Mọi người thường dùng nha đam tươi để làm đẹp với những công dụng như trị mụn, làm trắng da nhưng có những trường hợp mụn không hết mà tình trạng còn nặng hơn là do đâu? Thứ nhất: Không làm sạch hết lớp nhựa của nha đam. Khi cắt lá nha đam ta cần phải để dốc xuống phần cuống 5p để phần mủ vàng chảy ra hết và khi nạo lấy phần thịt của nha đam phải tách thật kĩ không được để sót phần lá xanh dính vào sẽ gây kích ứng da vì da đang bị mụn là da rất yếu dễ mẩn đỏ. Đối với hầu hết da mụn sẽ bị kích ứng với phần nhớt của nha đam ta có thể ngâm phần thịt vừa tách vào nước muối loãng rồi rửa sạch chỉ lấy phần thịt, loại bỏ phần nhớt của nha đam Thứ hai: Đắp nha đam quá lâu quá thường xuyên. Có một số bạn ngày đầu đắp nha đam thấy có hiệu quả nên từ đấy ngày nào cũng đắp thậm chí đắp qua đêm- đó là sai lầm làm cho da về sau càng ửng đỏ và mỏng hơn. Chỉ nên đắp nha đam từ 15-30 phút mỗi lần và 1 tuần nhiều nhất là 3 lần. Ta cần phải để da có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng. Thứ ba: Nếu cho nha đam vào máy xay xay nhuyễn ra để đắp thì cần gạt bỏ hết lớp bọt trắng bên trên - bọt này dễ gây kích ứng cho da mụn trong tình trạng nặng hay những bạn có da cơ địa yếu và mỏng.