Hỏi đáp Làm thế nào để không rơi nước mắt?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Tiểu Đan, 12 Tháng mười hai 2020.

  1. Tiểu Đan

    Bài viết:
    363
    Có rất nhiều chuyện buồn xảy ra, và chúng ta đều chọn cách là khóc thật lớn để vơi đi nó. Nhưng không phải, lúc nào nó cũng sẽ là cách giải quyết tối ưu nhất, bởi đôi lúc, nó sẽ khiến chúng ta thật yếu đuối trước người khác.

    Làm thế nào để ra cuộc sống, dù thế nào, chúng ta cũng sẽ không khóc trước mặt những người xa lạ, làm thế nào để trở nên mạnh mẽ hơn?
     
  2. yeudieuthucnu

    Bài viết:
    10
    Dù cái câu hỏi này rất là nghiêm túc nhưng câu trả lời của nó hoặc là phải trải qua hết tất cả mọi nỗi đau, rớt hết cả nước mắt hoặc là dùng những cách chống nước mắt. Lấy hành bỏ trước mắt? Làm quen với sự đau đớn? Xem phim tình cảm day dứt, phim kinh dị, bạo lực máu me? *Ìu ìu*

    Thật ra không phải cứ rơi nước mắt là yếu đuối. Những người biết lúc nào nên mạnh mẽ, lúc nào nên rớt nước mắt, co được duỗi được mới là bất bại. Cứ để cảm xúc của mình được tự nhiên. Thỉnh thoảng cũng ráng rặn nước mắt ở những trường hợp cần thiết để có sự trung hòa. Vả lại, khóc trước mặt người lạ có gì đáng xấu hổ đâu, dù gì chỉ là người lạ, xác suất gặp lại nhau cũng chẳng được bao nhiêu, sợ gì.
     
  3. Chara

    Bài viết:
    0
    Mình sẽ tạm hiẻu ý của câu hỏi này là:

    Cách để cầm nước mắt

    Thì bạn phải hiểu là khi gặp một tình huống khiến bạn muốn khóc, bạn có thể cảm thấy xấu hổ nếu phải khóc trước mặt đám đông, bạn muốn kìm nén cảm xúc và trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khóc cũng tốt và ai cũng có lúc khóc. Ai cũng có cảm xúc và mọi người sẽ hiểu lý do bạn khóc. Sau đây là một vài cách giúp bạn cầm nước mắt

    1. Tập trung hít thở

    2. Chuyển động mắt để ngăn nước mắt

    3. Đánh lạc hướng bản thân bằng cách thực hiện một vài động tác

    4. Thả lỏng cơ mặt

    5. Loại bỏ cảm giác nghẹn giọng
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng mười hai 2020
  4. Giotsau

    Bài viết:
    3
    Bạn thuộc tuýp người nhạy cảm và mau nước mắt. Một chuyện nhỏ thôi cũng khiến bạn bị tổn thương. Ở cơ quan, có biết bao nhiêu chuyện khiến bạn phải buồn lòng và rơi lệ.

    Tuy nhiên, quả thật, khóc nơi văn phòng là việc chẳng nên làm chút nào. Nước mắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của bạn. Nước mắt khiến bạn trở nên yếu đuối trong mắt đồng nghiệp, họ có thể thấy thương cảm, cũng có thể coi thường bạn.

    Khóc lóc thường gợi cảm giác bạn đang mè nheo, làm nũng đồng nghiệp và sếp. Ở cơ quan, bạn phải khẳng định mình bằng năng lực chứ không phải bằng nước mắt. Chẳng hạn bạn đang được sếp cân nhắc lên một vị trí lãnh đạo, bỗng nhiên bạn khóc lóc vì một việc chẳng đáng gì, sếp sẽ thấy bạn chưa đủ bản lĩnh cho nhiệm vụ mới. Và a lê hấp, bạn bị loại ra khỏi cuộc chơi.

    Nếu bạn quá yếu đuối, hãy học cách chế ngự nước mắt bằng những lời khuyên sau:

    Nếu bạn biết mình sắp dự một cuộc họp khủng hoảng, đầy những quan điểm bất đồng thì hãy chuẩn bị tinh thần từ trước. Hãy chuẩn bị những ý kiến đóng góp tích cực, hợp lý, và chặt chẽ để không ai bắt bẻ được bạn, nhẩm những ý chính trong đầu và thực tập hùng biện trước ở nhà. Nếu chuẩn bị kỹ bạn sẽ chẳng bao giờ bị lúng túng đến mức phát khóc.

    Khi bầu không khí trong văn phòng trở nên căng thẳng, bạn nên đi dạo một lúc để thư giãn. Khi cảm thấy cuộc tranh cãi sắp lên đến đỉnh điểm bạn hãy học cách rút lui. Nếu bạn không làm thế rất có thể bạn sẽ bị tổn thương. Chỉ nên quay lại vấn đề khi mọi người đều bình tĩnh và sáng suốt. Thứ lỗi cho chính mình và rửa mặt cho tỉnh táo, hít thở sâu, trốn ra một góc khuất không ai trông thấy bạn, thư giãn vài phút ở đó rồi quay lại với công việc. Bạn sẽ dễ chịu hơn và cảm thấy mình.

    Nếu bạn đang có một ngày làm việc tồi tệ, cảm thấy chán nản, buồn bực, bạn chỉ muốn được khóc ngon lành. Đừng hy vọng tìm tới sự cảm thông của vị sếp khó tính hay những đồng nghiệp đang bận bù đầu. Hãy tự thu xếp công việc và xin nghỉ phép vài ngày để khoẻ khoắn hơn, phấn chấn hơn rồi hẵng toàn tâm toàn ý trở lại với công việc.

    Hãy tìm cách ngăn dòng nước mắt ngay khi nó chực trào ra. Hãy nghĩ đến những tình huống hài hước, tự véo vào mình hoặc uống một ly nước lạnh. Hầu như ai cũng có kinh nghiệm để nhấn nút "stop" khi muốn khóc. Hãy nhận ra bạn sắp khóc trước khi quá muộn nhé.

    Nếu bạn bị đồng nghiệp "chơi xấu", bị sếp mắng thì cũng đừng lo lắng. Ai mà chẳng có lúc phạm sai lầm, đó không phải là ngày tận thế, chẳng việc gì bạn phải quá xúc động. Hãy học cách bình tĩnh, tự răn mình trước bằng những tình huống xấu nhất.

    Tất nhiên, bạn không nên có một tâm hồn chai sạn, ráo hoảnh trước nỗi đau của người khác, nhưng với nỗi buồn của mình thì lại cần biết cách chế ngự nó, vượt qua thất bại bằng bản lĩnh.
     
  5. Tiêu Vọng Nguyệt

    Bài viết:
    2
    Hãy luôn tìm kiêm niềm vui xung quanh
     
  6. lindadameomeo

    Bài viết:
    79
    Chào chị.

    Theo em, muốn không rơi nước mắt thì trước tiên ta phải hiểu rơi nước mắt vì cái gì. Nước mắt là tài sản quý báu của mỗi người, nó giúp chúng ta nguôi ngoai đi phần nào việc buồn giúp ta có động lực để vươn lên. Khóc thì cũng phải đúng thời điểm, những việc không đáng khóc là: Khi ta làm sai, ta khóc chỉ khiến người ta cảm thấy mình chưa biết lỗi, khóc vô cớ làm người ta cảm thấy mình là con người kì cục, đôi khi gây ra thiện cảm xấu. Mỗi lần chị định rơi nước mắt, chị hãy nghĩ trong đầu rằng: 'Nước mắt là của mình, chị đây không thích rơi lệ vì một việc không đáng để khóc, còn nhiều việc để khóc nữa mà mình chưa làm"

    Đây là lời khuyên của em vì em đã từng giống như chị đó ạ, em cũng dùng cách này để mắt không rơi lệ.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...