Làm Văn 9: Tưởng Tượng Mình Gặp Gỡ Với Người Lính Lái Xe Trong Tác Phẩm Của Phạm Nhật Duật Và Kể Lại

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Jenny QwQ, 25 Tháng mười hai 2021.

  1. Jenny QwQ Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do <3

    Bài viết:
    24
    [​IMG]

    Đề đầy đủ: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ tiểu đội xe không kính..

    Dàn Ý Chung: (Nguồn từ Tech12h)

    a. Mở bài: Tình huống để các nhân vật gặp gỡ:

    • Hoặc đến thăm gia đình thương binh, thăm bảo tàng quân đội, thăm nghĩa trang liệt sĩ.. gặp được người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa.

    • Hoặc tưởng tượng đến Trường Sơn trong chiến tranh chống đế quốc Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.

    (Lưu ý: Tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách nhân vật người lái xe)

    b. Thân bài: Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe


    • Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác)

    • Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

    • Hỏi người lính về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

    • Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù làm xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

    • Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ

    • Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

    c. Kết bài: Kết thúc cuộc nói chuyện:

    • Chia tay người lính lái xe.

    • Ấn tượng của nhân vật "tôi".

    • Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.

    Bài làm:

    Con đường Trường Sơn huyền thoại, nhất là trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã đi vào thơ ca, đi vào kháng chiến như một lẽ tự nhiên nhất. Trong thời kì lịch sử ấy, đã sản sinh ra nhiều nhà thơ lính nhưng tiêu biểu nhất là nhà thơ Phạm Tiến Duật với tác phẩm Bài thơ về những chiếc xe không kính. Bài thơ ấy đã gợi lên cho tôi nhiều cảm xúc khó tả và bây giờ nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, trường đã tổ chức cho học sinh chúng tôi một cuộc gặp gỡ với một vị khách mời đặc biệt và thật bất ngờ đó là một trong những người lính lái xe trong chính tác phẩm Bài thơ về những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật.

    Trong không khí trang nghiêm của cuộc gặp gỡ, tất cả học sinh đều ngồi hết sức ngay ngắn và trật tự với nét mặt ánh lên vẻ mong đợi và hào hứng. Tôi ngồi ở dãy ghế đầu nên có thể quan sát người lính ấy thật cụ thể. Khi mới được học, người lính lái xe mà tôi đã mường tượng là một người lính trẻ trung ngang tàng, sôi nổi và đầy sức sống. Nhưng người lính nay ngồi đó tóc đã điểm hoa râm, khuôn mặt tuy già dặn và toàn thân đều toát ra vẻ trầm tĩnh, nhưng giọng nói đậm chất miền Bắc ấy lại cứ là vui tươi, vẫn cứ là sôi nổi đầy vui vẻ và rất vang, có lẽ là những năm tháng kháng chiến trường kì đã tôi rèn sức khỏe cho người lính. Thầy giáo chủ trì sau vài câu giới thiệu và mở màn cũng dần lui xuống để chúng tôi bắt đầu đặt câu hỏi và trò chuyện. Tôi chủ động giơ tay đứng dậy hỏi ông về những năm tháng chống Mĩ khi chú lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Ông cười nhìn tôi, sau đó, ông bắt đầu cất giọng kể về cuộc đời người lính vận tải trên tuyến đường Trường Sơn lúc Mỹ ném bom dữ dội.

    Vào năm 1969, ông tham gia chiến trường, vào trung đoàn 07 với nhiệm vụ chính là lính lái xe, lái những chiếc xe dã được ngụy trang để chi viện quân trang, vũ khí.. cho chiến trường miền Nam. Tuyến đường Trường Sơn lúc bấy giờ đuọc xem là huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Vì thế mà đé quốc Mĩ thả bom vô cùng dữ dội và ác liệt ở con đường này, cho nên nó còn được gọi là con đường Trường Sơn tử thần. Nơi này đã có rất nhiều chiếc xe bị trúng đạn và hi sinh, thế nhưng chúng thả bom càng mạnh, thì ông và các đồng chí lái xe vẫn quyết tâm lên đường đến với miền Nam ruột thịt. Cũng vì vậy mà những chiếc xe dần dần bị hư hỏng rất nhiều. Chúng bị vỡ kính, bể kính rồi mất kính, đèn xe, mui xe cũng không còn, cả xe không biết đếm sao cho xuể là vết xước, đã không còn nguyên vẹn được nữa. Tuy nhiên, dù vậy đã có rất nhiều điều thú vị xảy ra, ông cười to rồi lại kể tiếp.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Ông nói rằng dù xe không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước thì xe vẫn sẽ chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe vẫn con một trái tìm một lòng vì quê nhà vì tổ quốc!

    Cuộc gặp gỡ và trò chuyện đã diễn ra hết sức tốt đẹp. Cho đến bây giờ lòng tôi vẫn còn nhớ như như in câu nói cuối cùng của người lính ấy "Chỉ cần trong xe vẫn còn một trái tim". Tôi gần như bị xúc động mạnh vì câu nói ấy, lòng tôi trào dâng lên cảm xúc hết sức biết ơn đối với thế hệ cha ông đã gày dựng len nền hòa bình bay giờ và tự nhủ rằng mình cần phải thêm cố gắng để bảo vệ được nền độc lập và phát triển tổ quốc thêm lớn mạnh.


    HẾT!

    Ảnh: Trên Mạng

    Dàn Ý: Tổng hợp nhiều nguồn (Tech12h)

    Bài làm: By Jenny QwQ (có tham khảo)
     
    Anhlanvu, phubuii, Sarimisuki57 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...