Hỏi đáp Làm sao để trưởng thành?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Thy Thy, 21 Tháng mười một 2020.

  1. Thy Thy

    Bài viết:
    6
    Bản thân chính là bước 1 bước liền ngã, bước 2 bước cũng ngã, bước trăm bước chắc chẵn ngã dập mặt đi bệnh viện.

    Lúc trước mẹ từng nói: "Mẹ có thể không hiểu thế giới này nhưng mẹ rất hiểu con. Mẹ có thể an tâm khi nhìn thế giới này thay đổi nhưng mẹ không an tâm khi nhìn con thay đổi."

    Đến giờ vẫn chưa hiểu ý nghĩa sâu xa của câu mẹ nói, chỉ có thể tự suy ngẫm về sự mu muội và chưa trưởng thành.

    Mẹ còn từng nói: "Con dễ mềm lòng như thế, sau này sẽ vất vả về cả suy nghĩ lẫn sự quyết đoán."

    Cứ tưởng mẹ nói đúng hóa ra lại rất đúng.

    Bản thân chưa làm tốt mọi chuyện, lại đã sai lầm nhiều thứ mất rồi.

    Làm sao để trưởng thành hơn đây?
     
  2. Thanhne

    Bài viết:
    12
    Bạn có thể nhìn vào những người lớn hơn mình để làm gương, nhận ra bản thân cần thay đổi và trưởng thành hơn, quyết đoán trong mọi suy nghĩ và hành động, tự chủ bản thân được thì càng tốt. Trưởng thành hơn nhưng vẫn nên thoải mái vui chơi nha, đúng lúc đúng thời điểm là được nha :V
     
    Hoa Nguyệt Phụng thích bài này.
  3. Jp.Nguyễn Jp Nguyễn

    Bài viết:
    15
    Trưởng thành là 1 quá trình dài, chính e phải va vấp với cuộc sống, phải đấu tranh với xã hội.

    Mỗi người có một quá trình trưởng thành khác nhau, không thể chỉ em "em phải là abc, nghĩ xyz" để trưởng thành.

    Khi e trải qua n lần đau lòng vì bị xem thường, bị phản bội..

    Khi e bị cuộc đời vả cho vài lần, thất vọng, suy sụp rồi vẫn phải gắng gượng đứng dậy

    Đến lúc e có thể bình tĩnh đối mặt với những khó khăn, bình tĩnh sống.. lúc đó e đã trưởng thành
     
  4. Sương sớmmùa Thu

    Bài viết:
    184
    Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong một tình trạng như thế này:

    - Bố mẹ không ở gần bên bạn, muốn nhờ bố mẹ cứu cánh trong lúc khó khăn thì không được. Bởi bố mẹ đã cắt toàn bộ trợ cấp cho bạn.

    - Hàng ngày, từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ đều phải lo lắng làm thế nào để không bị đói. Bởi bố mẹ không còn cho một khoản tiền hàng tháng bạn vẫn nhận được nữa. Trong khi đó, tình hình cuộc sống xung quanh bạn đang biến động từng ngày, dịch bệnh, trộm cắp, tệ nạn xã hội luôn xảy ra.

    Và bạn vẫn muốn sống tiếp, nên đành phải chăm chỉ học hỏi và quan sát mọi thứ để suy xét: Đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu.

    - Rồi bạn tự nhiên bị người ta lừa đảo, mất tình bạn, mất tiền bạc, mất danh dự, bạn phải bắt đầu lại để chứng tỏ bản thân bạn tốt, và luôn mong muốn chia sẻ và giúp đỡ mọi người.

    - Bạn có một công việc, nhưng nó không đủ nuôi bạn sống. Chỉ mới trả tiền phòng trọ, ăn uống hàng ngày thì bạn đã gần hết tháng lương. Thế là đột nhiên bạn bị ốm yếu, lại tốn thêm tiền thuốc.

    - Ở chỗ làm thì bạn không thể đấu tranh cho cái đúng, cái tốt. Bởi có thể, bạn sẽ bị trù dập, cho nên bạn phải học cách thích nghi, đợi thời cơ chín muồi, bạn sẽ nhảy sang một nơi tốt hơn, có tình người hơn, nơi mà bạn xứng đáng thuộc về.

    Nói đến đây, thì bạn đã phần nào mường tượng ra được Bạn đã trưởng thành chưa?
     
    Hoa Nguyệt Phụng thích bài này.
  5. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Tôi từ khi bị bọn bạn bè học chung khinh thường, xa lánh do nghèo thì tôi không quan trọng 2 chữ bạn bè nữa.

    Thằng nào chơi được với tôi thì chơi, khinh thường, xa lánh tôi thì giải tán. Và nó cũng đừng xuất hiện trước mặt tôi nữa.
     
    Hoa Nguyệt Phụng thích bài này.
  6. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình, thì mình thấy trưởng thành là cột mốc con người ta có thể dễ dàng đạt được, nhưng mà thường thì họ không muốn phải làm thế, và không có xu hướng ép bản thân mình làm như thế. Bởi vì khi bạn trưởng thành, bạn phải bỏ cái tôi của mình để nghĩ cho chuyện đại cuộc nhiều hơn, kỷ luật bản thân nhiều hơn và thường những quy tắc không đi cùng với sự thoải mái. Nó thường bắt bạn đánh đổi khá nhiều về giá trị mà bạn đang tận hưởng.

    Giống như đứng giữa việc đi chơi với đám bạn thân thiết và việc đi học nhàm chán, gắt gỏng vậy. Mặc dù đi học phục vụ cho tương lai phía trước nhưng bạn không muốn bỏ lỡ trải nghiệm thú vị của hiện tại.

    Vì vậy đừng hiểu lầm 2 thứ:

    + Thứ nhất, việc bạn làm hỏng việc không đánh giá về sự trưởng thành của bạn. Nó đánh giá về độ chuyên môn, và thể hiện trình độ biết làm việc trong một câu chuyện nào đó. Tất nhiên tính cách trưởng thành hay trẻ con có thể ảnh hưởng đến câu chuyện đó, nhưng đa phần nó chỉ gây ảnh hưởng đến mối tương tác giữa bạn với người khác, chứ không phải là bản chất của sự việc ấy.

    Ví dụ hồi đó mình có tính cách khá tự cao và cho rằng những người khác sẽ không hoàn thành công việc tốt bằng lúc mình tự làm. Vì vậy thay vì teamwork, mình lại biến thành TaoWork, gạt bỏ mọi ý kiến của mọi thành viên và chỉ tập trung vào việc của mình, chắc vì lúc đó mình cũng là nhóm trưởng. Tiến độ công việc vẫn xảy ra bình thường, kết quả vẫn có, nó vẫn chỉnh chu như thường. Nhưng lúc đứng lên thuyết trình, chỉ có mỗi mình thôi, vì nhóm mình nó tan nát rồi; mình phải chật vật vừa chiếu Slide, vừa thuyết trình, vừa tự trả lời câu hỏi biện hộ; bị dấu trừ vì ngốn thời gian của lớp. Tuy nhiên vốn dĩ công việc đó không có hỏng, mà là sự gắn kết bị hỏng thôi.

    + Thứ hai, thông thường, chúng ta hay liên tưởng sự trưởng thành đi cùng với sự cứng rắn, quyết đoán và khả năng kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên, cái "Mềm lòng" - thể hiện qua sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, và khả năng thấu hiểu người khác - cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành. Dẫu thế, thấu hiểu là thấu hiểu. Nó khác với giúp đỡ người khác vô tội vạ và người ta sẽ lợi dụng cái đó để mà chuộc lợi từ mình.

    Mình vốn hiểu hình hài của con người ai cũng xinh đẹp, tuy nhiên bản chất vốn đã bị méo mó từ những hành trình của họ, họ không hoàn hảo. Những dối lòng và tổn thương từ người khác có thể làm bạn khép mình hơn, bạn sẽ thấy con người quá phức tạp và xem xã hội là một cái đáy người lạnh ngắt. Vì vậy muốn trưởng thành hơn, bạn cần đặt ranh giới giữa sự cảm thông và tự nhận thức được bản chất của sự việc, để có thể bản vệ bạn khỏi những mưu lợi và không biến người khác thành một kẻ lệ thuộc. Đôi khi, bạn cũng cần học cách từ chối những yêu cầu không hợp lý để bảo vệ bản thân và thời gian của mình. (Nói dễ mà làm thì khó, mình cũng đang tập tành cái này)

    Câu nói của mẹ bạn là một lời nhắc nhở tốt để bạn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền được là chính mình và có quyền lựa chọn cách sống mà mình muốn. Cuộc sống đời thực có thể ép bạn vào khuôn khổ, rút cạn sự mệt mỏi của bạn; nhưng nếu bạn biết mình đang làm gì, mình muốn đi tới đâu và mình sẽ nỗ lực đi tới đâu. Ít nhất bạn không trở thành một đứa trẻ đi kẻ đi lạc đường.
     
  7. Hoa Nguyệt Phụng

    Bài viết:
    184
    Theo như hồ sơ bạn giới thiệu, bạn là nữ đi..

    Theo lời kể của bạn, mẹ bạn là một người phụ nữ chững chạc, quyết đoán, mạnh mẽ và hiểu biết nhiều, có vẻ như mẹ bạn là cũng đang một người lãnh đạo có lí trí. Mình chỉ có chút thắc mắc, mọi người vẫn hay nói cha mẹ sinh con ra và nuôi lớn nhưng hoàn cảnh mới là nơi hình thành nên tính cách và lối sống của con. Mình nghĩ điều này không thể đúng hoàn toàn, ví như 5 người con trong một gia đình cũng sẽ có 5 tính cách và 5 tư duy khác nhau. Nhưng mình nghĩ chắc nó cũng có một phần căn cứ nào đó.. Vậy nên mình mới tò mò, bạn có người mẹ như vậy thì làm sao có thể tồi tệ như lời bạn nói chứ?

    Đôi khi một người hoàn hảo sẽ mong con cái của mình càng thêm hoàn hảo, có thể mẹ của bạn cảm thấy bạn đang chưa trưởng thành kịp với suy nghĩ của bà nên mới nói vậy. Trong mắt người ngoài đôi khi bạn chính là điều đáng học hỏi, mong đợi thì sao?

    Trưởng thành không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực, nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và những điều bạn đã trải qua. Đôi khi thất bại mới khiến bạn thêm kinh nghiệm để trưởng thành.

    Cố lên nhé, bạn gái!
     
    Nguyễn Ngọc Nguyên thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...