Làm sao để đối phó với người chồng gia trưởng, vũ phu?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Tinh Tổng, 5 Tháng mười 2018.

  1. Tinh Tổng Bạch Cốt Tinh kinh nhất diễn đàn!!!

    Bài viết:
    453

    Cách trị chồng gia trưởng vũ phu


    Có rất nhiều người phụ nữ Việt Nam hiện nay là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình.

    Đối với một xã hội đã từng có hàng ngàn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo "trọng nam khinh nữ" thì vấn nạn bạo hành đã không còn gì xa lạ trong xã hội hiện đại. Vấn nạn này vẫn đang len lỏi trong từng ngõ ngách mà xã hội chạm tới. Có rất nhiều người vợ hiện nay là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh "cơm không lành, canh chẳng ngọt" trong mỗi gia đình, chẳng hạn như: Bắt nguồn từ sự căng thẳng kinh tế trong gia đình, từ đó đã tạo sức ép tâm lý lên nhiều cặp vợ chồng; từ việc đối xử lệch lạc giới tính khiến phụ nữ và trẻ em gái trở thành nạn nhân của bạo lực; từ việc người chồng nghiện ngập rượu chè, ma túy bỏ bê vợ con.. Đôi khi, mâu thuẫn lại xuất phát từ những điều tưởng chừng như rất vụn vặt hoặc sự ghen tuông, nghi ngờ..

    [​IMG]

    Nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do tư tưởng coi khinh phụ nữ được truyền từ nhiều thế hệ. Cánh đàn ông vẫn coi người phụ nữ ngoài nhiệm vụ chăm lo, duy trì tổ ấm còn luôn phải phục tùng, phải nghe lời mình một cách vô điều kiện. Nạn nhân của bạo lực gia đình không chỉ là phụ nữ mà còn có cả trẻ em..

    1. Không chịu đựng khi bị bạo hành


    Người phụ nữ Việt Nam luôn được xem là những người biết chịu đựng, nhẫn nhịn nhất là trong chuyện hôn nhân. Chính vì thế, đôi lúc chính sự cam chịu ấy lại đẩy người phụ nữ vào hố sâu của sự đau khổ.

    Người ta nói phụ nữ may mắn thì chọn được chồng tốt, còn không thì phải sống cuộc đời bất hạnh. Quả thực, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Có người thì hạnh phúc, sung sướng khi có người chồng tốt, người biết yêu thương chăm sóc vợ con. Còn có người thì bị phụ bạc.

    Nhưng khi chịu đựng quá lâu thì bản thân người vợ sẽ phải chịu đựng những bất hạnh mà thôi. Chồng bạn là người đụng đến là tay đấm chân đá, chồng bạn là người hay rượu chè, chồng bạn là người nóng nảy gia trưởng hay đánh chửi vợ con.. Hết lần này đến lần khác bạn bị bạo lực nhưng vẫn âm thầm im lặng chịu đựng, điều đó càng làm cho anh chồng bạn tiếp tục làm điều đó thôi.

    Nếu muốn ngăn chặn tình trạng này diễn ra trong gia đình bạn thì mỗi lúc như vậy bạn không nên chịu đựng nữa. Bạn cần lên tiếng để bảo vệ bản thân mình hoặc tránh đi khi chồng bạn nổi giận. Điều đó sẽ giúp cho bạn tránh được nạn bạo lực gia đình tạm thời ngay tại thời điểm đó hay lâu dài cũng vậy.

    2. Nói chuyện khi bình tĩnh


    Trong lúc nóng giận bạn càng nói thì cả hai càng to tiếng với nhau. Khi cả hai không ai nhường ai thì chỉ khiến câu chuyện lên đến đỉnh điểm. Từ đó, khi anh ấy bực tức hơn nữa thì chuyện xô sát là điều đương nhiên.

    Chính vì vậy, sau khi mọi chuyện qua đi, cả hai đều nguôi ngoai thì bạn hãy nói chuyện thẳng thắn với anh ấy. Cả hai cùng ngồi lại với nhau để nói chuyện, chỉ ra cái đúng và cái sai của hai người để cùng sửa đổi.

    3. Nhờ gia đình nội – ngoại góp ý


    Khi mọi chuyện xảy ra, bạn không biết làm cách nào để giải quyết chuyện đó. Đôi khi còn ngại và vì danh dự của gia đình nên không muốn cho ai biết. Nhưng nếu bạn cứ chịu đựng thì người thiệt thòi là bạn thôi.

    Dù anh chồng có người như thế nào thì anh ấy cũng sẽ nể bố mẹ bạn hay nghe lời bố mẹ anh ấy. Khi bạn không thể nói được hay có nói cũng không giải quyết được vấn đề gì thì bố mẹ chính là chỗ dựa để bạn dựa vào, là lá chắn để đứng ra bảo vệ và bênh vực bạn.

    4. Dừng lại khi không thể vượt qua


    Khi mọi chuyện không thể giải quyết dù là cách nào đi nữa, bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn tiếp tục thì hãy suy nghĩ đến việc dừng lại. Dừng lại để giải thoát cho nhau, dừng lại để thoát khỏi cảnh bị hành hạ như vậy.

    Với một người chồng chỉ biết dùng hành động để giải quyết cảm xúc thì dù bạn có còn yêu còn thương anh ấy thì bạn sẽ không bao giờ được hạnh phúc khi ở bên cạnh họ. Nếu thật sự yêu thương, thật sự trân trọng bạn thì họ sẽ không bao giờ cho bạn một cuộc sống như bạn mong muốn.

    5. Tìm tới sự can thiệp của cơ quan chức năng


    Bạo lực gia đình góp phần làm gia tăng các loại tội phạm xã hội. Ngoài ra còn gây tổn thất nặng nề về kinh tế đối với xã hội, làm giảm sút về sức khỏe, suy giảm khả năng và năng suất lao động của từng cá nhân; đồng thời còn gia tăng các chi phí y tế, khám chữa bệnh..

    Hiện cả nước đang có khoảng 6.996 cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, 35.756 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 19.182 mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, thực trạng bạo lực gia đình vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều vụ việc xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

    Vậy cần phải chỉ rõ nguyên nhân nào khiến tình trạng bạo hành gia đình không được xử lý dứt điểm? Một trong những nguyên nhân thường thấy đó là do người phụ nữ vẫn lựa chọn cách im lặng, không dám lên tiếng tố cáo hành vi mỗi khi bị bạo lực gia đình. Chị em cũng không chủ động tìm tới sự trợ giúp từ các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể ở địa phương bởi chính bản thân các chị em phụ nữ, đa số đều không nắm rõ các quyền của mình để được tôn trọng.

    Hơn ai hết, chính chị em phụ nữ cần phải nâng cao tính tự chủ, quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Chị em cũng cần trau dồi thêm các kiến thức để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, đặc biệt kiến thức gia đình, làm đẹp bản thân và nuôi dạy con cái. Ngoài ra còn cần chú ý đến kiến thức về pháp luật, tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình. Khi bị bạo hành không nên nín nhịn, bưng bít mà cần tìm đến cơ quan tư vấn, tìm đến sự giúp đỡ của người thân, của hàng xóm, các ban ngành đoàn thể để sớm có sự can thiệp kịp thời.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng tám 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...