Làm thế nào để bớt vô duyên trong giao tiếp

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi mộc moon, 15 Tháng mười hai 2018.

  1. mộc moon

    Bài viết:
    21
    Bí quyết 1: Đừng làm nhiều việc cùng một lúc.

    Tôi không có ý bảo bạn bỏ điện thoại xuống, bỏ máy tính bảng, hay bất cứ thứ gì bạn đang cầm. Ý tôi là bạn hãy có mặt, có mặt thực sự trong giây phút đó. Đừng bận tâm chuyện bạn vừa tranh cãi với người yêu, đừng bận tâm chuyện tối nay sẽ ăn gì. Nếu bạn không muốn nói chuyện, hãy ra khỏi đó. Đừng có nửa có mặt ở đó, nửa muốn bỏ đi.

    Bí quyết 2: Đừng tự cho mình luôn đúng.

    Nếu bạn muốn thể hiện ý kiến mà không muốn bị phản hồi, tranh cãi hay góp ý, thì hãy viết blog. Mỗi người đều là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Vì thế, hãy biết tiếp thu.

    Bí quyết thứ 3: Sử dụng những câu hỏi mở.

    Bạn hãy thử nhớ lại xem, nếu bạn hỏi ai đó 'Bạn có sợ không? /Bạn buồn à? /Anh ấy tốt chứ? /.. /' thì câu trả lời bạn nhận được sẽ chỉ là 'Có' hoặc 'Không'. Vậy thì nếu như bạn muốn cuộc nói chuyện cởi mở, thoải mái hơn thì tại sao lại không sử dụng thêm 'như thế nào?': "Bạn cảm thấy thế nào? / Anh ấy là người như thế nào? /.. /" thì chắc chắn câu trả lời bạn nhận được sẽ là sự mở lòng của họ.

    Bí quyết 4: Thuận theo tự nhiên.

    Chắc là có những khi bạn không biết nói gì để tiếp tục cuộc nói chuyện đúng không? Vậy thì bạn hãy nhìn vào những người dẫn chương trình, có phải là nhiều lúc họ hỏi câu sau chẳng ăn nhập gì với câu hỏi trước? Nhưng đó lại là một cách để mở ra một chủ đề mới đó. Nên khi có bất kì ý tưởng hay suy nghĩ nào đó chợt nảy ra thì hãy cứ lôi nó ra. Biết đâu cách này sẽ khiến ta hiểu nhau hơn!

    Bí quyết 5: Nếu không biết, hãy nói thật.

    Hãy làm vậy, cẩn thận, đừng nói những điều vớ vẩn.

    Bí quyết 6: Đừng lặp đi lặp lại một chuyện.

    Làm như thì sẽ rất trịch thương và tẻ nhạt. Chúng ta thường hành xử như vậy. Đặc biệt là ở chỗ làm và với bọn trẻ. Chúng ta cứ nhai đi nhai lại một điệp khúc. ĐỪNG LÀM NHƯ VẬY!

    Bí quyết 7: Loại bỏ cỏ dại.

    Nói thật, người ta sẽ không quan tâm đến chi tiết số năm, tháng, ngày, hay thông tin đại loại như vậy. Vì thế hãy tập trung chú ý, điểm quan trọng bạn muốn truyền đạt là gì, điều họ quan tâm là gì để nói. Hãy chú ý tới điều đó.

    Bí quyết 8: Không phải là cuối cùng nhưng lại là quan trọng nhất- LẮNG NGHE.

    Tôi không thể liệt kê ra biết bao nhiêu người đã nói ra điều này -LẮNG NGHE có lẽ là kĩ năng quan trọng nhất. Đức Phật đã nói rằng: "Nếu con người ta mở miệng ra, họ sẽ chẳng học được gì cả" . Thế tại sao con người ta lại không thích lắng nghe? Lí do thứ nhất, chúng ta thích nói hơn là nghe. Khi tôi nói, tôi cầm đằng chuôi và tôi chẳng cần phải nghe những điều tôi không quan tâm. Tôi là trung tâm của sự chú ý. Tôi có thẻ nâng cao bản ngã của mình. Lí do khác là chúng ta bị phân tâm. Một người nói trung bình khoảng 225 từ/ phút, nhưng chúng ta có thể nghe 500 từ/ phút. Nên tâm trí ta bị 275 chữ kia lấp đầy. Tôi biết, cần rất nhiều nỗ lực và năng lượng để tập trung vào một ai đó. Nhưng nếu bạn không làm được, thì bạn đang không trò chuyện, chỉ là 2 người đang bật ra câu chữ không liên quan đến nhau ở cùng một nơi. Vì thế, các bạn cần phải lắng nghe lẫn nhau.

    Bí quyết 9: Phải ngắn gọn.

    "Cuộc trò chuyện thú vị giống như váy ngắn. Phải đủ ngắn để gây thích thú, nhưng phải đủ dài để bao trùm chủ đề".

    Cả thế giới thu lại bằng một nguyên tắc cơ bản "HÃY QUAN TÂM ĐẾN ĐỐI TÁC CỦA BẠN"
     
    chiqudollnewman thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười hai 2018
Trả lời qua Facebook
Đang tải...