Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? Để tiếp tục chương trình, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi Theo bạn, làm thế nào để chúng ta có thể biến sự chán nản thành niềm hứng khởi? Nghe tưởng chừng dễ mà khó không tưởng phải không nào! Bởi để rơi vào trạng thái chán chường, nản chí thì rất dễ, nhưng để biến những cảm giác ấy trở thành niềm hứng khởi để ta có thể tiếp tục cuộc sống thì thật là một điều khó. Mình tin rằng khi đang sống trong thời đại hiện đại như thế kỷ 21 này thì chắc chắn nhiều người đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa này, vì ai cũng muốn được tận hưởng niềm vui trong cuộc sống, muốn mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa Vậy làm thế nào để chúng ta chuyển hóa được điều này, Hãy bình luận bên dưới bài viết này để chia sẻ điều bạn suy nghĩ cho mọi người được biết và áp dụng nhé
Sự chán nản thông thường se Thông thường, sự chán nản xuất phát từ sự căng thẳng của bản thân, tâm lý cũng như mất định hướng, theo Lam thì muốn biến sự chán nản thành niềm hứng khởi, chúng ta có thể xử lý từng vấn đề một. Trước hết là sự căng thẳng của bản thân, khi các bạn quá lo lắng về một vấn đề bất kỳ và quá tập trung vào nó, sự mệt mỏi và áp lực khiên cho tinh thần uể oải, tầm nhìn hẹp đi và không tìm được cách giải quyết tốt, chi bằng dừng suy nghĩ nó lại vì vốn dĩ tiếp tục cũng sẽ không có kết quả, ra ngoài, thưởng thức một ít không khí trong lành, uống một tách trà thảo mộc, đi đây đó chẳng hạn, biết đâu ý tưởng giải quyết tốt sẽ đến với bạn khi mà sự căng thẳng trôi đi? Kế đến là tâm lý, đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ không làm được nó, nó đã đến với bạn, cuộc đời sắp nó cho bạn vì nhận định bạn chính là người phù hợp, cho nên, hãy tin tưởng vào bản thân, ổn định tâm lý, thoải mái đón nhận nó, đừng khước từ nó ngay từ đầu để rồi tạo cảm xúc phản cảm với nó khiến ảnh hưởng hiệu suất làm việc. Cuối cùng là mất định hướng, bạn cảm thấy lạc lỏng và chán nản vì có quá nhiều việc phải làm, chưa biết bắt đầu từ đâu, thế nào. Nhưng vấn đề là bạn đã thử bắt tay vào nó chưa? Suy nghĩ không làm bạn giải quyết được nó. Muốn biết bản thân có giải được một bài toán hay không, bạn không chỉ đọc đề, nhận xét đề mà bạn còn phải bắt tay vào làm, giải quyết nó, đi theo từng bước giải hợp lý. Tương tự, ở đây, dừng lại những suy nghĩ không định hình của bạn, hãy bắt đầu vẽ ra một kế hoạch cho nó và thực hiện nó, tự ra cho bản thân nếu như hoàn thành mỗi giai đoạn của kế hoạch sẽ được gì, như một bánh ngọt, vài tiếng đi chơi cho khuây khỏa chẳng hạn, và nghiêm túc thực hiện, nó sẽ hoàn thiện nhanh hơn bạn nghĩ, và rồi bạn có thể tạm biệt cảm giác chán nản, bắt đầu có niềm tin vào năng lực bản thân và sự hứng khởi trong công việc. Đây là ý kiến riêng của Lam, cảm ơn đã đọc ạ.
Theo tôi nguyên nhân dẫn đến sự chán nản đó chính là bởi tâm lý con người của chúng ta đang bị mất cân bằng. Và thường thì tôi thấy những con người bi quan, sống tiêu cực dễ rơi vào cảm giác này hơn so với những người lạc quan. Tất nhiên trong cuộc sống ai rồi cũng có lúc nọ lúc kia, lúc cảm thấy yêu đời và khi thì cảm thấy chán nản không biết phải làm gì Vậy điều quan trọng đối với chúng ta là làm thế nào để thoát ra khỏi mỗi khi ta cảm thấy chán nản? Trước hết theo tôi nghĩ là ta phải hiểu rõ được chính bản thân ta. Ta đang cần gì và muốn gì. Nếu chính vì sự thiếu thốn những thứ mà ta đang cần, đang mong cầu được hướng đến đấy mà khiến ta rơi vào cảm giác chán nản thì ta hãy hành động và làm theo những gì mà mình muốn. Còn nếu chính vì không đạt được những thứ mình muốn mà dẫn đến việc chúng ta rơi vào trạng thái chán nản thì ta hãy tìm lấy một việc làm hữu ích nào đó để chúng ta không còn thời gian để chán nản, thay vào đó là tập chung vào công việc. Có đôi khi ta còn không hiểu vì sao tự nhiên mình rơi vào cảm giác chán nản. Nhiều khi chúng ta có thể là do áp lực công việc, do áp lực cuộc sống mà khiến cho tâm sinh lý của mình bị mất cân bằng dẫn đến stress. Những lúc như vậy chúng ta nên để cơ thể và đầu óc mình được nghỉ ngơi bằng cách đi giải trí ví dụ như đi mua sắm, rủ bạn bè đi chơi hay đơn giản là ở nhà xem phim, nghe nhạc hay học cách chế biến một món ăn nào đó.. Khi ta tập chung vào những việc như vậy sẽ khiến chúng ta quên đi cảm giác chán nản. Các bạn cứ thử đi nhé. Chúc các bạn thành công và hãy nhớ cứ suy nghĩ lạc quan lên và tích cực làm việc thì chúng ta sẽ không bị rơi vào trạng thái chán nản này nữa.
Đối với mình chán nản xuất phát từ hai nguyên do chủ yếu: 1. Mất định hướng về bản thân khi bạn không biết phải làm gì. 2. Chán do các công việc lập đi lập lại không có sự đột phá. Muốn thoát chán đầu tiên phải lập kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau như vậy khi vào việc thì chỉ bắt tay vào làm. Muốn công việc được thú vị bạn có thể thêm chút muối cho nó^^ ví dụ khi tập thể dục thì bạn có thể kết hợp nghe nhạc, khi làm việc lập trước cho mình tiến độ công việc rồi xác định đích tới có phần thưởng cho mình khi hoàn thành công viêc, kết hợp các việc nhàm chán với việc mình yêu thích.
Theo em thì, mình nên học cách đón nhận sự chán nản trước một cách vô điều kiện ạ. Bởi lẽ, chán nản hay niềm hứng khởi đều là một mảnh ghép cảm xúc không thể thiếu để hoàn thiện cho bức tranh sự sống của con người, như hai gam màu trái ngược nhau nhưng không thể thiếu mất nhau. Chúng tồn tại là để bổ trợ cho nhau. Vậy nên thay vì ta cố biến sự chán nản thành niềm hứng khởi thì tốt nhất là nên để nó đến và đi một cách tự nhiên nhất. Theo quy luật mọi thứ luôn đổi thay trong cuộc sống này, rồi nó sẽ tự động được chuyển hóa. Ở thời đại hiện nay, mỗi ngày bước ra đường đã là xuất hiện vô vàn lý do để bạn kích hoạt sự chán nản rồi, vậy nên mong rằng mọi người sẽ học được cách trân trọng những cảm xúc của bản thân hơn, dù là nó mang đến tiêu cực hay tích cực. Thời khắc bạn dám đón nhận sự chán nản một cách bình thản, sẽ là tiền đề để cho niềm hứng khởi xuất hiện. Theo trải nghiệm của cá nhân em, đó chính là một giải pháp nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.