Tiếng Anh Làm sao để học nhồi từ vựng tiếng Anh hiệu quả?

Thảo luận trong 'Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi Nguyễn Hoaa, 24 Tháng tám 2020.

  1. Nguyễn Hoaa

    Bài viết:
    3
    Học ngoại ngữ, đặc biệt là học tiếng Anh đang dần trở thành một xu hướng đối với hầu hết mọi người hiện nay. Vì tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng toàn cầu, vậy nên nắm được tiếng Anh trong tay cũng đồng nghĩa với việc bạn nắm được một chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa mới. Từ lợi ích khi đi du lịch nước ngoài, đến cơ hội việc làm, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn khi có tiếng Anh. Nhưng vấn đề chính là học tiếng Anh không hề đơn giản như bạn vẫn nghĩ, mặc dù nó cũng dùng bảng chữ cái Latin như tiếng Việt, và bạn không phải mất thời gian nhiều để học lại nữa, ngữ pháp cũng tương đối đơn giản. Vấn đề năm ở chỗ khối lượng từ vựng khổng lồ cách đặt trọng âm không hề theo một quy tắc nhất định, cùng với một loạt những cụm động từ, tiếng lóng, thành ngữ và những cấu trúc câu dùng trong giao tiếp rất "lạ đời' mà bạn sẽ không bao giờ tìm ra chỉ với một quyển từ điển thông thường có hơn vài trăm nghìn từ vựng.

    Vậy nên trước hết, trong bài viết này mình muốn chia sẻ một chút về cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả, thậm chí là" học nhồi "đến mấy chục từ vựng mỗi ngày. Và quan trọng hơn chính là học nhồi và nhớ lâu, không phải cách học" nay được mai quên ".

    1. Học bằng phương pháp sử dụng hình ảnh và kĩ thuật âm thanh tương tự.

      Đây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng khi học tiếng Anh nói riêng, cũng như rất nhiều ngoại ngữ khác. Trong" Tôi tài giỏi, bạn cũng thế "của Adam Khoo, tác giả cũng nhắc đến phương pháp này như một kỹ thuật tối ưu giúp các bạn dễ dàng chinh phục được ngoại ngữ. Điểm mấu chốt tạo nên sức nóng của cách học này chính là vì, bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng ghi nhớ hình ảnh dễ hơn là văn bản. Bởi vậy, tưởng tượng ra một hình ảnh của từ vựng bạn cần học với một màu sắc, hình dáng cụ thể, chi tiết (càng cụ thể càng tốt) có thể kích thích bộ não của bạn ghi nhớ nhanh và lâu dài hơn. Kết hợp với đó là kỹ thuật âm thanh tương tự, bổ trợ cho hình ảnh để câu chuyện về từ vựng của bạn trở nên sinh động và dễ ngấm hơn.

      Ví dụ: Từ" demonstrate "/ˈdem. ən. Streɪt /: Giải thích, thuyết minh . Hãy chia từ này ra làm 2 phần:" Demon "(ác quỷ) và" strate "(nghe giống" straight "- thẳng). Bây giờ hãy tưởng tượng rằng, bạn đang đứng trước một con quỷ, và nó thì đang cố giải thích, chứng minh cho bạn rằng nó thẳng, chứ không bị cong! Vậy thì mỗi khi bạn nhớ đến hình ảnh đầy tính nghịch lý ấy, bạn có thể nhớ ra" demonstrate "có nghĩa là gì (nhớ đúng chính tả chứ đừng là" demonstraight "nhé -. -)
    2. Học bằng cách ghi chú (take notes)

      Hãy rèn cho mình thói quen ghi lại tất cả những từ mà bạn vô tình bắt gặp, học được trong khi làm bài hoặc cả những từ học theo chủ đề. Ghi nó vào một quyển vở, hoặc tốt hơn là ghi vào giấy nhớ rồi gán lên bàn học, bất cứ đâu mà nó có thể hay đập vào mắt bạn nhất. Như vậy, dù có muốn hay không thì" mưa dầm vẫn thấm lâu ", rồi bạn sẽ nhớ được khá khá từ vựng thôi vì đã quá quen mặt với chúng rồi!

      Cách ghi chú có hiệu quả nhất chính là ghi cả từ, nghĩa, phiên âm quốc tế (IPA), và ví dụ cụ thể nữa.
    3. Học bằng cách ôn luyện thường xuyên.

      Nghe thì có vẻ không giống một phương pháp học cho lắm, nhưng nó lại chính là phương pháp sống còn quyết định việc bạn có nhớ được từ vựng một cách lâu dài hay không. Bởi vì bộ não cũng cần tập thể dục, và bạn phải thường xuyên giúp nó vận động bằng cách động não, và rèn luyện nó mỗi ngày với các từ vựng đã học rồi. Bên cạnh việc nhồi thêm từ vựng, bạn nên dành khoảng 20-30 phút mỗi ngày để ôn lại những từ đã học từ ngày hôm trước, tuần trước, hay cả tháng trước nữa. Vòng lặp này có thể khiến bạn ghi nhớ lâu hơn, và bổ sung lại khi bạn vừa mới quên nó.
    4. Học theo chủ đề hoặc từ những chủ đề yêu thích

      Nói như vậy là bởi vì những thứ mình thích sẽ luôn có sức hấp dẫn lớn đối với mình. Bạn thích ca nhạc, không thể cứ bắt bạn ngồi cram (học nhồi) cả buổi về chính trị, khoa học v. V.. Thay vào đó, bạn nên nghe nhạc, kể cả US-UK hay thể loại khác với phụ đề tiếng anh, nạp thêm từ mới vừa hữu ích vừa không chán ngấy. Tương tự, học từ những chủ đề yêu thích chính là đọc những bài báo, những đoạn văn liên quan đến lĩnh vực mà bạn có hứng thú. Đọc một bài khoa học dài cả trang có thể khiến bạn lóa mắt, nhưng nếu nó liên quan chút nào đó đến điện ảnh, ca nhạc, thần tượng.. vẫn có thể khiến bạn tỉnh hẳn ra đấy.

      Một số gợi ý cho bạn là kênh" Learning English with TV's Series "hoặc" BBC learning English ". Những kênh này ra video rất thường xuyên và giải thích cả nghĩa từ vựng, đồng thời cung cấp những từ" chất như nước cất ".

      Tuy nhiên, cách này chỉ giúp bạn giữ lửa trong một thời gian mà thôi. Sau cùng, những điều khó khăn cần đối mặt thồi vẫn phải đối mặt haha..

    Chúc các bạn" học nhồi"vui vẻ và có hiệu quả kkkk ^^[/HIDE-THANKS][/HIDE-THANKS]
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng chín 2020
  2. Huyen pham

    Bài viết:
    2
  3. Huyen pham

    Bài viết:
    2
    Muốn nghe tốt thì phải làm thế nào ạ?
     
    Nguyễn Hoaa thích bài này.
  4. Nguyễn Hoaa

    Bài viết:
    3
    Để nao làm một bài khác nữa nha kk
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...