ về. Thiên thần nhân lúc Ngưu Lang không ở nhà, bắt Chức Nữ đi. Ngưu Lang về không thấy vợ, vội khoác da trâu lên người gánh con bay theo vợ. Mắt thấy Ngưu Lang sắp đuổi kịp vợ, Vương Mẫu rút trâm trên đầu vạch một đường xuống sông Ngân, sông Ngân ngày xưa vốn trong vắt nay đục ngầu chẳng thấy đáy, cứ thế Ngưu Lang không cách nào qua sông, chỉ có thể ngậm ngùi cách dòng sông ngóng trông Chức Nữ. Ngọc Hoàng và Vương Mẫu cảm động trước tình yêu chân thành của họ, cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm. Tương truyền vào ngày này, chim hỉ thước sẽ bay lên trời, đắp thành cây cầu hỉ thước cho Ngưu Lang Chức Nữ vượt sông Ngân gặp nhau. Ngoài ra đồn rằng vào đêm Thất Tịch, khi đứng dưới tàng cây nho hoặc những loại trái cây khác có thể nghe được lời tâm tình giữa Ngưu Lang Chức Nữ Phong tục lễ lạc Xâu kim cầu Chức Nữ được khéo tay thêu thùa Đây là cách thức cầu nguyện sớm nhất, hình thành vào đời Hán. Vào đêm Thất Tịch, các cô gái sẽ cầm chỉ ngũ sắc lần lượt xâu vào một dải kim chín lỗ, năm lỗ, hoặc bảy lỗ, tùy địa phương mà có thay đổi. Nhân lúc trăng sáng, xe chỉ luồn kim dưới trăng, người xâu kim nhanh nhất sẽ được khen ngợi là cô gái khéo tay, nhận được chúc phúc của Chức Nữ. Cầu nguyện với Chức Nữ Vào đêm Thất Tịch, các cô gái sẽ mặc đồ mới đứng trong sân nhà mình, cúng bái Chức Nữ. Cách thức cúng hầu hết là các cô gái tự tay làm những vật thêu thùa nhỏ xinh, kèm theo trái cây và dưa bánh, cúng Chức Nữ, mỗi nơi lại cúng những thức khác nhau. Xem nhện dệt tơ để được khéo tay Phong tục này là vào đêm Thất Tịch, các cô gái sẽ cầm hộp đựng một con nhện, nhìn nhện kết tơ trong hộp, dựa vào việc tơ nhện dày hay mỏng mà xem năm nay các cô được khéo tay cỡ nào. Luồn kim thử tài khéo léo Là một biến thể của việc thêu thùa cầu nguyện Chức Nữ, khởi nguyên là việc xâu kim, nhưng có hơi khác với việc xâu kim, là một phong tục thịnh hành ở hai đời Minh, Thanh Cúng sao Khôi Dân gian đồn rằng ngày 7 tháng 7 là sinh nhật sao Khôi. Thời xưa, thư sinh muốn cầu xin công danh đều cúng sao Khôi, nên người đọc sách cực kì sùng bái nó, thường cúng bái vào ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm, để mong sao Khôi phù hộ cho mình thi cử thuận lợi. Sao Khôi chính là Khôi Đấu Tinh, là một trong 28 tinh tú thuộc chòm Bắc Đẩu. Sĩ tử thời cổ khi đỗ Trạng Nguyên xưng là Đại Khôi thiên hạ sĩ, là vì sao Khôi chủ quản thi cử. Cúng Chức Nữ Vào đêm Thất Tịch, các thiếu nữ đặt một cái bàn dưới trăng, trên bàn đặt trà bánh, trái cây, rượu, ngũ tử (nhãn, táo, phỉ, đậu phộng, hạt dưa), một bó hoa tươi được buộc chỉ đỏ cắm trong lọ, đằng trước đặt một lư hương. Các cô sau khi tắm rửa dâng hương thì ngồi quay quần quanh bàn vừa ăn trà bánh vừa nhìn về phía sao Chức Nữ mặc niệm tâm sự của mình, cầu nguyện với Chức Nữ. Các cô bé thì mong lớn lên xinh đẹp hoặc có được lang quân, các cô lớn hơn thì mong sớm có con trai. Lễ sẽ kéo dài tới chừng nữa đêm thì tan. Mừng sinh nhật cho trâu bò Đám trẻ vào ngày Thất Tịch sẽ ngắt hoa, cỏ gắn lên sừng trâu, xem như mừng sinh nhật cho trâu. Vì trong truyền thuyết Tây Vương Mẫu dùng thiên hà ngăn cách Ngưu Lang và Chức Nữ, con trâu già đã bảo Ngưu Lang lột da mình giúp Ngưu Lang vượt qua thiên hà gặp Chức Nữ. Mọi người vì kỷ niệm con trâu già nên có tập tục mừng sinh nhật trâu. Trồng cây cầu con Mấy ngày trước đêm Thất Tịch người ta sẽ phủ một lớp đất lên mặt bàn, rải mầm hạt bắp lên, đợi nó nẩy mầm, rồi bày thêm những mô hình nhà tranh, hoa, cây xanh chung quanh, làm thành hình dáng thôn xóm nhỏ. Ngoài ra có nơi còn có bỏ hạt đậu, hạt lúa mì vào trong chén nước, chờ nó nẩy mẩm, dùng dây đỏ hoặc xanh buộc lai thành bó, gọi là hoa sống, hoặc ngũ sinh bồn . Lại dùng sáp nặn tượng như Ngưu Lang, Chức Nữ, hoặc chim ưng, uyên ương đặt trên mặt nước cho trôi nổi gọi là thủy thượng phù . Có người thì dùng sáp nặn hình em bé, để phụ nữ đã có gia đình mua về nhà cầu nguyện, xem như nghênh điềm lành có con về nhà. Thờ cúng "ma hát nhạc" "Ma hát nhạc" là đồ chơi của trẻ con trong đêm Thất Tịch ngày trước, là tên gọi khác của tượng đất sét, hình tượng ma hát nhạc thường là một đứa trẻ tay cầm hoa sen hoặc lá sen. Sang đến thời Tống các ma hát nhạc này phát triển lên càng nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, chất liệu cũng từ đất sen chuyển thành ngà voi hoặc những vật liệu tinh xảo, quý giá khác. Ăn bánh Thất Tịch Trong số các món ăn vào ngày Thất Tịch thì bánh Thất Tịch nổi danh hơn cả. Bánh Thất Tịch hay còn gọi là bánh Xảo, thường có rất nhiều kiểu dáng, nguyên liệu chính là bột và mật đường. Nấu nước đường trắng rồi bỏ bột mì, mè vào trộn đều, cán mỏng. Để nguội rồi cắt thành những miếng hình chữ nhật, nắn thành cách hình dạng khác nhau, sau đó bỏ vào chảo dầu chiên vàng. Ngoài ra còn có dưa hoa, tức điêu khắc hoa văn bên ngoài vỏ các loại quả, hoặc trực tiếp ghép lại thành hình kì hoa dị điểu. Thời xưa nếu mua một cân (nửa ký) quả Xảo thì sẽ được kèm theo hai búp bê khoác chiến giáp, như môn thần, được xưng là tướng quân Quả Thực. Nhuộm móng tay Đây là tập tục truyền lưu ở các vùng phía Tây Nam ở Trung Quốc, thường là ở vùng Tứ Xuyên, Quý Châu và Quảng Đông cũng có tập tục này. Gội đầu Không ít các thiếu nữ trẻ tuổi đều thích gội đầu bằng các chất lỏng chiết xuất từ lá cây vào đêm Thất Tịch. Đồn rằng làm vậy không chỉ giúp các cô được trẻ tuổi xinh đẹp, mà với các cô lập gia đình sẽ nhanh chóng tìm được lang quân như ý. Đón sương sớm Không ít nơi ở Trung Quốc hiện giờ vẫn còn giữ lại tập tục hứng sương sớm để rửa mặt. Truyền rằng sương sớm đêm Thất Tịch là nước mắt khi Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, nếu xoa lên mắt và tay, có thể giúp người ta nhanh tay lẹ mắt. Phơi sách, phơi đồ Phong tục này bắt đầu từ thời Hán kéo dài tới Ngụy Tấn, và trở nên vô cùng thịnh hành, người người bày hết lăng la tơ lụa, sách vở trên sào để phơi. Thời xưa đây là ngày lễ dành riêng cho các quý cô, nhưng dần dà khi xã hội ngày càng tiến bộ, nó đã được mở rộng ra, không còn là ngày lễ dành riêng cho cánh phụ nữ nữa, mà dần trở thành ngày lễ tình nhân của Trung Quốc, cũng vì thế ngày hội truyền thống chứa đựng nội hàm văn hóa đặc biệt và giá trị nhân văn cao này dần tìm về vị trí của mình. Nguồn bài: Zhihu