Cách xưng hô trong phim cổ trang Trung Quốc

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Wall-E, 22 Tháng sáu 2021.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Fan ruột của phim Trung Quốc không thể không biết những cách xưng hô trong phim cổ trang như thế nào. Vậy những từ ngữ này có ý nghĩa ra sao, dùng trong những trường hợp nào thì chắc hẳn vẫn nhiều người chưa biết được hết. Tùy vào vai vế khi nói chuyện mà người ta sử dụng những cách xưng hô khác nhau. Do đó, việc xưng hô như thế nào, nói về một người nhưng trong mỗi trường hợp lại phải dùng như thế nào, bài viết này sẽ giúp độc giả khám phá một cách chi tiết những cách xưng hô đó. Dù là fan xem phim chưởng lâu năm, chưa chắc bạn đã biết được hết sự thú vị về những vai vế, lối xưng hô mà các nhân vật trong phim sử dụng thường xuyên.

    [​IMG]

    Cách xưng hô trong phim cổ trang Trung Quốc


    Cha, mẹ của vua:

    Cha của vua - người cha chưa từng làm vua: Quốc lão

    Cha vua - người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con: Thái thượng hoàng

    Mẹ của vua - chồng chưa từng làm vua: Quốc mẫu

    Mẹ vua - chồng đã từng làm vua: Thái hậu

    Mẹ kế - phi tử của vua đời trước: Thái phi

    Bà của vua: Thái hoàng thái hậu

    Xưng khi nói chuyện:


    Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta

    Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thân

    Các con cháu trong hoàng tộc gọi:

    Thái thượng hoàng/Thái hậu: Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu..

    Vua:

    Qua từng triều đại vua sẽ có danh xưng khác:

    Thời Hạ – Thương – Chu: Vương

    Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:

    Nước lớn: Vương

    Nước nhỏ thuộc chư hầu: Hầu/Công/Bá

    Từ triều Tấn trở đi: Hoàng đế

    Thời Nguyên và Thanh: Đại Hãn

    Tự xưng:

    Quả nhân: Dùng cho tước nào cũng được.

    Trẫm: Chỉ cho Hoàng đế/Vương.

    Cô gia: Chỉ dùng cho Vương trở xuống.

    Gọi:

    Quần thần: Chư khanh, chúng khanh, ái khanh

    - Cận thần được sủng ái: Ái khanh

    Vợ được sủng ái: Ái hậu/Ái phi

    Vua chư hầu: Hiền hầu

    Con khi còn nhỏ: Hoàng nhi

    Xưng với vua:

    Các con: Nhi thần, hoàng nhi

    Gọi vua cha: Phụ hoàng

    Gọi mẹ: Mẫu hậu

    Các quan tâu vua: Bệ hạ, thánh thượng, đại vương

    Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) xưng: Thần thiếp

    Các quan tự xưng: Hạ thần, thần,

    Con vua:

    Cũng như với vua, con vua cũng được gọi thay đổi theo từng triều đại:

    Con trai:

    Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử

    Thời Hán đến Minh: Hoàng tử

    Người được chỉ định sẽ lên ngôi: Đông cung thái tử/Thái tử

    Con gái:

    Con gái vua: Công chúa, Hoàng nữ

    Con rể vua: Phò mã

    Con vua gọi:

    Vua: Phụ hoàng/Phụ vương..

    Hoàng hậu: Mẫu hậu/Hoàng hậu nương nương/Vương hậu nương nương.. - Mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thân

    Phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi "Tước hiệu + nương nương"

    Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa.

    Hoàng tộc:

    Anh em và con cháu vua thường được ban tước hiệu Vương gia/Thân vương khi trưởng thành.

    Anh trai vua: Vương/ Hoàng huynh

    Chị gái vua: Công chúa/Hoàng tỉ

    Em trai vua: Vương/ Hoàng đệ

    Em gái vua: Công chúa/ Hoàng muội

    Cô vua: Thái công chúa/ Hoàng cô cô

    Bác vua: Vương/ Hoàng bá

    Chú vua: Vương/ Hoàng thúc

    Cậu vua: Hoàng cữu phụ/ Quốc cữu

    Cha vợ vua: Quốc trượng

    Con trai Thái tử được chọn kế vị: Hoàng thái tôn

    Cháu trai Thái tử được chọn kế v: Hoàng thành tôn

    Con trai trưởng vua chư hầu người kế thừa vương vị: Thế tử

    Con trai thứ vua chư hầu: Quận vương

    Vợ chính quận vương: Quận vương phi

    Vợ bé quận vương: Phu nhân

    Con trai quận vương: Công tử/thiếu gia

    Con gái quận vương: Tiểu thư

    Con gái vua chư hầu: Quận chúa

    Chồng quận chúa: Quận mã

    Vợ chính Vương: Vương phi

    Vợ bé Vương: Trắc phi/Thứ phi

    Thiếp của Vương: Phu nhân

    Quan lại:

    Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : Hạ quan, ti chức, tiểu chức

    Nữ với nam: Thiếp, tiện thiếp, nô, nô gia

    Lớp nhỏ với lớp lớn: Vãn sinh, học sinh, hậu học, vãn bối

    Ngang hàng nhau: Bỉ nhân, tại hạ

    Các quan tự xưng với dân thường: Bản quan

    Dân thường gọi quan: Đại nhân

    Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là: Thảo dân, tiểu dân, hạ dân

    Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v. V: Nha dịch/nha lại/sai nha

    Con trai nhà quyền quý thì gọi là: Công tử

    Con gái nhà quyền quý thì gọi là: Tiểu thư

    Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là: Lão gia

    Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là: Phu nhân

    Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là: Thiếu gia

    Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên) : Tiểu nhân

    Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến: Tiểu đồng

    Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là: Nô tài

    Cung nữ chuyên phục dịch xưng là: Nô tì

    Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước
     
    Thùy Minh, timemachineshasha thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng tám 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...