Có lẽ theo bạn nên cố học cách kiềm chế thôi chứ đương nhiên ai trong mình chả có những phút nóng giận. Nhưng nếu để sự nóng giận đi quá xa thì sẽ có cái kết khó lường lắm.
Muốn bỏ đi thói quen xấu này thì tự mình phải thực hiện hình phạt nghiêm khắc với mỗi từ thốt ra. Đơn giản thôi, nếu phát hiện bản thân thốt ra một từ không đúng chuẩn mực xã hội thì đưa tay tát mạnh lên má, lâu dần sẽ sinh ra sợ hãi với việc bị tát lên má mỗi lần nói tục, và từ đó bạn sẽ không còn nói tục nữa. Hoặc nếu bạn cảm thấy không làm được thì hãy nhờ bố mẹ hỗ trợ, vì có con cái nào mà không sợ bố mẹ đau chứ. Như mình đây, giờ mỗi lần mình nói tục là mẹ mình sẽ nhét quả chanh vào cho mình ngậm coi như hình phạt
Thói quen này nếu nhè nhẹ còn tạm chứ năng đô là căng à, nói bậy ở chốn đông người phát là đón nhận chăm chú nhìn hoặc bị ngó lơ liền á. Bất quá nếu chỉ ở cường độ đôi lúc tức giận quá, mất kiềm chế lỡ miệng phát ngôn một hai từ khó nghe thì cũng không đến nỗi nào. Mình nhớ có đọc ở đâu đó bài báo nói về nghiên cứu mấy người có thói quen văng tục thường có tính sáng tạo cao hơn người khác nhiều, chả biết phần trăm đáng tin tưởng của báo cáo này đạt mấy phần trăm. Mình đọc lướt thế thôi, không tìm hiểu thêm. Theo cơ chế vận hành của não người thì muốn xóa bỏ thói quen này phải dùng thói quen kia ghi đè lên cùng vị trí. Chính là thay thế từ này bằng từ khác, thay vì dùng từ tục tĩu bạn dùng từ khác thay vào từ đó là được. Mới đầu chắc không có hiệu quả đâu nhưng có ý thức kiên trì một thời gian thì tiềm thức trong não sẽ tự kích hoạt một cách tự động. Nó tương tự như cách một số người hay dùng để bỏ thuốc lá ấy, mỗi lần muốn hút thuốc thì lấy kẹo cao su nhai, thay thói quen này bằng một thói quen khác. Khi mà thói quen mới định hình thì thói quen cũ sẽ biến mất.
Tui cũng hay nói tục, chả biết mọi người nghĩ thế nào chứ tui thì thấy cách nói chuyện như thế vẫn thân thuộc hơn, vd như a đù ghê mậy, ơ cái đệt thằng *** này mày đùa tao à. Thật ra người Việt Nam mình cũng không quá khắt khe trong chuyện ăn nói này nên cũng đừng nghĩ nhiều. Còn nếu như bạn đang giận mà nói bậy thì bạn đang hiểu sai vấn đề á. Không phải do bạn nói đâu, đơn giản là vì bạn không xem người đối diện quan trọng, họ không có sức nặng nào khiến bạn phải cảm thấy mình cần giữ lời nên có nhiêu từ hay ý đẹp là bạn xả hết. Chứ nếu như bạn đứng giữa đám giang hồ rồi bạn dám chửi nữa đâu, nói xong nó xúm đánh cho phù mỏ luôn. Hay ví dụ như bố mẹ mắng oan bạn chẳng hạn, bạn dám chửi lại không, đương nhiên là không vì cái chuẩn mực xã hội nó không cho phép bạn dùng những lời lẽ đó. Vì thế nên bạn chỉ cần thay đổi thái độ của mình với người khác là cái này tự nhiên nó hết nhé. Tui cũng tự nhận mình là người văn tục cực kì vì mở miệng đều tục cả, nhưng chả bao giờ lỡ miệng lời nào. Thế nên là bản thân mình thực sự xem trọng người đối diện là nó tự hết.
Nếu bạn chỉ muốn thay đổi cách nói tục thì có 3 cách: Đầu tiên, tâm phải tịnh. Cách 1: Bạn thử chọn những từ nói tục thường xuyên của mình và cố tình thay đổi nó bằng những câu nhẹ nhàng hơn, mang tính hài hước ẩn dụ. Mục đích là để người nghe ngầm hiểu, hoặc ngốc quá thì không hiểu gì luôn, đỡ mất lòng. Nhưng nếu người nào mà hiểu được thì tính sát thương hơi cao. Ví dụ: "Bạn thật ngốc như chú cún" (Nói giảm nói tránh) - > Bổn cung sẽ nói chuyện với cái đầu gối. Hạ giá! (Thường thì những câu nói mang tính hài hước đầy ẩn dụ làm người nói cảm nhận được sự thông minh và sắc xảo từ trong con người mình. Và nếu bạn cố tình đem nó vào cuộc đối thoại, bạn cảm nhận được sự thú vị trong từ ngữ. Thì bạn có thể khắc phục chứng nói tục. (Không khuyến cáo dùng cách 1 vì đôi chút ẩn dụ tổn thương sẽ đau hơn nói tục nữa. Bạn sẽ không cố tình làm một người nào đó khóc vì câu nói của mình đâu nhỉ) Cách 2: Nói những thứ ngược lại bạn suy nghĩa. Ví dụ: "Bạn rất đáng để đấm. Mình ghét bạn" (Nói giảm nói tránh) - > "Bạn rất đáng yêu ấy nhờ. Tự nhiên yêu bạn thế nhờ" Thật lòng đây là cách nói làm mình ấn tượng nhất vào hồi cấp 2. Khi mình có hóng drama của một chị đầu gấu nào ở trong trường, chị đó đã dùng cách nói đó. Nó khá là dễ thương và gây hài làm cho cả bản thân và người khác dịu đi một chút, cộng thêm tính giữ bình tĩnh, điệu bộ nhẹ nhàng tuyệt đối nữa. Nên ai cũng công nhận chị ấy là một người có EQ khá cao, thay vì trở nên đề phòng. Cách 3: Nói những thứ tào lao. Mục đích không để ai hiểu. Ví dụ: "Mặt khó ưa thế.." (Và rap một ngàn câu tục tĩu khác) - > "Dưa hấu, dưa gang, đáng ghét, đáng yêu." Đây là thói quen nói của mình hồi năm cấp 2 để tránh những câu nói tục quen tai trở thành thói quen của những bạn khác. Nó rất hữu ích, lúc đó ai cũng thích mình bởi lời nói mình dễ thương và có chút hơi ngốc. Nhưng mà cọc lên ném dép thì vẫn ném nha. NHẮC NHỞ NÈ Thú thật, đối với những lời văn tục, có một số người sẽ dùng nó để nâng cao bản thân, như càng nói nhiều thì ai cũng phải sợ mình. Đôi lúc, lời nói văn tục lại khiến mình gây nụ cười cho mọi người. Hoặc là do nước chảy đá mòn của những con người xung quanh. Và nó trở thành thói quen và dễ bộc phát thường ngày. Đúng là có một số người ấn tượng thì ấn tượng thiệt. Nhưng chưa chắc họ có cảm nhận tốt. Có nhiều cách riêng để bạn có thể là một người đặc biệt. Vì thế.. Chúc bạn sẽ sớm thực hiện được
Những cách khác mọi người đều nói với bạn rồi ha, có khi bạn cũng đã search gg tìm cách ùi. Nhưng với người rất hay nói tục với bạn bè như mình và giờ đã có thể tiết chế được rất nhiều thì mình nghĩ cách hiệu quả nhất là TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI KHÔNG THÍCH NÓI TỤC. Người ta nói "Gần mực thì đen gần đèn thì rạng" đúng không nè? Mình từng nghĩ à mìn như thế này đi làm nhỡ buột mồm nói ra thì sao, mặc dù cũng chỉ là những câu bình thường thui nhưng mình vẫn khá lo lắng. Cho tới khi, mình lam cùng một chị đồng nghiệp ghét chửi bậy vô cùng, chị ấy share với mình về nó nên mình cũng ngầm hiểu được tầm quan trọng của lời nói. Sau một thời gian, thực sự mình đã trâm tình hơn và tiết chế được câu cửa mồm đó. Và giờ mình rất vui vì đã làm được điều đó. Mình mong bạn có thể gặp được một người giúp bạn làm điều đó.
Mình thấy câu hỏi này của bạn khá hay đó. Bởi vì mình là người gần như không nói tục. Không dám tự nhận hoàn toàn không nói đâu nhưng mà 95% thì chắc không sai. Mình nhớ ngày lớp 4, 5 gì đấy là bọn bạn xung quanh bắt đầu nói tục, hồi đấy cũng bắt chước theo nhưng ở nhà thì đương nhiên là không rồi. Gia giáo của nhà mình không phải là hoàn hảo nhưng ra xã hội thì mình thấy mình được dạy dỗ quá tử tế và đàng hoàng luôn. Cũng không nhớ ngày đấy tự nhiên thế nào mà mình không nói tục nữa ấy, hình như thấy vô văn hóa quá thì phải. Thế là tự nhủ bản thân không được nói ra một từ nói tục nào. Hồi đấy còn trẩu trẩu nên biện pháp khá trẩu theo. Mình mà lỡ mồm nói tục là tự đấm một cái cơ. Mà mình sợ đau nên chắc vì thế bỏ luôn thói nói tục á. Xong lên cấp 2, lên môi trường mới, hơn thế nó còn là trường chuyên. Vừa là mọi người còn là nên khách sáo, vừa ở trong môi trường cũng khá tốt nữa nên cũng không nghe thấy mấy câu nói tục nhiều. Dần dần hình thành thói quen mới của mình, nhưng bây mình cảm thấy chắc nó thành bản năng luôn rồi. Nhưng đến năm cuối lớp 8 đầu lớp 9, lại một lần nữa có sự thay đồi. Không hiểu sao mà bạn bè mình lại bắt đầu nói tục nhiều, từ chơi bình thường đến chơi khá thân. Có lẽ do đã quen thuộc với nhau rồi nên nhiễm nhau khá thoải mái, vì có mấy đứa con trai chơi game nên văng tục khá nhiều, mà mình học tự nhiên, tỷ lệ nam nữ trong lớp luôn giữ vững 2: 1. Mấy đứa bạn xung quanh bị nhiễm là khó tránh khỏi. Lúc ấy mình thực sự bị sốc tâm lý luôn ấy. Không thể hiểu nổi sao mọi người có thể nói ra mấy câu kiểu thế được. Không cần biết là đùa vui hay cửa miệng nhưng ý nghĩa mà mấy từ đấy thể hiện mình thấy nó rất xúc phạm đến người khác. Từ mấy đứa ngoan ngoãn hay mấy đứa hiền hiền cũng đều nói tục như cơm bữa hết rồi. Lúc ấy mình thực sự nghi ngờ nhân sinh, do mình không hòa nhập, không thay đổi kịp theo mọi người à? Mình khá hướng nội, một số khía cạnh cũng khá bảo thủ, hoặc cũng có thể do mình ngại thay đổi. Nhưng lâu dần mình càng kiên định với việc không nói tục ấy của mình. Từ đấy cho đến tận bây giờ mình gần như không quá quan tâm, để ý đến sự nói tục của mọi người xung quanh nữa. Mình chỉ cảm thấy xã hội bây giờ khá khó hiểu, tại sao mà ai mở miệng ra cũng thể nói tục được? Và mình khá khó chịu với điều ấy. Kể cả là người lớn trong nhà mình nói. May có đứa bạn nó cũng không nói tục như mình. Bạn bè mà thấy 2 đứa nói tục được một câu là ngạc nhiên như thấy kim cương ấy.
Để từ bỏ thói quen nói tục, bạn có thể thực hiện các bước sau đây: 1. Nhận biết vấn đề: Bạn cần phân tích, nhận ra mình có thói quen nói tục và nhận thấy điều này là một vấn đề cần giải quyết. 2. Xác định nguyên nhân: Hãy tự hỏi bạn nói tục vì lí do gì? Có thể do thói quen cũ, áp lực công việc, môi trường xung quanh, hay do stress.. Khi hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ có cách giải quyết hiệu quả hơn. 3. Chỉ ra những từ nói tục và đặt mục tiêu: Để cho việc loại bỏ thói quen này trở nên dễ dàng hơn, hãy tập trung vào việc chỉnh sửa các từ đã biết là nói tục để tránh nói ra tiếp. 4. Cố gắng đánh giá mình: Sau khi nói xong, hãy cố gắng đánh giá lại mình để cảm thấy đỡ tục và hợp lí hơn trong giao tiếp. 5. Luyện tập và kiên trì: Tập trung nói những từ văn phong mạch lạc và chứa đựng giá trị trong từng từ, nói lí lịch và kiên trì theo phương châm: "Dù giọng nói không đẹp nhưng từng lời phải tinh tấn". 6. Đặt mục tiêu cụ thể: Bạn cũng nên đặt mục tiêu cụ thể để hạn chế nói tục, ví dụ như mỗi ngày chỉ được nói 3 từ nói tục, hoặc không được nói tục trong vòng 1 tuần. 7. Tạo một không gian tốt: Hay tìm kiếm những môi trường có tính chuyên nghiệp và không quá khích để giúp mình tập trung vào việc giao tiếp mà không phát ngôn tục