Tư vấn Làm sao để cải thiện các mối quan hệ xung quanh?

Thảo luận trong 'Tình Cảm' bắt đầu bởi Phong Diệm, 28 Tháng chín 2024.

  1. Phong Diệm

    Bài viết:
    26
    Xin chào mọi người! Mình là một học sinh lớp 10, bởi vì trường mình có phân loại học sinh theo điểm thi vào 10 nên mình với nhóm bạn thân của mình mỗi người một nhóm.

    Và hiện tại mình có ngồi cạnh một bạn từng học cùng lớp (cấp 2) nhưng không thân. Hồi cấp hai, mình với bạn cũng chỉ là "bạn cùng lớp" đúng nghĩa, không hơn kém; còn giờ ngồi cạnh nhau, khi nói chuyện, khi nhờ chụp bài, hỏi bài, bạn niềm nở, khi giải bày tâm sự của bạn thì bạn nhiệt tình. Thế nhưng khi mình đối đáp lại thì bạn lại tỏ ra khó chịu. Ví dụ khi bạn kể: "Trước đi trên đường có một chú đi tạt đầu xe t xong nói gì ấy, t hốt lắm" và mình mới hỏi lại là "Thế m có quệt gì vào người ta à mà phải sợ" thế là bạn ý nhăn mặt nhìn mình xong nhăn mặt khó chịu "M bị ngu à?" rồi quay đi. Mình để ý bạn luôn phủ định lời mình nói..

    Còn với mọi người xung quanh, mình thắc mắc là tại sao cũng cùng một cách góp lời vào câu chuyện mà bạn ngồi dưới mình lại khó chịu với mình song lại ôn hòa với bạn ý. Lại còn cả lúc xin wifi của một bạn nữa, bạn kia xin thì bạn này cho nhưng mình thì lại không? Tại sao vậy ạ?

    Mình bây giờ đang rất rối bời, không hiểu sao mình lại cứ để ý từng chút từng chút biểu cảm của mọi người nên giờ đến lớp là mình lại cảm thấy nặng lòng.

    Không biết mọi người có lời khuyên gì cho mình của hiện tại không ạ? Mình nên thay đổi như nào? Hay mọi người có cuốn sách, video.. cho mình hiện tại không ạ?

    Cảm ơn mọi người đã dành thời gian cho mình!
     
  2. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đầu tiên, em cần xác định xem mối quan hệ giữa em và các bạn em muốn tạo quan hệ là như thế nào. Cuộc sống mà chúng ta có nhiều mối quan hệ rộng loén lắm đâu phải ai ta cũng cần xây dựng mối quan hệ thân thiết đâu. Bây giờ em và các bạn thân cũ đã không còn học chung lớp nữa rồi thì em cứ mạnh dạn lên mở rộng thêm mối quan hệ của mình với những người bạn khác ở trên cấp 3. Vẫn giữ mối quan hệ với các bạn cũ nhưng mở rộng vòng vây bạn bè ra. Cũng phải xác định là khi ta chơi với nhiều người rồi thì đồng nghĩa ta cũng sẽ gặp rất nhiều loại người và ở đó sẽ có những người không thích em hoặc không hợp tính em. Như trường hợp em nói ở trên thì chị nghĩ không phải do bạn kia không tốt hay gì cả mà là do bạn ấy không hợp tính em, không cùng tần số với em nên khi nói chuyện em cảm thấy bị xa cách, bị sượng trân và nghĩ bạn ấy không thích mình nhưng có lẽ không phải vậy.
     
    Phong Diệm thích bài này.
  3. Phong Diệm

    Bài viết:
    26
    Em hiểu rồi ạ. Em cảm ơn chị
     
  4. chuotchubuxu

    Bài viết:
    75
    Chào em,

    Đọc nội dung em chia sẻ thì chị nghĩ là chưa đủ dữ liệu cần, chị phân chia làm các trường hợp giả định em tự xem xét bản thân mình thuộc dạng nào thì em tham khảo góc nhìn của người đi trước nhé.

    1) Trường hợp em và bạn ấy là bạn bè theo đúng nghĩa (cả hai phía đều coi nhau là bạn bè)

    - Nghĩa là bạn bè chơi bình thường, ai cũng coi như không có gì đặc biệt ngoài việc ngồi cạnh nhau và học cùng lớp, nói chuyện nhiều hơn so với trước đây, nhờ vả khi cần thiết, thi thoảng chát chít.

    => Trường hợp này thì thân hơn thì tốt, còn không hợp gout của em thì thôi không nên để ý thêm vì mất thời gian. Em cứ cư xử bình thường như đúng là em, mở rộng quan hệ chơi với nhiều bạn trong hợp để thấy rằng môi trường có nhiều cá tính hay, ai hợp thì chơi còn không hợp thì ít giao lưu hơn hoặc ngừng hẳn.

    2) Trường hợp em có cảm tình đặc biệt với bạn ấy và/hoặc có thể bạn ấy cũng vậy.

    - Nghĩa là có tình cảm nam nữ, tình cảm đặc biệt hơn 1 chút so với bạn đồng trang lứa và khác với hồi cấp 2. Thích thì hơi thích, mà yêu thì cũng không phải.

    => Trường hợp này thì một phần là tâm sinh lý tuổi mới lớn (nhất là giai đoạn chuyển từ cấp 2 lên cấp 3), một phần là do môi trường. Chuyện tình cảm thì có nhiều tình huống đa dạng và khó nói nếu không ở bên trong nó, do vậy chị nghĩ góc nhìn có thể suy đoán:

    + Vì em thích bạn ấy nên hay để ý bạn ấy hơn người khác và quan tâm nhỏ nhặt

    + Vì bạn ấy cũng có cảm tình với em hoặc bạn ấy không ưa em hoặc cũng chẳng biết em nghĩ gì để mà cư xử nên bạn ấy hay tỏ ra kiểu con gái là "cả thế giới tôi vẫn ổn duy chỉ 1 người không ổn". Ý chị là thích em mà không nói ra, làm gì cũng ngược lại hoặc hay bắt bẻ từng tí một. (Kiểu này ngày xưa chị cũng bị dính nhiều rồi ^^)

    - Nếu thật sự là hai bên cùng có tình cảm trên mức bạn bè mà không nói được, em cứ im lặng chờ thời gian trả lời, tập trung cho việc học ở môi trường cấp 3 rồi mở rộng các mối quan hệ ra, chơi nhiều với bạn nữ khác nữa thì em sẽ tự đánh giá được xem bạn kia có thật là người hợp với em hay không. Vì chị cũng có kinh nghiệm rồi nên giờ chị mới có thể nói rằng: Thế giới quả là rộng lớn, và chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp nhất cho mình mà tránh bị tổn thương tối đa nếu chúng ta cho thời gian trả lời. Lo học tập, chia sẻ kinh nghiệm sống, giúp nhau cùng tiến bộ tốt hơn ở giai đoạn này cho em.

    3) Trường hợp em bị overthinking

    - Nghĩa là bạn ấy và em chẳng có gì cả nhưng em hay nghĩ quá lên một chút nên tự dưng em hoặc cả em và bạn ấy đều có cái kiểu như vậy. Bạn ấy cũng có thể nghĩ như em cũng nên.

    => Trường hợp này thì em cứ điều chỉnh lại cách tư duy để bớt nghiêm trọng hóa đi, bình thường hóa quan hệ khác giới và tập trung lo học hành. Nếu em thấy bản thân mình ăn nói cộc cằn hoặc không có tâm lý như các bạn nam khác thì em để ý và âm thầm điều chỉnh.

    - Các bạn trẻ ngày nay hay bị kiểu overthinking nhiều do nhậy cảm, do thiếu kinh nghiệm và sức chịu đựng va chạm không cao. Nếu không điều chỉnh thì trong đời sống tình cảm sẽ rất mệt mỏi và bản thân là khổ đầu tiên.

    Chúc em mau chóng làm quen với giai đoạn mới trong đời, đọc thêm sách về tâm sinh lý độ tuổi của em, và tập trung vào việc học cho tốt. Em cứ xác định là vấn đề của em sẽ lại lặp lại trong tương lai khi em đang trong quá trình phát triển để làm người trưởng thành, việc gặp người này người kia tính cách khác nhau, yêu, ghét, hợp, tan, buồn, vui là chuyện bình thường. Em cứ trải nghiệm như một phần tất yếu và rút kinh nghiệm. Thân ái.
     
    Phong Diệm thích bài này.
  5. Jenni9x

    Bài viết:
    2
    Mình thử đặt mình vào trong câu chuyện là người bạn kia thì có thể cũng hiểu phần nào tại sao họ niềm nở giúp bạn nhưng lại khó chịu nếu buôn chuyện. Có thể vì cách nói chuyện hoặc logic của bạn hơi bị chệch pha với người ta. Nếu chỉ trong trường hợp là chỉ bạn này khó chịu vs bạn thôi nhưng khi bạn nói chuyện vs mọi người thì họ đều ok thì không phải chuyện đáng suy nghĩ, chỉ là tính cách k hợp gu nhau.

    Nhưng hiện tại là bạn và các mqh xung quanh đều k ổn và họ không thích tiếp xúc thân hơn thì khả năng là một phần do bản thân bạn không khéo léo trong giao tiếp và có chút hơi ngờ ngệch, nếu nói khó nghe hơn là vô duyên. Bạn k nhạy bén bắt được nội dung chính mà ngta muốn nói để mở rộng thêm mà kết nối.

    Ví dụ ở trong câu chuyện kia, bạn đó kể về vụ va chạm đã nói rõ thứ nhất là ông A nào đó đi quệt đầu xe bạn ý nên có thể hiểu trong câu chuyện này bạn ấy đã truyền đạt ông A làm sai, và tại sao bạn ấy nói vế sau là "t hốt hoảng lắm" ý của bạn ý là ông A kia còn mắng mỏ hay nói gì đó khiến bạn ý bị sợ vì khí thế của người ta kiểu cậy mạnh chứ không phải sợ vì bạn ý làm sai cái gì vì vế đầu trong câu nói bạn ý đã nói trc là ông A làm sai rồi.

    Thêm nữa câu chuyện này là do bạn ý kể lại nên nếu bạn ý k kể thêm chi tiết hơn hay có thái độ là kiểu thực ra mình làm sai nên chắc họ mới vậy thì khi đó bạn hỏi câu "Thế m có quệt gì vào người ta à mà phải sợ" sẽ phù hợp hơn vì đây là hỏi quan tâm.

    Nên mở đầu câu chuyện sau khi bạn ấy kể thì mik nên đứng về phía bạn ấy trc vì dù sao hai ng là ng quen mà. Kể cả nghe ng lạ kể về việc bị như thế thì bản thân mik cx sẽ quan tâm hỏi lại thế bạn có bị chú ấy làm khó dễ gì k hay bạn có bị thương gì k vì dù sao hành động của ông chú kia qua lời kể của bạn ấy là một hành động sai.

    Nhưng thực tế là bạn hỏi lại "Thế m có quệt gì vào người ta à mà phải sợ" thì người nghe sẽ như kiểu: Mình kể với bạn câu chuyện mik bị thiệt mà bạn lại đứng phía ô chú k quen biết kia hỏi ngược lại mik làm sai cái gì..

    Lấy ví dụ cho dễ hiểu

    Bạn đang uống nước thì tự nhiên một thằng bạn nghịch ngợm nào đó chạy đến hù dọa bạn khiến bạn sặc nước. Sau đó một cô bạn đứng cạnh quay ra hỏi là "M làm sai gì à mà khiến thằng kia nó cố tình hù dọa m?" trong khi thực tế bạn chả làm gì mà do thằng bạn kia ham chơi thích đùa thôi..

    Nên nếu bạn k thể làm được việc đứng về phía ai đúng ai sai thì ít nhất chỉ nên tỏ ra quan tâm như bạn có bị sao k, sau đó câu chuyện diễn ra ntnao, bạn đã xử lý nó ra sao.. Chứ đừng ngay câu sai là khẳng định người ta làm sai cái gì..

    Cách nói chuyện này thực sự nếu k phải quen biết cực thân thiết thì rất khó để làm thân ng mới. Bạn bè thân thiết quy mật thì k sao, có thể xem như nói đùa "m làm cái jh mà ổ hùng hổ vậy" (cơ mà bản thân mik đối với bạn thân thì mik cx sẽ k nói những câu như vậy, kể cả biết nó sai hay gì thì cx sẽ nhắc khéo hay để nó tự phát hiện ra rồi mik mới nói đồng ý với ý của nó)
     
    Phong Diệm thích bài này.
  6. Jenni9x

    Bài viết:
    2
    Mình thấy mọi người phân tích không phải là sai, nhưng có vẻ mọi người đều chỉ đang đứng quan sát vấn đề theo cách chủ quan (hơi nghiêng về phía bạn này) với các ý kiến như hai người chỉ đơn giản là không hợp tính nhau..

    Nhưng dường như mọi người quên mất thông tin rằng bạn ấy cũng bị xa lánh bởi một vài bạn khác và đang không hiểu lí do thực tế.

    Cách tự an ủi bản thân rằng mình rất tốt, mình cũng có nhóm bạn thân chơi rất vui mà, mình không phải người có vấn đề.. Sẽ chỉ phần nào giúp giảm bớt áp lực cho bản thân nhưng đồng thời cũng không giúp bạn giải quyết được mấu chốt vấn đề hay nâng cao bản thân gì.

    Nên đôi khi ta cũng cần đánh giá khách quan hơn, đặt bản thân vào người đối diện xem điều họ cần là gì? Nếu ngay từ đầu bạn trong tư thế tôi rất tốt, tôi không chơi với ai thì tôi vẫn rất vui vẻ thì bạn chả cần lo nghĩ mối quan hệ yêu ghét xung quanh làm gì.

    Nhưng bạn có làm được như vậy không? Tất nhiên là không, vì nếu bạn làm được thì bạn đã không lên đây hỏi mọi người rồi.

    Nên có thể điều mình nói không hẳn an ủi bạn hay đứng về phía bạn nhưng ít nhất mình cũng muốn chỉ ra việc nhìn nhận lại bản thân sẽ tốt hơn là chỉ tự an ủi và cho rằng lỗi của người khác (mình hiểu bạn k cho rằng lỗi của mọi người đâu nên bạn mới lên đây hỏi lại để tìm cách kết nối với họ. Nhưng nếu ai cho bạn câu trả lời kiểu bạn rất tốt, toàn lỗi của người khác thì nên xem xét lại. Bởi vì vụ này không chỉ một người mà nhiều người đang có thái độ xa cách với bạn)

    Cũng giống việc mình đi ăn nhà hành buffet, mặc dù là tự chọn và ăn thỏa thích nhưng nếu lấy một đống rồi bỏ phí và bỏ qua ánh mắt của người xung quanh và cho rằng mình làm đúng thì quả là tự phụ. Nên đôi khi nếu nhiều người cùng đánh giá một việc gì đó và có ý kiến giống nhau nhưng chỉ bạn làm khác thì có thể cần nhìn nhận lại một chút về bản thân. Và nếu bạn vui vẻ chỉ đứng độc lập thì không sao, nhưng nếu bạn buồn vì bị đứng độc lập thì nên thay đổi bản thân để hòa lại với số đông.

    Nên tự hỏi tại sao bạn A và bạn B nói chuyện với nhau vẫn rất ổn nhưng nếu bạn A nói chuyện với bạn thì k ổn. Tại sao bạn nói chuyện với bạn C bạn D khác cũng gặp khó khăn? Liệu giao tiếp ổn hay không?

    Và mình chỉ cho bạn một phương pháp đó là lập lại một nửa những gì người ta nói cho bạn. Lặp lại là phương pháp khẳng định lại câu chuyện nhưng người nghe sẽ tự mặc định bạn hiểu rõ câu chuyện và đứng phía họ.. Lặp lại nhưng tóm tắt và chỉ nói những cái nổi bật thôi..

    Ví dụ trong câu chuyện trên: "Bạn bị ông chú nào quyệt xe á? Còn bị ổng ý nói gì đó cơ à?"

    Cách hai là hỏi quan tâm, chuyển sang đề tài bạn dễ xử lý hơn. Ví dụ: "Thế bạn có bị làm sao không?"

    Cách ba là mở rộng câu chuyện và tự để ngta nói, bạn chủ yếu chỉ giúp họ kể chi tiết hơn: "Sau đó diễn ra ntnao?" "ở đoạn đường nào thế" "lúc mấy giờ vậy?" "lúc đó bạn đi một mình à".. Tuy nhiên chỉ nên hỏi một vài câu, nếu đối tác k còn hứng thú kể thêm thì đừng có hỏi abcd cặn kẽ. Nếu họ có hứng thú nói thêm thì hãy hỏi thêm để cho họ biết bạn cũng rất hứng thú với câu chuyện
     
    Phong Diệm thích bài này.
  7. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488


    Mình cực kỳ đồng tình với lời khuyên của bạn Jenni9x, bạn này cũng rất tinh tế khi chỉ nhiều cách giao tiếp dễ dàng hòa nhập hơn. Vấn đề của mình giống y chang bạn thôi. Bởi mỗi người có một cách thể hiện cảm xúc và giao tiếp khác nhau. Có thể bạn bè của bạn không cố ý làm bạn buồn, mà đơn giản là họ chưa quen với cách nói chuyện của bạn hoặc cảm thấy những câu hỏi của bạn hơi "Nhạy cảm" trong một số tình huống.

    Đặc biệt là, bạn đang so sánh cách bạn bè đối xử với mình và người khác, điều này dễ khiến bạn cảm thấy bị đối xử bất công. Tuy nhiên, mỗi mối quan hệ đều có những đặc điểm riêng và không nên so sánh chúng với nhau.

    Nhưng trước khi tập tành cách thay đổi trong giao tiếp. Thì khởi đầu tốt nhất là chúng ta chữa cháy và xây đắp lại mộtsự thiện cảm nhất có thể trong một mối quan hệ, bằng 1 cuộc nói chuyện thật lòng. Đè đứa cùng bạn ra thực hành luôn. Hãy chọn thời điểm nó đang rảnh và đang vui, bạn có thể hỏi những điều bạn ấy cảm thấy thế nào về bạn như "Dành thời gian với tui một phút thôi, tui nghĩ tụi mình có khoảng cách, không hợp nhau cho lắm và tui muốn cải thiện mối quan hệ bạn bè này. Vậy nên, tôi muốn biết bà nghĩ gì về tui, có điều gì tui làm khiến bà không thoải mái không?" chẳng hạn.

    Tất nhiên khi khai được thì nó sẽ nói rất rất rất nhiều nhược điểm của bạn. Dù sao hãy tôn trọng ý kiến của nó, ghi nhớ, vì đó là những gì nó cảm nhận từ bạn. Ý kiến vàng ấy.

    Sau đó hãy lấp thêm 1 câu nói cho nó có một kết thúc bài... Về sự đổi mới về phía bạm như là "Khoảng thời gian qua, chắc cách nói chuyện tôi cũng gây cho bà một vài khó chịu. Xin lỗi về mấy điều đó. Tui đang cố gắng thay đổi để hòa nhập hơn. Vậy nên, tui mong bà thông cảm cho những lần trước và nếu có gì làm bà khó chịu, hãy nói thẳng luôn với tui để tui sửa nha"

    Trời oi. Thật sự, sau cuộc nói chuyện đó, cách nhìn nhận của nó sẽ khác đi về bạn. Và thứ khẳng định bản thân bạn hơn, là sự thay đổi. Không hẳn là thay đổi, mà là sự cải thiện. Nhưng không có nghĩa là bạn phải cố đi làm hài lòng người khác nhé, bạn chỉ cần cảm nhận được mình đang nỗ lực cho mục tiêu hòa nhập bằng cách cải thiện giao tiếp, thì mọi lời phán xét hay cư xử xấu tính sẽ không ảnh hưởng tiêu cực quá nhiều đến bạn. Vì bạn biết rõ vấn đề của mình, và đang cải thiện nó, không có gì đáng xấu hổ hay tự ti nữa.

    Ngoài ra, mình sẽ phân tích cho bạn hai cách nói chuyện dễ mất lòng nhất:

    1 _ Quá thẳng thắn (Nó giống như một lời phán xét đanh đá ném thẳng vào người khác, tất nhiên khi nói thẳng sự thật, bạn sẽ thấy kiểu mình thực tế hơn nó, mình nhìn nhận đúng bản chất hơn nó. Nhưng nó chỉ trong những vấn đề cần thiết, những vấn đề cần hướng giải quyết rõ ràng khi người đó bị lạc lối. Những lời thẳng thắn chỉ nên áp dụng trong giải quyết vấn đề cụ thể, hơn là nhận xét một tình huống nào đó và nói người đó đúng hay không. Còn trong mối quan hệ, nếu thẳng thắn trở thành thói quen thì nó lại là cách hạ thấp, trúng tim đen của người khác nhanh gọn lẹ nhất)

    Hình như bạn thuộc dạng người quá thẳng thắn đúng không?

    2 _ Quá vô tư (Chủ yếu lời nói châm chọc cho vui nhưng rốt cuộc đối với người khác thì đó lại là lời đá xoáy, chói tai, không đúng trọng tâm chẳng hạn. Đặc biệt đối với những con người nghiêm túc, overthingking thì kỵ cách nói chuyện vô tư. Mặc dù đối với người vô tư, câu nói có chút thoải mái, nghịch ngợm, cần gì nghiêm trọng đến thế nhưng đối với người nghe thì nó lại là câu nói ẩn ý đủ thứ. Người ta sẽ nghĩ mình không tôn trọng người ta và chửi là "Có suy nghĩ không mà nói những lời đó" chẳng hạn. Haizzz...)

    Tui thì thuộc dạng này.
     
  8. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Đọc câu chuyện của bạn, tôi như thấy bản thân trước kia. Bị bạn bè học chung khinh thường, xa lánh do không có tiền.

    Tôi nghĩ bạn nên nói rõ cho bạn của bạn biết, bạn khó chịu vì thái độ của bạn của bạn, nếu bạn của bạn không thay đổi, tôi nghĩ bạn nên tuyệt giao với nó.

    Tôi cũng phải tuyệt giao hết bọn bạn học chung vì chúng nó sống khốn nạn và đạo đức giả quá.
     
  9. Tiểu nô nô

    Bài viết:
    213
    Ngày xưa, chị cùng học lớp với mình có bảo: "Chị không muốn học cùng bạn cũ trong lớp, vì tụi nó biết hết chuyện xấu chuyện tốt của chị, chị chỉ muốn mọi người đánh giá chị thông qua cách cư xử hiện tại của chị, chứ không phải thông qua quá khứ của chị vì lời kể của một ai đó". Đấy, có khi là vì bạn ấy sợ bạn nói xấu nói tốt gì bạn ấy với mọi người trong lớp thôi. Có những chuyện mình nghĩ là không có gì quan trọng, nhưng đối với người khác thì nó là vấn đề lớn đó. Tất nhiên, đây cũng có thể chỉ là giả thiết, có khi là do tự bạn ấy xấu tính, hoặc bạn ấy ghét bạn sẵn rồi cũng nên.

    Anyway, nếu đã cảm thấy không thoải mái với nhau thì tốt nhất là không chơi, có phải là thiếu thốn bạn bè đến mức phải chơi với một người không thích mình đâu. Biết đâu đây là cơ hội để làm quen và kết thêm nhiều bạn bè hơn thì sao, đừng quá phụ thuộc và những mỗi quan hệ có vẻ thân quen hơn bình thường nha. Chúc em may mắn.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...