Hey! Bạn có muốn học cách lãng phí cuộc sống và làm cho cuộc đời mình khổ sở bằng mọi cách không? Được rồi, vậy hãy xem video này thật cẩn thận bởi vì đây có thể là ranh giới của sống một cuộc sống hạnh phúc và tận hưởng đời sống mỗi ngày hoặc là có một cuộc sống tràn đầy khổ nhọc và buồn chán. Và sự khốn khổ không chỉ là một đích đến, nó gần giống như là bóng đá: Là một bộ kỹ năng có thể được mài giũa và hoàn thiện. Vì vậy trong video này, được dựa trên cuốn sách "làm thế nào để khổ sở" của Randy J. Paterson, bạn sẽ học được vô số chiến lược được chia thành 5 bước dễ dàng để thực hiện trở nên ít hạnh phúc trong cuộc sống. Trong lúc thực hiện, bạn có thể khám phá được rằng bạn đã khá thành thạo một số trong đó, hơn nữa còn thực hiện chúng hằng ngày. Nhưng bạn có thể trở nên tốt hơn thế, hoặc có thể, tôi ngại phải nói rằng, tệ hơn thế. Đầu tiên, xây dựng một hòn đảo cho chính bạn: Chúng ta là chủng loài theo hướng cộng đồng, không giống các loài gấu, chúng ta giành nhiều thời gian để hoạt động theo nhóm. Cô độc trên Savannah, chúng ta sẽ không thể tồn tại lâu dài. Trong hầu hết lịch sử loài người, chúng ta thường gầy dựng các bộ lạc khoảng 75-150 người và những người không thể chịu nổi sự phức tạp của nhóm cộng đồng sẽ phải tự bỏ đi một mình. Hổ cũng phải săn mồi, thế thôi! Vậy, chúng ta có một chiến lược hoàn hảo để trở nên sống khổ sở hơn - cô lập chính mình - xây một hòn đảo, tạo dựng hàng rào và đóng cửa tầng hầm lại, bật máy tính lên và đánh lừa bản thân rằng bạn đã thành công một mình thay vì dựa trên các liên hệ xã hội. Đó là một trong những con đường hiệu quả nhất dẫn đến khổ sở phiền muộn đang tồn tại. Thứ hai, nghiêm trọng hóa các vấn đề, làm cho nó nghiêm trọng.. rất.. rất.. Nghiêm trọng, sau đó cá nhân hóa nó và giữ cho bản thân xa cách và không dễ tiếp cận. Bạn chẳng muốn giao du với những người kém cỏi, không đủ đẳng cấp, ngớ ngẫn, hoặc khó chịu và đó chính là cách mà bạn thấy mọi người lãng vãng xung quanh bạn, cứ đánh giá họ mỗi khi bạn thấy chướng mắt và đừng quên tạo dựng khoảng cách. Nếu như bạn bắt buộc phải ở cùng họ và tiếp xúc với họ, cứ than phiền. Than phiền với tất cả mọi thứ, than về thời tiết, về sự ồn ào, về những người hàng xóm, và nỗi than phiền mà tôi ưa thích nhất chính là về chế độ chính phủ và hệ thống chính trị. Hmm. Vậy đấy. Thứ ba, chúng ta có 3 mốc thời gian chính - quá khứ, tương lai và hiện tại - Yeah, chúng ta đâu cần hiện tại đâu. Bởi vì chúng ta nên dành hầu hết thời gian để hồi tưởng và sống trong quá khứ nhắc lại những điều tồi tệ mà chúng ta đã làm, giấc khuya thì cố suy nghĩ lo lắng về tương lai về những việc gần như không bao giờ xảy đến, nhưng mà, bạn vẫn không muốn phí phạm cả ngày để lo âu, vì thế "hãy vẽ một kịch bản trong đầu", chơi một trò chơi "nếu như". Chẳng hạn "nếu như bạn không thể tìm được việc sau khi tốt nghiệp", "nếu như bạn bị bệnh", 'nếu như bạn trượt kỳ thi vào tuần tới ". Và để tăng thêm kịch tính, bạn cần cố làm một thứ trước khi đi ngủ để có thể tối đa hóa nỗi khốn khổ từ chúng - nghĩ đến điều gì đó có thể xảy ra vào ngày mai, một điều tồi tệ, để tâm trí bạn thiêu hủy nó. Bây giờ thì lăn qua lộn lại cố đi ngủ đi. Chúc may mắn nhé! Thứ tư, cũng là một trong những điều tốt nhất để sống khổ sở đó là buông bỏ hoàn toàn các mục tiêu của bạn, do đó bạn sẽ trở nên mất phương hướng, nhưng nếu như khốn khổ không chỉ là mục tiêu cuối của bạn, bạn có thể tự thất vọng chính mình bằng cách tiếp cận các nhiệm vụ khác. Thay vì xây dựng chiến lược" trí thông minh "(SMART) được tượng trưng cho: Xác định (Specific), có thể đo lường (Measurable), có thể hành động (Actionable), chạm đến thực tại (Realistic) và định lượng thời gian (Time-defined). Để có thể đặt ra mục tiêu nhạt nhẽo (VAPID) khác như: Mơ hồ (Vague), vô định hình (Amophous), viễn vông (Pie in the sky). Không liên quan (Inrellevant) và trì hoãn (Delayed). Hầu hết các mục tiêu còn xa xôi lắm, và nếu bạn cho phép bản thân tập trung vào các bước nhỏ, bạn sẽ thường xuyên nhận thấy rằng mình đã thành công. Nó sẽ dẫn đến nguy cơ tăng nhiệt thành để tiếp tục con đường bạn đã đặt ra cho bản thân. Vì vậy, hãy chắc chắn đừng làm điều đó! (đừng xây dựng chiến lược thông minh). Thay vào đó, hãy ngoan ngoãn hướng đến mục tiêu cuối cùng, nếu có 50 bước trong quá trình này, bạn sẽ có 49 câu trả lời như nhau về: 'Not Yet" (Chưa xong đâu). Cách này giúp bạn duy trì hào quang của thất bại trong hầu hết toàn bộ quá trình. Nó sẽ đảm bảo suy giảm hứng thú và động lực của bạn, và bạn gần như bỏ cuộc trước khi chạm đến vạch đích. Thứ năm, và cuối cùng hãy để nỗi sợ hãi làm bạn tê liệt, và làm ơn đừng có rời khỏi "khu vực thoải mái" của bạn. Nếu có điều gì xúi giục bản thân cần làm điều gì đó mới mẻ để thay đổi cuộc sống, dừng lại ngay lập tức và quên nó đi. Thay vì cứ nghe lời trực giác của bạn, nếu chúng nói rằng bạn nên tránh xa những con chó, tránh xa độ cao, xa người, lánh đi việc nói chuyện với crush, khép kín không gian, tránh đi du lịch, tránh hỏi nhiều, rời xa các mối quan hệ, tránh đi máy bay, tránh cả các bài kiểm tra, khám sức khỏe, không cần đi phỏng vấn, và tránh các sự nhục nhã có thể xảy ra. Vậy hãy làm theo nó một cách chính xác đi, tránh xa chúng bằng mọi giá, bạn đâu cần sự mới mẻ hay cần phải mạo hiểm đâu. Ngưng phát triển, ngưng đòi hỏi, ngưng làm việc và chỉ chờ đợi thời khắc huy hoàng. Chỉ việc dựa dẫm, thụ động và để cho thời gian trôi qua. Bạn chỉ thích làm những việc đáng sợ đó khi bạn có hứng thú. Bạn biết đấy, có thể đó là một ý kiến hay, yeah, có thể.. Có thể bạn sẽ làm chúng tốt hơn ở.. Kiếp sau. Nguồn: Project Better Self