Làm văn: Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài Tràng Giang

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 13 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Làm văn: Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài Tràng Giang

    Bài làm

    Huy Cận - một trong những tác giả xuất sắc trong phong trào thơ mới. Thơ ông giàu tính hàm súc, suy tư và triết lý sâu sắc. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam. Trong đó có bài Tràng Giang với hai khổ đầu đầy tính cổ điển và trầm tư.

    Tràng Giang bài thơ viết vào mùa thu năm 1939, in trong Lửa Thiêng. Nhan đề "tràng giang" gợi tới sự mênh mông của thời gian của thời cổ với sự trôi chảy mênh mang của sông Trường Giang.

    Mở đầu là lời đề từ bất những cảm xúc của người đọc: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Ta cảm nhận được một chút gì đó mất mát của sự bâng khuâng - nỗi buồn cô đơn, hồn thả về bầu trời với con sông. Đây là các biểu đạt của một người tự cảm giác nhỏ bé, một thứ gì đó lạc lõng, phản phất cái bơ vơ chứa nỗi buồn tủi nho nhỏ. Đây không phải nỗi buồn của mình ông mà là của tất cả thế hệ những nhà thơ mới của các nhà trí thức. Cái buồn ảm đạm sầu đau không thể nói, con người chỉ có thể ngồi một mình bâng khuâng nhìn trời, nhìn đất mà thở dài trước cái hiu hiu như sông Hồng, mênh mang mang sông nước.

    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

    Con thuyền xuôi mái nước song song

    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

    Củi một cành khô lạc mấy dòng

    Mở đâu cả bài thơ là phản phát nỗi buồn hiu hiu xa vắng bởi cái không gian "tràng giang" rộng lớn bao la của cuộc đời. Hình ảnh "sóng" với động từ "gợn" - ý nói tới chuyển động nhẹ nhàng liên tục đều đều và dường như nó vô tận nỗi buồn mênh mang trong cuộc đời.

    Lặp âm "Tràng Giang" láy vần "ang" thể hiện nhân hóa. "Điệp điệp" là từ gọi lên cái liên tục, không ngừng nghỉ và nhịp nhàng. Thêm từ "buồn" làm không khí nơi đó theo ảm đạm. Cái buồn hiu hiu, không cuồng nhiệt như "con thuyền" thả trôi với dòng nước "song song" -từ láy nguyên làm chan hòa ứng với hai chữ "điệp điệp" địa ở cuối câu thứ nhất đầy gợi hình.

    Câu thơ thứ hai làm ta liên tưởng tới sự buông thả buông xuôi đối với thời thế. "Song song" là hai đường thẳng dài không bao giờ gặp nhau, gợi liên tưởng những cuộc sống cứ thế làn xa và lang thang mãi. Đối lập "con thuyền" và "nước" cứ "về" và "lại" trái ngược như thể nó có thể chạm vào nhau nhưng còn một chút nữa thôi, nó lấp lửng, không thỏa mãn. Gợi sự nhớ thương, nỗi buồn phản phất ở đâu đó trên sông.

    Sử dụng từ "một cành khô" để miêu tả sự cô đơn một mình một thân. Tác giả đã khéo léo chọn lọc từ đơn và đảo ngữ tạo sự lênh đênh vô tận của dòng nước.

    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

    Nắng xuống trời lên sâu chót vót

    Sông dài trời rộng bến cô Liêu.

    Trong khổ thơ thứ hai tác giả đã miêu tả cảnh vật cô quạnh, vắng vẻ của không gian. Đứng trước cái hiu quạnh của cảnh vật trước mắt.

    "Lơ Thơ cồn nhỏ" gợi cái phản phất, nhỏ bé của ngọn cồn cộng thêm gió "đìu hiu". Đây là hai từ láy nói đến cái buồn bất trắc, buồn hướng đến sự ít ỏi giữa không gian mênh mông vô tận. Đây không chỉ được Cảm nhận bằng thị giác mà còn bằng thính giác.

    Sắc sảo với âm thanh của cuộc sống, các hình ảnh của "làng" và "chợ" được hiện lên. Nắng của chợ chiều cộng thêm cảnh vật của sông dài, trời bao la rộng lớn, bến thuyền kia và cái bến cô liêu nọ đều nói tới cái sự giản dị nhỏ bé, không mấy ai để ý tới. Từ đó ta thấu được tâm tình của tác giả, qua bài thơ cũng chỉ tới sự nhỏ bé, cô đơn, trống vắng và hiu quạnh. Đồng thời dấy lên tài năng lớn của Huy Cận.

    Nghệ thuật lặp âm đầy điêu luyện "điệp điệp", "song song", "lơ thơ", "đìu hiu", "chót vót". Sử dụng từ ngữ mang tính, gợi sự nhỏ bé "một cành khô", "cồn nhỏ".. Tác giả nhờ vậy cũng chứng minh cho tài năng của mình, tài năng viết thơ đi vào lòng người những cái buồn nhỏ, phản phất mà thấm thía người đọc.

    Kết bài: Bài thơ "Tràng Giang" - hai khổ thơ đầu đã để lại được câu chuyện buồn và bài học về tài năng chưa được sao sáng, chưa có sự kết nối. Cũng hiểu được nỗi buồn của tác giả với buổi chiều và gió sông phản phất.

    Bởi: @Táo ula
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...