Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba? Để tiếp tục chương trình, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi khá là thú vị, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được, và đó chính là Theo bạn, làm thế nào để chiến thắng sự trì hoãn? Bạn cũng biết rồi đấy, sự trì hoãn (procastination) là một định nghĩa không còn mấy xa lạ với bất cứ ai. Ví dụ điển hình nhất chính là việc chạy deadline sát nút thời gian, hoặc đơn giản là chuyến bay bị delay hay delay cuộc họp.. Tất nhiên những sự trì hoãn này là khách quan và chúng ta không thể làm gì để thay đổi được nó. Nhưng, sự trì hoãn ở bản thân thì sao? Chẳng phải nếu chúng ta trì hoãn làm việc gì đó, là kiểu người mà "Việc hôm nay để mai làm cũng được" thì có phải nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy liên tiếp không? Hoặc chí ít là tính ì, tính lười trong bạn trỗi dậy mạnh mẽ. Vậy, làm sao để có thể vượt qua cái cám dỗ này. Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên like, đánh giá 5 sao cho câu hỏi cũng như gameshow nhé
Với một người hay viết như tôi, sự trì hoãn còn đến bất chợt khi một sự việc, tình huống, biến cố nào đó xảy ra dù chỉ trong phút chốc khiến bao cảm hứng bị tắt ngấm, không thể nghĩ ra gì được nữa, tôi đành dừng lại dù biết có thể bài viết hay câu truyện của mình sẽ dang dở hoặc có khi sẽ không thể đi đến hồi kết được nữa. Nhưng, trong những lúc như vậy tôi lại phải tự nhủ bản thân không được để câu truyện kia bị bỏ lửng, không được để người đọc chờ đợi còn nếu là bài viết thì quá dễ dàng vì động lực là uy tín, là phần thưởng của riêng bản thân nên tôi sẽ không bao giờ để sự trì hoãn kéo dài, tôi phải tự ép mình trở lại bên chiếc laptop càng nhanh càng tốt để chạy cho kịp thời gian giao bài.
Tôi cũng thường hay để sự trì hoãn hiện diện trong cuộc sống mình. Nói thì rất dễ nhưng làm thì sẽ rất khó. Cũng giống như việc ý thực được trì hoãn là chậm trễ nhưng sau vài lần tự nhắc và kiên định thì vẫn chứng nào tật náy. Mình nghĩ cần nhìn nhận trc hết là thái độ và mục tiêu của bản thân. Sẽ rất khó nếu nói bâng quơ. Chúng ta nên loại những gì làm ta phiền não ra một phía, tập trung và kiên định rằng nếu trì hoãn bạn sẽ không còn cơ hội nữa, ví dụ như khi deadline vùi vập, bạn nên đăng xuất, loại bỏ hết những thứ gây ảnh hưởng như mạng xã hội, phone và thậm chí là gạc luôn cái suy nghĩ không có tác dụng của mình. Practice by practice, phải kiên trì thực hiện mới loại bỏ hoàn toàn. Chúc bạn một buổi tối vui vẻ
Sự trì hoãn là một thứ gì đó rất gây nghiện, bạn chỉ cần trì cần trì hoãn một việc, những việc khác tự động bị ảnh hưởng. Có người nói để tạo được thói quen tốt thì cần tới 21 ngày, trong 21 ngày ấy bạn phải thật nhẫn nhịn, dùng lý trí để ép mình không được tái phạm con đường cũ, phải thật triệt để buông bỏ để bắt đầu công cuộc kiến tạo một thói quen mới có khả năng thay đổi cuộc sống của bạn. Đối vợi sự trì hoãn, tôi thực sự cảm thấy thời gian để bỏ thói quen này có thể nhiều hơn 21 ngày, vì chỉ cần bất kì lúc nào bạn có suy nghĩ buông thả trong đầu, ngay lập tức não bộ sẽ sáng tạo ra hàng loạt lí do ngăn bạn hành động. Vì thế, tôi cho rằng cách tốt nhất để bản thân thoát khỏi sự trây ì là không cho các suy nghĩ tiêu cực ám ảnh mình. Ví dụ nhé: Có một bộ truyện rất hay mà bạn tưởng chừng mình sẽ phải đọc thâu đêm, bạn biết điều này không hề có lợi cho sức khỏe, nhưng sự cám dỗ của nội dung câu chuyện quá lớn và có khả năng sẽ lấn át lý trí của bạn. Vậy thì ngay thời khắc câu chuyện chuẩn bị sang một chương mới và bạn nghĩ rằng phải đọc hết chap tiếp rồi đi ngủ. Dừng lại! Trong vòng 3 giây hãy bật ngay chế độ máy bay và đặt điện thoại ra một chỗ mà bạn không thể với tới, cũng lười với tới. Việc này mới đầu rất khó, nhưng bạn chỉ cần cố chịu đựng, hãy nghĩ về chuyện khác thay vì chăm chăm vào sự khó chịu. Làm lại một vài lần như thế bạn sẽ thấy quen dần và đôi lúc có khi thấy tự hào về bản thân nữa cơ. Chẳng ai là không muốn mình trở thành một con người không dễ bị cám dỗ phải không nào ^. ^ P/S: Nhiều khi ngăn chặn kịp thời hành động lướt tóp tóp mình còn tự thở phào, cảm giác như mình vừa tự cứu bản thân từ một cuộc sống luân phiên xoay vòng không có điểm dừng vậy. Mình thật là ngầu.. (À mình có thói quen nghiện mạng xã hội nha, và cũng đang dần cải thiện)
Mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn, từ đó khắc phục điểm yếu này bằng cách: Lập tức bắt tay vào làm việc ngay khi được giao phó. Cần phải luôn động viên bản thân vượt "lười"; luôn tâm niệm "Việc hôm nay chớ để ngày mai"; "Trước sau gì mình cũng phải làm nó".. Cần đặt ra mục tiêu, kế hoạch, thời gian biểu rõ ràng và thực hiện tất cả bằng tinh thần quyết tâm cao độ. Khi đặt mục tiêu, nên chia nhỏ mục tiêu đó thành các công việc nhỏ hơn hoặc các giai đoạn thực hiện ngắn hạn, dài hạn. Điều này giúp bạn không bị "nản" bởi công việc quá nặng, mục tiêu quá lớn. Sau khi chia nhỏ, bạn nên đặt ra giới hạn thời gian cho công việc. Đồng thời, mỗi ngày nên nhìn nhận lại xem mình đã làm được những gì, những gì chưa hoàn thành tốt. Cần nghiêm khắc với bản thân, đặt bản thân trong những giới hạn cần thiết; không dễ dãi thỏa hiệp với thói lười biếng; tự kiểm điểm bản thân mỗi ngày.. Tạo thói quen tốt cho chính mình: Thói quen chuyên nghiệp trong công việc, thói quen không "để sau", thói quen lập kế hoạch.. Khi đã tạo được thói quen, bạn cũng đã đồng thời "trị" được bệnh trì hoãn.
Trì hoãn không phải là một khái niệm xa lạ. Trì hoãn là khi bạn kéo dài thời gian thực hiện công việc nào đó một cách có chủ đích, thay vì thực hiện nó ngay lập tức. 1. Một điều nguy hiểm cho điều này đó chính là ta vẫn nghĩ mình có rất nhiều thời gian, cho tới khi thực sự bắt tay vào làm và choáng ngợp bởi lượng công việc khổng lồ. Vì vậy, với những công việc quá phức tạp, bạn có thể chia nhỏ nó ra và bắt đầu làm từ những phần đơn giản nhất. 2. Sử dụng quy tắc 2 phút. Quy tắc 2 phút là quy tắc vô cùng đơn giản. Quy tắc 2 phút hướng dẫn rằng nếu có một công việc mà bạn chỉ mất chưa tới 2 phút để hoàn thành thì hãy làm nó ngay bây giờ. Quy tắc này có hiệu quả vì một khi bạn bắt đầu bắt tay vào công việc, bạn sẽ dần tạo ra động lực và guồng quay cho chính mình. Điều này sẽ khiến việc tiếp tục với những đầu việc khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 3. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên Đây là lời khuyên mà bạn sẽ luôn nhận được cho dù đang làm bất kỳ công việc, vị trí hay lĩnh vực nào. Nó cũng là một thói quen tốt để đánh bay sự trì hoãn. Nếu như sự trì hoãn của bạn đến từ việc bạn thiếu những đánh giá, hoặc đánh giá sai về tính chất và tầm quan trọng của công việc, hãy sắp xếp lại những đầu việc theo các mức độ ưu tiên như sau. Saud 9ó bạn tự chọn lựa mức độ công việc nào bạn cần làm trước hoặc làm sau. 4. Phương pháp Pomodoro vô cùng hữu dụng cả khi làm việc tại văn phòng hay làm việc tại nhà. Phương pháp này gợi ý rằng bạn chỉ nên tập trung vào công việc trong vòng 25 phút, sau đó là 5 phút giải lao. Sau 4 lần liên tục áp dụng thời gian biểu như trên, bạn sẽ có một quãng nghỉ dài hơn từ 15-30 phút. Phương pháp này giúp bạn làm việc hiệu quả nhất khi được áp dụng cho các nhiệm vụ lớn và dài hơi. Việc khiến bản thân làm việc cường độ cao trong một thời gian dài chắc chắn sẽ lấy đi của bạn rất nhiều năng lượng.