Tóm tắt nội dung sách: Lẽ phải của phi lý trí

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Nguyên Vĩ Thu Thu, 19 Tháng bảy 2018.

  1. Nguyên Vĩ Thu Thu Tàn Hồng

    Bài viết:
    392
    LẼ PHẢI CỦA PHI LÝ TRÍ


    __________
    *Lưu ý: Đây chỉ là tóm tắt.


    chọt vào
    Trong cuốn sách nền tảng của mình Phi lý trí, nhà khoa học xã hội Dan Ariely đã đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan. Giờ đây, trong cuốn Lẽ phải của phi lý trí, ông hé lộ những ảnh hưởng đầy bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà ‘phi lý trí’ có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta. Tập trung vào nghiên cứu những hành vi của chúng ta tại nơi làm việc và các mối quan hệ của chúng ta, ông đưa ra những hiểu biết mới và những sự thật đáng ngạc nhiên về những điều đang thôi thúc chúng ta làm việc, cách thức mà một hành động thiếu khôn ngoan có thể trở thành một thói quen, cách mà chúng ta học để yêu thương những người mà chúng ta sống cùng, và còn nhiều hơn thế nữa.

    Sử dụng những phương pháp thí nghiệm giống như những gì đã khiến cuốn sách Phi lý trí trở thành một trong những cuốn sách được bàn luận tới nhiều nhất trong vài năm trở lại đây, Ariely sử dụng dữ liệu từ những thí nghiệm thú vị và độc đáo để đưa ra những kết luận hấp dẫn về cách thức - và nguyên nhân tại sao - chúng ta hành động như vậy. Từ những thái độ tại nơi làm việc của chúng ta, cho tới những mối quan hệ lãng mạn, tới việc chúng ta luôn tìm kiếm mục đích cuộc đời mình, Ariely lý giải cách thức phá vỡ những khuôn mẫu bi quan trong suy nghĩ và hành vi của chúng ta để đưa ra những quyết định tốt hơn. Lẽ phải của phi lý trí sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình – và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.

    Đọc cuốn sách bạn sẽ biết:

    - Tại sao những khoản tiền thưởng lớn lại có thể khiến các CEO làm việc kém hiệu quả hơn?

    - Làm cách nào mà những định hướng rối rắm lại hữu ích đối với chúng ta?

    - Tại sao việc trả thù lại quan trọng?

    - Tại sao có một sự khác biệt rất lớn giữa điều mà chúng ta nghĩ là sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc?

    - và rất nhiều phát hiện thú vị khác.

    Cuốn sách này thuộc dòng sách TƯ DUY KINH TẾ KHÁC BIỆT.

    Mời các bạn đón đọc!

    Lẽ phải của phi lý trí – Lợi ích bất ngờ của việc phá bỏ những quy tắc logic trong công việc và cuộc sống

    Trong cuốn sách nền tảng của mình Phi lý trí, nhà khoa học xã hội Dan Ariely đã đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan. Giờ đây, trong cuốn Lẽ phải của phi lý trí, ông hé lộ những ảnh hưởng đầy bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà “phi lý trí” có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta. Tập trung vào nghiên cứu các hành vi của chúng ta tại nơi làm việc và các mối quan hệ của chúng ta, ông đưa ra những hiểu biết mới và những sự thật đáng ngạc nhiên về những điều đang thôi thúc chúng ta làm việc, cách mà chúng ta học để yêu thương những người mà chúng ta sống cùng…



    Bằng việc sử dụng dữ liệu từ những thí nghiệm thú vị và độc đáo, Ariely đã đưa ra những kết luận hấp dẫn về cách thức và nguyên nhân tại sao chúng ta lại hành động như vậy. “Lẽ phải của phi lý trí” sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thưc bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.

    Mở đầu bằng câu chuyện của mình, ông cho thấy rằng bằng việc hành động có lý trí, ông đã chiến thắng căn bệnh với một hy vọng rằng một ngày nào đó bác sỹ sẽ nói rằng ông hoàn toàn hết bệnh. Và ý nghĩa của nó là khi đứng trước những công việc nhàm chán, những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta muốn lảng tránh, chúng ta chỉ cần đơn giản là ngồi tính toán, so sánh những thú vui trước mắt, hiểu rằng sẽ có lợi về lâu dài khi ta phải gắng chấp nhận một chút khó chịu trong hiện tại. nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ tập trung cao độ vào những vấn đề thực sự quan trọng với chúng ta.


    Phần I: Lợi ích bất ngờ của việc phá bỏ những quy tắc logic trong công việc


    Chương 1: Tại sao những khoản tiền lương hậu hĩnh không phải lúc nào cũng có tác dụng?

    Ấn vào đây
    “Một nghìn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, chắc chắn những khoản tiền thưởng có ý nghĩa rất quan trong quyết định đến chất lượng và năng suất lao động của nhân viên. Chắc chắn, theo một lối tư duy logic thì tiền thưởng cao sẽ thúc đẩy chúng ta làm việc hiệu quả hơn, giành nhiều thời gian hơn cho công việc. Tuy nhiên cách suy nghĩ tưởng chừng hiển nhiên như vậy có khi nào bất hợp lý?

    Một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, đó là các chú chuột thí nghiệm được cho vào mê cung và bị điện giật. Càng bị giật điện nhiều, chúng càng khó khăn trong việc thoát khỏi mê cung. Thay vì thúc đẩy chúng tìm ra lối thoát, những chú chuột này cứng ngắc lại và bỏ cuộc. Nếu như dòng điện là nguồn tiền thưởng còn những chú chuột là loại người, bạn có thể thấy khó ra sao khi luôn phải chịu áp lực từ những khoản tiền khổng lồ?

    Cùng với đó là hàng loạt các thử nghiệm, thực hiện tại nhiều nơi khác nhau, từ vùng nông thôn Ấn Độ đến các sinh viên của MIT, Ariely đã đúc rút ra được những kết quả khá bất ngờ:
    ◦Trả tiền nhiều có thể mang lại kết quả công việc cao đối với những nhiệm vụ mang tính chân tay, nhưng sẽ ngược lại đối với những công việc đò hỏi phải sử dụng đến trí óc – điều mà các công ty thường có gắng làm khi trả cho các giám đốc điều hành của họ mức lương lớn.
    ◦Tóm lại sử dụng tiền để khuyến khích làm việc là một con dao hai lưỡi.

    Chương 2: Ý nghĩa của lao động

    Ấn vào đây
    Trong chương này, tác giả cho thấy một sự thật rất đúng đó là động lực làm việc của con người không chỉ gói gọn trong tiền lương mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố định tính khác.

    “Việc không có người tán thưởng công việc của họ đã tạo ra một sự thiếu hụt rất lớn trong động cơ làm việc của họ. Điều tôi băn khoăn là bên cạnh tiền lương còn có yếu tố gì khác mang lại ý nghĩa cho công việc. Đó có phải là sự hài lòng nho nhỏ khi nỗ lực làm việc của mình được chú ý đến không? Hay chúng ta chỉ cảm thấy thực sự có ý nghĩa khi chúng ta đối diện với cái gì đó lớn lao hơn.”



    Điều này được kiểm chứng trong một nghiên cứu, hai nhóm tình nguyện viên được trả tiền để ngồi chơi Lego và họ có thể ra về bất cứ lúc nào họ muốn. Với nhóm thứ nhất, sau khi mỗi người hoàn thành, sản phẩm của họ được giữ lại và xem xét. Ngược lại, cứ mỗi người ở nhóm thứ hai đứng dậy, các nhà nghiên cứu lại phá hủy sản phẩm của người đó. Những người trong nhóm thứ hai nhìn thấy sự hủy hoại đó và có xu hướng rời khỏi cuộc thí nghiệm sớm hơn so với những người ở nhóm thứ nhất. nghiên cứu trên chứng tỏ rằng chúng ta sẽ mất động lực làm việc nếu như sản phẩm của chúng ta bị đánh giá thấp. Chúng ta sẽ không thể làm việc nếu như công sức bỏ ra không hề được coi trọng cho dù có được trả lương cao.

    Một kinh nghiệm được đúc rút ra cho các nhà quản lý đó là:

    “Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn thực sự muốn nhân viên của mình mất hết động lực làm việc, chỉ cần phá hủy hết kết quả công việc ngay trước mặt họ. Hoặc, nếu bạn muốn tế nhị hơn một chút, chỉ cần lờ họ và những nỗ lực của họ đi. Ngược lại nếu bạn muốn khuyến khích mọi người làm việc với bạn và vì bạn, việc chú ý đến họ, tới những nỗ lực cũng như thành quả lao động của họ chắc chắn là rất có ích.”

    Phần II: lợi ích bất ngờ của việc phá bỏ những quy tắc logic trong cuộc sống


    Chương 6: Tại sao con người có thể thích nghi (nhưng không phải với TẤT CẢ MỌI THỨ và vào MỌI THỜI ĐIỂM)

    Ấn vào đây
    Sự thật là mọi sinh vật sống trên thế giới này, trong đó có cả con người, qua thời gian đều khả năng làm quen với hầu hết vạn vật. loài người là loài có khả năng thích ứng với rất rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mọi cảm xúc chúng ta trải qua hướng ta đến những những trải nghiệm khác biệt, nhưng chỉ một thời gian sau, chúng ta sẽ quen với điều đó và mọi chuyện trở nên bình thường.

    Bằng chứng là câu chuyện về con ếch trong nồi nước sôi. Nếu bạn bất ngờ ném con ếch vào một nồi nước sôi, nó sẽ vùng vẩy và nhảy phắt ra. Nhưng nếu bạn cho nó vào một nồi nước ở nhiệt độ phòng bình thường, nó sẽ nằm im trong đó và không hề phản ứng. Sau đó bạn tăng dần nhiệt độ lên, nó vẫn sẽ ngồi im và tiếp tục như vậy cho đến khi nó có thể bị nấu chín. Ngoài ra một số ví dụ thực tế có thể chứng minh cho điều nay, như việc khi mua sắm, ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất là thích thú và sảng khoái vì có đồ mới, tuy nhiên cảm giác đó không duy trì được lâu và bạn sẽ cảm thấy bình thường trở lại. Hay đối với việc học bất kỳ một ngoại ngữ nào, ban đầu khi phải giành mỗi ngày 2h để học, bạn sẽ thấy rất uể oải và chán nản vì mất đi một khoảng thời gian 2h mà trước kia bạn có thể làm những việc khác vào giờ đó, nhưng nếu duy trì thói quen đó, dần dần bạn sẽ thích nghi với việc hàng ngày phải học trong vòng 2h, và bạn cũng mất đi dần cảm giác khó chịu ban đầu.

    Ngoài ra để chứng minh cho nhận định ban đầu, tác giả còn đưa ra một loạt các dẫn chứng hay các thí nghiệm thực tế. Ví như là câu chuyện của Andrew Potok- một nhà văn mù từng sống ở Montpelier, Vermont, hay nghiên cứu thích nghi cảm giác của Philip Brickman, Dan Coates và Ronnie Janoff-Bulman khi so sánh về mức độ hạnh phúc nói chung của 3 nhóm người: người bại liệt chi dưới, những người trúng số độc đắc và những người hoàn toàn bình thường, không tàn tật cũng không gặp vận may đặc biệt nào,…

    Đi đến chột lại vấn đề, ông nói: “Dù bạn có cảm thấy phấn khích đến mức nào với một thứ gì đó mới mẻ, thì về lâu về dài, cái thứ ấy cũng chẳng đủ sức làm bạn phấn khích mãi, tương tự, điều đó đúng với cả những bất hạnh nữa.”



    Một vấn đề được đặt ra đó là làm sao để sự thích nghi phục vụ chúng ta? Khi đưa ra một trường hợp của Ann, một sinh viên đại học sắp tốt nghiệp, quãng thời gian sinh viên, Ann sống trong chung với 2 người bạn khác trong căn phòng kí túc bé tẹo, cũ nát và chẳng mấy sạch sẽ, sau khi tốt nghiệp, cô nhận được tháng lương đầu tiên và háo hức khi chuyển đến căn hộ đầu tiên, cô viết ra cả một danh sách những thứ cần mua, vậy cô sẽ lựa chọn việc mua sắm thế nào, mua môt lúc tất cả mọi thứ hay chia nhỏ ra từng giai đoạn? Và khi đã tìm hiểu về sự thích nghi, có thể khẳng định rằng chắc chắn Ann sẽ hạnh phúc hơn khi ngắt quãng thời gian mua sắm, cô ấy có thể chạm được vào nhiều “hạnh phúc mua sắm” hơn khi cô ấy biết tự giới hạn chi tiêu, ngừng lại nghỉ một chút và làm chậm lại tiến trình thích nghi.

    Chương 7: Quyến rũ hay không?

    Ấn vào đây
    Trong chương này, có nội dung khá thú vị và hấp dẫn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, đó là vấn đề tâm lý khi chọn lựa đối tượng hẹn hò, và cách nào để việc tìm kiếm đối tác hẹn hò như ý khi mà những trang web hẹn hò trực tuyến sụp đổ.

    Một thử nghiệm quyến rũ hay không được thực hiện đầy đủ ở cả hai giới, nó cung cấp thông tin để khẳng định đàn ông coi trọng hình thức và quan tâm đến sự hấp dẫn về ngoại hình của phụ nữ hơn so với đối phương. Họ quan sát rất kỹ độ “quyến rũ” của những người phụ nữ mà họ “đang duyệt” và có xu hướng nhắm tới những người phụ nữ “vượt tầm kiểm soát của họ”

    “Tổng hợp lại từ kết quả của các thí nghiệm QUYẾN RŨ hay KHÔNG, Hẹn hò nhé và Hẹn hò tốc độ, dữ liệu cho thấy mặc dù cấp độ hấp dẫn của bản thân chúng ta không làm thay đổi quan niệm thẩm mỹ, nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn tới các thứ tự ưu tiên của mình. Nói đơn giản là, những người kém hấp dẫn về ngoại hình có thể nhìn thấy những phẩm chất không liên quan đến ngoại hình mới là điều quan trọng hơn.”

    Chương 8: Thị trường sụp đổ (Một ví dụ về hẹn hò qua mạng)

    Ấn vào đây
    Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng biết đến một hình thức khá lâu đời để kết duyên vợ chồng, đó chính là mai mối. Ngày nay, với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của internet, hình thức ấy đã mai một và dần hình thành nên các “bà mối” là những trang web hẹn hò qua mạng.

    Hãy nhìn vào thị trường hẹn hò. Ở trong thị trường này, các trang hẹn hò giúp người ta tìm kiếm đối tượng người ta cần, đổi lại bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Qua các thử nghiệm, tác giả thống kê rằng một người sử dụng các trang hẹn hò trực tuyến thông thường dành 5.2 giờ một tuần để lướt các profile, 6.7 giờ để gửi mail tới những người tiềm năng, và chỉ 1,8 giờ một tuần để đi gặp những người đó và kết quả thì chẳng mấy khá quan. Từ đó, có thể cho thấy việc cung cấp các thông tin lên các trang hẹn hò là một việc làm phi lý trí, ở đó nó cho phép bạn cung cấp thông tin theo một form được lập trình sẵn, và nó không hề cho thấy bạn cảm thấy như thế nào nếu ở cạnh người ấy. Việc chỉ dành 1,8 giờ một tuần để đi gặp những “đối tác” là quá ít so với những việc còn lại, trong khi mối quan hệ yêu đương lâu dài phải xuất phát từ cảm xúc thực sự. 1,8 giờ một tuần là một con số không thể cho bạn những tâm tư, cảm xúc thực sự khi ở cạnh người đó. Con người không giống như robot được lập trình sẵn những cảm xúc giống nhau, mà mỗi người có những tình cảm khác nhau đối với từng người khác nhau.

    Từ thất bại của thị trường hẹn hò, tác giả liên hệ đến sản phẩm và thị trường khác. Sự thất bại của thị trường hẹn hò qua mạng là sự thất bại của thiết kế sản phẩm, và các thị trường khác cũng vậy, tất nhiên còn rất nhiều yếu tố khác cấu thành nên.

    Chương 9: Về cảm thông và cảm xúc: Tại sao chúng ta dang tay cứu giúp một người cụ thể chứ không phải rất nhiều người?

    Ấn vào đây
    Tại sao chúng ta lại sẵn sàng cho một người ăn xin tiền nhưng lại kỳ kèo với người mua sắt vụn mấy đồng tiền lẻ? Hầu hết mọi người đều cảm thấy xúc động khi nghe tin một bé gái rơi từ một chung cư cao tầng, tuy nhiên lại không có cảm xúc gì mấy nghe cái chết của 800.000 người Rwandan. Đó cũng là minh chứng cho câu nói nổi tiếng của Stalin: “Một người chết là một thảm họa, còn cả ngàn người chết, ấy là thống kê”. Những nhà xã hội học gọi hiện tượng này là: Hiệu ứng nạn nhân hữu danh.



    Nói cách khác, chúng ta cảm thấy thương cảm với những người chúng ta nhìn thấy hình ảnh, biết tên của họ với những thông tin khác, nhưng đồng thời kém cảm thông với những thông tin có quy mô rộng hơn và liên quan tới nhiều người. Để minh chứng cho hiện tượng tự nhiên này, tác giả đề cập đến ba yếu tố tâm lý: sự gần gũi, sự sống động và hiện tượng hạt cát trên sa mạc. Sự gần gũi không chỉ phản ánh một yếu tố gần gũi về mặt vật lý, mà nó còn phản ánh một cảm giác huyết thống – bạn rất gần với những người thân, những cộng đồng xã hội, và với những người mà bạn chia sẽ với những điểm chung. Sự sống động được minh họa bằng một tình huống sau: nếu tôi kể với bạn rằng tôi vừa bị đứt tay, thì bạn sẽ không thể hình dung ra toàn cảnh sự việc và bạn sẽ không mấy cảm nhận được nỗi đau của tôi. Nhưng nếu tôi miêu tả chi tiết về vết cắt trong nước mắt và nói cho bạn biết nó sâu đến mức nào, vết cắt ấy khiến tôi đau ra làm sao và tôi bị chảy máu be bét kinh khủng thì bạn sẽ hình dung ra được bức tranh sống động về việc tôi bị đứt tay và vì thế bạn sẽ thấy thông cảm với tôi nhiều hơn. Và hiệu ứng “hạt cát trên sa mạc” nó xuất hiện khi bạn đứng trước cơ hội trở thành người duy nhất có thể giúp đỡ nạn nhân của thảm kịch.

    Vì vậy, nếu bạn muốn tạo nên những tác động tích cực cho xã hội, đôi khi bạn cần trở nên phi lý trí để có thể nhìn ra và cảm thông với những người chúng ta không hề quen biết.

    Chương 10: Những bài học từ sự phi lý trí

    -----------------------

    Tác giả: Nguyễn Bích Ngọc - Bookademy
    Nguồn: Waka.vn
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...