Cái này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa bạn à. Chẳng hạn như, bạn muốn nhìn vào vẻ bề ngoài để nghiền ngẫm tâm lý, suy nghĩ của người ta, nhưng cái sai lầm quan trọng nhất đó là con mắt chúng ta luôn bị đánh lừa bởi những biểu hiện bên ngoài, trong khi để có thể biết được người đó có nói dối hay không cũng cần trải qua một thời gian xác định hoặc đã quen với việc đánh giá người khác chỉ qua một vài lần nhìn rồi. Mình có đọc một vài cuốn tâm lý, và sau khi đối xứng nó với thực tếcùng với những cử chỉ vô thức của người khác, thì mình nhận thấy rằng khi người ta suy nghĩ gì đó sẽ lơ đãng lộ ra một vài hành động nho nhỏ. Ví dụ, một người nói dối sẽ đôi khi vô thức không nhìn thẳng vào mắt người đối diện, chân loay hoay, ngón tay co lại muốn cầm gì đó.. ; hay chẳng hạn như người đó không muốn tham gia vào cuộc nói chuyện nữa, biểu cảm trên mặt sẽ trở nên miễn cưỡng, bàn chân chĩa ra ngoài hoặc cơ thể xoay sang chỗ khác.. Và như mình đã nói ở trên, không phải những biểu hiện ấy luôn luôn chứng tỏ người đó là người như vậy. Chúng ta không thể rập khuôn, cứng nhắc như thế, vì biết đâu người đó chỉ là hơi rụt rè, hướng nội, hoặc lúng túng thì sao? Vì vậy để có thể nhìn người rõ hơn, bạn cần có một đoạn thời gian nghiền ngẫm thật kĩ, chậm rãi để ý những điều nhỏ nhặt xung quanh. Nhưng có một điều bạn phải lưu ý, đó là khi bạn nhìn người khác, người khác cũng đang nhìn bạn, vì thế bạn đừng quá lợi dụng nhé. Sẽ gây rạn nứt các mối quan hệ của bạn.
Việc này thì mình nghĩ là rất khó, nếu người gian dối thật sự khéo léo. Nhưng mà, người thật lòng sẽ thể hiện qua cả ánh mắt và hành động, còn người gian dối dù làm những hành động thật sự cảm động nhưng đôi khi họ lại rất thiếu tâm. Mình nghĩ suy cho cùng thì kiên nhẫn mới biết được ai thật lòng. Với lại, từ câu hỏi này, chúng ta không nên hoàn toàn tin tưởng ai ngoài gia đình. Thậm chí gia đình còn có thể lừa dối nhau, xã hội này nguy hiểm lắm bạn ạ :(
Nếu bạn muốn biết một người giả tạo hay thật lòng thì bạn cần tiếp xúc với họ nhiều hơn.. Giả tạo là những người hay nịnh bợ bạn, bạn phải thật tỉnh táo, họ sẽ không bao giờ nói khuyết điểm của bạn ra dù là khuyết điểm họ cũng sẽ nói thành điểm tốt đó là miệng lưỡi rắn độc.. luôn khen ngợi bạn.. và hay mòn mót từ bạn như thông tin, tài chính, tình cảm, họ sẽ kiếm cái gì đó của bạn mà có lợi cho họ.. họ luôn nghĩ cho bản thân họ. Khi bạn nhờ vả họ sẽ không giúp mà đùn đẩy bạn nhwof 1 ai khác không phải họ. Họ chỉ làm những thứ có lợi cho họ. Họ không hi sinh hay để mất mát gì vì bạn đâu.. mình thấy gần như đặc điểm nhận dạng mấy nguời này là mắt họ đảo liên tục như sợ phát hiện gì vậy.. Còn người thật lòng thì ngược lại bạn à. Họ thô lắm họ hay bộp thẳng những câu nói làm bạn đau lòng để bạn tỉnh ra.. và họ sẽ giúp bạn hết sức có thể Không thể nhìn một con người chỉ từ vẻ bề ngoài và ánh mắt. Bạn phải tiếp xúc nhiều và hãy thật tỉnh táo để cảm nhận nhé
Là vô nghĩa khi cố gắng đi tìm hiểu xem ai là gian xảo, ai là người lương thiện! Trong cuộc đời mọi con người, không ngoại trừ ai, kể cả hay cả tôi rồi cũng có thể là người xấu một ngày! Vì bản chất con người không ai là hoàn hảo, chúng ta yếu đuối và dễ sa ngã. Vậy, thay vì cố gắng đi tìm câu trả lời đó, hãy tự đi tu luyện bản thân từng ngày từng ngày bởi bạn hãy cố gắng sống tốt đi và tôi cũng vậy và nhiều người ngoài kia cũng đang âm thầm, lặng lẽ làm như vậy. Không ai có thời gian để đi so đo, tìm kiếm kẻ ác đâu bởi nếu bạn không cố gắng hoán đổi, tu sửa bản thân mình ngày hôm nay, ngày mai bạn sẽ trở thành kẻ ác. Vì vậy, hãy khiêm tốn nhìn nhận thiếu xót, khuyết điểm của chính mình mà sửa đổi. Bởi vì tốt hay xấu chỉ có trời mới tỏ!
Theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình, định nghĩa về sự giả dối và thật lòng là hai thứ dễ dàng bị hoán đổi cho nhau ngay tức khắc. Vì... Bạn biết đấy! Chúng ta là một loài người có cảm xúc và suy nghĩ vô cùng phức tạp. Đôi lúc, chúng ta sẽ tự nhận mình đối xử rất thật lòng với một người nào đó, và khi đến chuyện xấu bất chợt ập tới, ta hoài nghi về sự kết nối giữa mình và người ấy, nhận ra rằng... Cái thật lòng của mình dần dần còn lại là sự ngụy biện mà thôi. Vì vậy không có ai thật lòng một cách chung thủy, và gian dối một cách tùy tiện cả. Thế nên, bạn không cần phải cố tìm cách thử lòng biết người này người nọ có thật lòng với mình hay không, trong thời điểm hiện tại. Bạn chỉ cần để thời gian, xem những bước chuyển mình trong cách đối đãi của họ; sau đó dựa theo những gì hành động, cử chỉ, những tác nhân xung quanh họ tác động lên cảm xúc, suy nghĩ của bạn. Bạn sẽ cảm nhận được... Mức độ thật lòng họ dành cho bạn. Hãy nhớ họ có thể giả vờ với bạn trong 1 vài thời điểm cần thiết thôi, vì sự giả đò cũng có cái mệt riêng, họ không thể giữ bộ mặt hoàn mĩ của mình trong 24 trên 24 cả. Và bạn sẽ quyết định mình sẽ đầu tư vào mối quan hệ đó như thế nào, xác nhận mối quan hệ của bạn đã đến giao đoạn nào rồi; nếu cảm thấy quá độc hại, thì bạn có thể sẵn sàng xem nó chỉ là một cuộc xã giao. Ví dụ: Mình quen được 1 nhóm bạn trên đại học. Họ cực kỳ thân thiện, hợp sở thích, hợp cả tính cách và có cách nói như tri kỷ vậy. Nhưng mà mình nhận ra có 1 vài chi tiết, như đi học chung, đợi nhau và chở nhau là thứ mà tụi mình quyết định làm cùng nhau. Chỉ là mình nhận ra... Họ có thể quên mình một cách dễ dàng, và bỏ mình lại dù mình đã ở cùng họ lúc đó. Họ đôi lúc không thích giao tiếp với mình, dễ dàng bơ mình. Mình cứ tưởng chúng mình đã thân nhau lắm đấy. Mình nhận ra... Mức độ thật lòng của họ thật ra không lớn như mình nghĩ. Chúng mình chỉ đến mức bạn bè thôi. Chứ chẳng phải là bạn bè thân thiết. Đây là một trải nghiệm hoàn toàn dĩ nhiên, nhưng nếu bạn hiểu rõ trải nghiệm này có mục đích và lợi ích như thế nào với bạn. Bạn sẽ không quá đau lòng hay bỡ ngỡ về việc người khác đối xử với bạn. Theo đó, nó giống như một cuộc dò xét tất cả mối quan hệ tiếp cận mình để bạn có một bộ óc lạnh hết mức có thể.