Làm thế nào để một nhạc sĩ vĩ đại nhưng bị điếc như Beethoven có thể sáng tác nhạc?

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Nguyễn Bích Vân, 21 Tháng chín 2023.

  1. Nguyễn Bích Vân

    Bài viết:
    13
    Ludwig van Beethoven, sinh ngày 16 tháng 12, năm 1770, tại Bonn, Đức quốc. Nói đến ông là nói đến người nghệ sĩ thiên tài về mảng soạn nhạc cổ điển. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã có rất nhiều bản giao hưởng để đời mà tiêu biếu ấy là "For Elise", "Moonlight", "Waldstein".. Dù có nổi tiếng và xuất chúng là thế nhưng mấy ai biết cuộc đời Beethoven bất hạnh đến thế nào.

    Từ thuở nhỏ, Beethoven đã phải chịu bi kịch của bạo lực gia đình khi cha ông luôn say xỉn và đánh đập mẹ con ông. Trải qua nhiều biến cố khi lần lượt mất mẹ, mất cha, rời xa quê hương và đỉnh điểm là có các mâu thuẫn với một vài nhà soạn nhạc khá nổi tiếng lúc bấy giờ.

    Đến khi có được chỗ đứng trong nghệ thuật nhạc cổ điển và đang trong thời kì đỉnh cao của đời mình, Beethoven nhận ra bản thân đang dần mất đi thính giác - thứ quan trọng nhất đối với một nhạc sĩ.

    Ông từng viết thư tâm sự với người bạn thuở nhỏ của mình rằng: "Trong ba năm gần đây, thính giác của tôi ngày càng yếu dần. Trong rạp hát, tôi phải đến rất gần dàn nhạc mới có thể nghe những người biểu diễn. Tôi không nghe thấy nốt cao của nhạc cụ và giọng ca sĩ".

    [​IMG]


    Nguyên nhân của sự việc đau lòng này vẫn chưa hề được làm sáng tỏ. Có nhiều ý kiến mâu thuẫn xảy ra và theo Beethoven, ông nghĩ rằng đó là do di chứng sau một lần đột quỵ. Thời gian càng qua đi thì bệnh ông càng trở nặng và tai đã điếc hoàn toàn. Dù có sử dụng các thiết bị trợ thính thì nó cũng không khả quan hơn. Đó quả là bi kịch không thể khủng khiếp hơn đối với người nghệ sĩ tài ba này.

    Nhưng Beethoven không đầu hàng số phận.

    "Những người nhân viên của Beethoven từng kể lại rằng khi thính giác của ông trở nên kém hẳn, ông sẽ ngồi bên cây đàn piano, đặt một cây bút chì vào miệng, chạm đầu kia của nó vào bảng âm của cây đàn để cảm nhận độ rung của từng nốt nhạc. Trong suốt khoảng 20 năm cuối đời, Beethoven đã sáng tác âm nhạc bằng trí nhớ và trí tưởng tượng của mình, chứ không còn bằng đôi tai nữa. Không chỉ tiếp tục sáng tác nhạc, Beethoven còn biểu diễn, chỉ huy dàn nhạc sau khi bị điếc. Trong các tác phẩm ban đầu của mình khi vẫn có thể nghe được đầy đủ các tần số, ông thường xuyên sử dụng các nốt cao. Khi thính giác giảm sút, Beethoven bắt đầu sử dụng các nốt thấp nhiều hơn vì đây là các nốt ông có thể nghe rõ hơn. Những nốt cao quay trở lại trong các sáng tác của ông vào cuối đời, điều này cho thấy ông đã" nghe "được tác phẩm thành hình trong trí tưởng tượng của mình một cách bậc thầy." (Nguồn: ClassicFM)



    Tuy cuộc đời lắm bất hạnh và đau khổ, Beethoven vẫn làm nó sáng rực lên trong mắt người đời đương thời và mọi thời bằng chính tài năng xuất chúng, ý chí ngoan cường của mình.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...