Làm văn: Phân tích một vẻ đẹp của Huấn Cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 13 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Phân tích một vẻ đẹp của Huấn Cao

    Bài làm

    Nguyễn Tuân -người được mệnh danh là cái định nghĩa của nghệ sĩ. Ông là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam với sự nghiệp suốt đời đi tìm cái đẹp. Những sáng tác của ông xoay quanh vẻ đẹp hình tượng của những nhân vật lí tưởng. Trong đó Huấn Cao một nhân vật có nhân cách trong sáng và khí phách hiên ngang mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo bằng cả niềm trân trọng trong tác phẩm "chữ người tử tù". Tài nghệ và nhân cách của nhân vật được bộc lộ trong phân tích một nhân cách của Huấn Cao.

    Chữ người tử tù- lúc đầu có tên là "dòng chữ cuối cùng" sau in trong tập truyện "vắng bóng một thời". Kể về phần lớn những nhà nho sĩ cuối cùng, những con người tài hoa bất đắc chí nổi bật lên từ ông Huấn Cao. Một người không chỉ có tài mà còn có vẻ đẹp của một nhân cách lớn. Nhân cách của một vị uy nghi, thanh cao, trong sạch nhất.

    Viên quản ngục, người khi đọc sách thánh hiền đã ấp ủ trao tại nhà riêng của mình một bức chữ. Gặp được Huấn Cao là người tử tù có tài thư pháp. Hàn cảnh gặp nhau không phải là những nơi thoáng mát sạch sẽ gì, cũng không phải là nơi có cảnh đẹp ý thơ để cho những cho chữ mà đây chính là trong tù. Một người là coi nhục nơi ấy một người là tử tù hoàn cảnh trớ trêu làm họ một đối địch. Đây là hoàn cảnh và mối quan hệ đặc biệt éo le làm nổi bật hình tượng Huấn Cao. Một người có tài có tâm "văn võ đều có tài".

    Nhưng tình huống đặc biệt nên viên quản ngục chỉ có thể tỏ lòng "biệt đãi người tài", "kể kính mến khí phác, kẻ biết tiếc, biết chọn người tài không phải là kẻ xấu hay vô tình". Và tên quản ngục đối đãi tốt với Huấn Cao vì hắn nghĩ người này, nhân vật này giống hắn, tương đồng với hắn rằng đều là người hê cái đẹp và đơn giản chỉ là do bản thân chọn nhầm việc, nhầm nghề mà thôi.

    Mặc dù được tối đãi đặc biệt, rượu thịt hơn người tù khác, không giống với bữa cơm tù. Thì ta thấy được thái độ của Huấn Cao là "vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hướng sinh bình lúc chưa bị giam cầm". Thái độ của Huấn Cao như thế không quan tâm, thờ ơ, coi như đây là chuyện hết sức bình thường, là lẽ đương nhiên phải như vậy. Chứng tỏ ông không sợ cường quyền, không sợ cái chết, sinh tử.

    Dù vào tù nhưng cốt cách vẫn thanh cao và cao thượng. Ông luôn thờ ơ trước sự "lễ phép, khép nép" bất thường của viên quản ngục, trước nay chưa từng có của một cai ngục đối với tù nhân. Ông không vì chút ân huệ nhỏ này mà dồn mình để cho chữ. Cốt cách rất trong sạch, cho dù vào ngục tù u ám vẫn uy nghiêm không đổ.

    Bản lĩnh uy nghiêm, thanh cao này chỉ có ở một nhân cách lớn, nhân cách của một anh hùng dám bảo vệ ý tưởng sống của mình và chống lại triều đình. Là người có tài, có học nhưng không vì thế mà trong trọng tiền bạc, trọng vật chất hay là uy quyền. "Dỗ rông trừ rệp" là hành động để phục là điềm tĩnh và lạnh lùng và tự do có nhưng không với cái người đặc biệt của viên quản ngục.

    Huấn Cao cố ý làm ra khinh mạc, ông Huấn đã đợi một trận để lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục, đến cái cảnh chém giết ông còn đáng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai. Ông quát mắng và đuổi quan ngục đi vì ông là con người có tấm lòng trọng nghĩa khinh tài, là một nhà thơ chân chính không thích ép mình và theo chủ nghĩa tự do.

    Đến trước ngày xử chém, ông vẫn "mỉm cười" như thế ông chả sợ gì cả không đối diện với nó dù chết vẫn giữ quan điểm của mình. Nhưng trước khi chết ông vẫn sợ rằng "thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Ông cảm thấy tấm lòng "biệt nhẫn liên tài" của viên quản ngục, tấm lòng yêu cái thiện cái đẹp. Ông cảm động trước tấm lòng đó và cuối cùng nét chữ ấy được ban tặng. Cái nét chữ "cao quý và vật hóa trên trời" mà giá ngàn vàng vẫn chưa chắc được mua, nay được trao tặng ngay tại đêm khuya với khói tỏa, ánh sáng đỏ rực cay mắt. Đó là một cảnh tượng chưa từng có, Huấn Cao trong sáng và cao khiết đến nỗi khiến cho viên quản ngục phải thốt lên nghẹn ngào "kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

    Kết bài:
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...