Lãi suất hợp đồng vay tài sản

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gió Cuốn đi, 14 Tháng năm 2021.

  1. Gió Cuốn đi

    Bài viết:
    24
    Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian.

    Mức lãi suất theo thỏa thuận thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay hoặc thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi). Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay. Điều 468 BLDS 2015 quy định lãi suất giới hạn là 20%/năm của khoản tiền vay.

    Hệ quả pháp lý khi thỏa thuận vượt quá mức lãi giới hạn đó là trong trường hợp các bên thỏa thuận cho vay vượt quá lãi suất quy định thì phần vượt quá không có hiệu lực (theo Khoản 1 Điều 468 BLDS), trừ trường hợp luật khác liên quan quy định khác (Luật các tổ chức tín dụng). Một ví dụ cụ thể đó là A vay B 500.000.000 đồng với thỏa thuận lãi suất 30%/năm trong vòng 2 năm nhưng trong thỏa thuận này đã vượt quá quy định nên phần 10% vượt quy định không có hiệu lực. Mức lãi suất được tính lúc này là 20%/năm. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất nhưng không cụ thể, nếu có tranh chấp thì tính bằng 10%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay.

    Nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong trường hợp vay không có lãi suất hoặc lãi suất không xác định rõ đó là trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ (theo Khoản 2 Điều 468 BLDS 2015). Ngoài ra, việc phát sinh căn cứ để bên vay có nghĩa vụ trả lãi chậm trả không bắt buộc phải có thỏa thuận.

    Mức lãi chậm trả trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi (theo Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015) như sau:

    Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015. Đây là khoản lãi đã thỏa thuận trong thời hạn và lãi chậm trả của số tiền lãi chậm trả.

    Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đây là lãi chậm trả của số tiền gốc.

    Công thức tính lãi khi vay tiền dựa trên qui định của BLDS 2015:

    Lãi trong hạn = tiền gốc vay x lãi suất theo thỏa thuận x thời gian trong hợp đồng vay.

    Lãi chậm trả = [ (nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay] x 0, 83 x thời gian chậm trả.

    Lãi trên nợ gốc quá hạn = nợ gốc x (150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn.

    VD: A cho B vay 100.000.000 đồng với lãi suất 1%/ tháng, thanh toán tiền lãi hàng tháng và thời hạn của hợp đồng vay là 12 tháng từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Đến hạn B chưa thanh toán cho A cả gốc lẫn lãi. 06 tháng sau là 01/07/2019, B mới thực hiện việc thanh toán. Nghĩa vụ thanh toán của B trong trường hợp này theo quy định của BLDS 2015, như sau:

    Tiền nợ gốc: 100.000.000 đồng.

    Tiền lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng :(100.000.000 x 1%) x 12 tháng = 12.000.000 đồng.

    Tiền lãi đối với khoản lãi trên nợ gốc chậm trả trong thời hạn hợp đồng: 12.000.000 x 0.83% x 6 = 5.976.000 đồng.

    Tiền lãi nợ gốc quá hạn: 100.000.000 x 150% x 1% x 6= 9.000.000 đồng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...