Hỏi đáp Làm thế nào để học thuộc lòng nhanh và dễ nhớ?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi YingBae, 22 Tháng mười một 2021.

  1. YingBae Cu nhang viết truyện đam mẽo :)))

    Bài viết:
    13
    Mọi người có thể chia sẻ một chút bí kíp học thuộc cho mình được không? Ví dụ như nhớ sự kiện lịch sử hay học văn ấy.

    Mình đã thử vẽ sơ đồ tư duy hay viết nhiều lần lên vở rồi :(Thật sự không ăn thua một chút nào, hôm trước ngồi cày qua hôm sau là quên gần hết.
     
  2. Thanh Hà

    Bài viết:
    48
    Theo bản thân mình thì cách dễ thuộc và nhớ lâu thì trước hết bản thân nên hiểu được vấn đề đang học trước. Điều đó vừa làm cho bản thân hiểu sâu nhớ lâu mà còn không học vẹt.

    + Văn thì hiểu ý nghĩa bài nói gì, tưởng tượng nó trong đầu từ đó rút ra từng ý nghĩa kết hợp học bài. Sau đó không nhìn vở và viết lại, hôm sau đọc lại, và cứ tiếp tục áp dụng kiểu học mưa dầm thấm lâu

    + Sử thì đều trong sách cả hãy đọc sách, gạch ý sau đó luyện đề về bài đó.

    Đó là kinh nghiệm của mình. Chúc bạn may mắn.
     
  3. Mirumaru

    Bài viết:
    81
    Việc lập sơ đồ tư duy giúp bạn phân tích rõ vấn đề về nhiều mặt mà bạn cần phải hiểu. Nếu như bạn chưa sử dụng một cách hiệu quả thì có thể là do những lý do sau:

    1, Bạn chưa tập trung vào việc lập sơ đồ: Bạn chỉ dựa vào sách vở rồi chép những kiến thức mà bạn cho rằng "cần phải nhớ" rồi viết lên sơ đồ, trong khi đó não bạn không hoạt động mà là chỉ là ghi chép. Làm như vậy chỉ tốn thời gian mà còn mất công sức.

    2, Bạn thiếu sức tưởng tưởng khi lập sơ đồ: Bạn chỉ dùng chữ cái và con số để vẽ sơ đồ, có lẽ để tiết kiệm khoảng trống của giấy để viết được nhiều hơn và cả công sức của bạn nữa. Điều này làm cho sơ dồ tư duy của bạn trở nên khô khan, thiếu sức sống và đương nhiên là sẽ trở nên càng khó nhai hơn. Bạn có thể tăng thêm tưởng tượng và tăng thêm miêu tả bằng cách vẽ những hình vẽ đơn giản, càng thú vị càng tốt cho dễ nhớ, đương nhiên là phải là nội dung có liên quan của bài học.

    3, Bạn chán ghét môn học đó, hoặc là bạn coi môn học đó là vô dụng trong tương lai: Nếu bạn chán ghét môn học đó thì bạn sẽ dành ít thời gian hơn để học môn học đó, đồng thời não của bạn sẽ không tập trung khi bạn dành số ít thời gian để học nó, làm cho hiệu suất học tập thấp.

    Trên đây là một số ý kiến của mình về tình huống của bạn. CHúc bạn học tốt và đạt được những thành tích cao.
     
  4. YingBae Cu nhang viết truyện đam mẽo :)))

    Bài viết:
    13
    Bạn nói cái này đúng nè, thật sự lúc học Lịch sử là tui cố nhồi nhét vào đầu á.

    Comment của bạn làm tôi nhớ đến câu "Muốn giỏi cái gì, cần phải yêu nó trước đã".

    Cảm ơn câu trả lời của bạn.
     
  5. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Đây là cách riêng của mình, mình hoàn toàn không biết đối với bạn như nào cơ mà mình chia sẻ thử nhé! Đầu tiên là mình chọn thời gian học, mình thường là chọn lúc mà cái không gian nó vắng vẻ nhất đó là khoảng vào 9h tối trở lên hoặc là lúc sáng sớm khoảng 5h sáng. Chọn thời gian thích hợp rồi mình sẽ lập ra một hệ thống, kiểu như sơ đồ tư duy việc mà mình có thể làm trong khoảng thời gian đó. Và luôn luôn ở trong trạng thái: "Mình muốn làm điều đó" và "mình sẽ thực hiện điều đó ngay bây giờ"! Nếu nản thì ngưng chừng 5 phút nhắm mắt lại và nghe nhạc thư giãn, sau đó tiếp tục.
     
  6. Tiểu mèo con

    Bài viết:
    47
    Theo mình bạn nên học theo cách cần cù bù siêng năng thôi. Một bài học như văn hoặc sử thì bạn nên đọc qua một lần rồi nắm mắt lại đọc đoạn đó trong đầu hoặc đọc to tiếng ra ngoài điều được. Chỗ nào mà quên thì bạn cứ mở mắt ra rồi đọc đi đọc lại đoạn mình quên khoảng 4-5 lần. Trước khi nắm mắt kiểm tra lại lần nữa thì bạn nên đọc thật kĩ từng câu từ đoạn đầu tới đoạn kết thúc. Cứ thế bạn tự nắm mắt và tự kiểm tra mình lần nữa. Nếu quên đoạn nào thì bạn cứ mạnh dạn mở mắt ra đọc đoạn quên đó thôi. Mình toàn học theo cách này và khi tự kiểm tra là toàn gặp trắc trở thôi nhưng khi vào thi viết ra giấy là toàn đúng. Nếu như bạn siêng thì bạn có thể viết đoạn mình cần học thuộc ra giấy khoảng 1-2 lần là được.

    Một cách khác mình hay dùng là hiểu đại khái ý nghĩa hoặc chỉ học các ý chính của đoạn văn cần học thuộc trước rồi mới học thuộc nó toàn bộ. Làm như vậy thì khi vào bài thi nếu như bạn không nhớ hoàn toàn các câu chữ trong bài đã đọc thuộc thì trong đầu bạn sẽ hiện lên những ý khái quát chính. Viết nó vào bài là bạn ăn gần một nữa điểm rồi.

    Một cách nữa là trong tiết học bạn hãy để ý những lời thầy cô giảng. Thầm nhắc lại những lời đó trong đầu một hai lần. Mình từng không học bài nhưng khi kiểm tra bài cũ vẫn ẫm trọn con 9 về nhờ cách này đó.

    Bạn nói mình họ sơ đồ tư duy không được đúng không thật ra mình cũng cũng vậy và trên đây là mẹo của mình. Nhờ vào mẹo này mà trước khi thi chỉ có một ngày thôi mà mình vẫn học thuộc hết nguyên bài văn để vào thi đó. Mong rằng mẹo này sẽ giúp được bạn. THÂN!
     
  7. YingBae Cu nhang viết truyện đam mẽo :)))

    Bài viết:
    13
    Mình học xong c3 rồi, trước không thi sử nên đâu có nhớ :(bây giờ muốn học lại để thi học song bằng ấy, nên không nghe cô giảng trực tiếp được nữa. Mình có mở mấy bài dạy online để học, nhưng chắc tại phương pháp dạy khác nhau nên học thật sự khó vào. Cảm ơn bạn đã trả lời.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười một 2021
  8. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Mk có cách này đảm bảo là cứu tinh của mấy môn học thuộc luôn nha. Đảm bảo là học bằng phương pháp này siêu đỉnh và ai cx có thể áp dụng được. Kể cả não cá vàng như mk nha.

    Đó là phương pháp lặp lại ngắt quãng. Bạn chỉ đơn giản là học thuộc 1 môn. Sau đó 2h sau học lại. 2h sau đó học lại tiếp. Lặp lain liên tục cho đến khi bạn nhớ thì thôi. Nó sẽ giưp bạn lặp lại các kiến thức liên tục trong đầu và sẽ rất khó để quên đó. Phương pháp này rất phù hợp cho việc học từ mới và văn sử địa đó.

    Ngoài ra để pp hiệu quả hone thì bạn nên kết hợp nó với phương pháp ghi chép tóm gọn nha. Đó là pp giúp bạn ghi chép ý chính và dễ học hơn.

    Tuy nhiên tóm lại, để thuộc bài thì bạn pk hiểu bài cái đã chứ học vẹt thì sao thuộc được đúng hong. Mà thuộc rồi cx quên nêm là bn hãy cố học hiểu trc nha. Hiểu bài thì quá trình học sẽ bớt gian nan hơn đó.
     
  9. kevodanh1

    Bài viết:
    119
    Để học thuộc và ghi nhớ tốt kiến thức, bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây:

    1. Sử dụng phương pháp ôn lại đều đặn: Lập một lịch trình ôn tập đều đặn để không để kiến thức lâu ngày không được sử dụng. Ôn tập bài học càng thường xuyên, càng ít quên.
    2. Tạo liên kết và kết hợp thông tin: Khi học mới một khái niệm, cố gắng liên kết nó với kiến thức đã biết hoặc tạo ra các mối liên hệ với các khía cạnh khác của cuộc sống. Ví dụ, liên kết từ vựng với hình ảnh, tạo câu chuyện hay ví dụ để dễ nhớ.
    3. Sử dụng các phương pháp học đa giác quan: Kết hợp việc nghe, nhìn, viết và nói để tăng khả năng ghi nhớ thông qua nhiều giác quan. Ví dụ, bạn có thể nghe và lặp lại từ vựng, viết ra các câu mẫu sử dụng từ mới, và trò chuyện với người khác để áp dụng vào thực tế.
    4. Tạo flashcards và sử dụng ứng dụng học: Tạo flashcards với từ vựng, ngữ pháp hay các khái niệm cần ghi nhớ. Sử dụng ứng dụng học tiếng Anh để tạo ra bài tập, các trò chơi nhằm giúp ôn lại và ghi nhớ kiến thức.
    5. Áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề: Khi học một khái niệm mới, thử áp dụng nó vào việc giải quyết các vấn đề hoặc tìm hiểu sâu hơn về nó. Việc áp dụng kiến thức trong bối cảnh thực tế giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...