Lạc vào thế giới của những giấc mơ thông qua Lucid Dream 1. Luccid Dream là gì? "Luccid Dream" hay "Mơ tỉnh" hay "Mơ có ý thức" là một khái niệm ám chỉ việc khi bạn mơ và nhận biết được bản thân đang mơ. Nghe có vẻ khá khó hiểu phải không? Ví dụ như bạn ngủ một lát bạn mơ thấy bản thân đang nằm trên một núi tiền. Như mọi khi trong vô số các giấc mơ khác, bạn sẽ đắm chìm vào những thứ này nhưng khi bạn đang "Mơ tỉnh" thì bạn biết rõ rằng những tạo vật bạn thấy thực chất chỉ là ảo giác và bạn hoàn toàn nhận ra rằng những gì mình trải qua từ khi ngủ đến giờ hoàn toàn là giả và không có thật, đúng với hiện thực. Khi đó bạn đang ở trong Luccid Dream. Đối với đại đa số mọi người thường nghĩ rằng Luccid Dream là một điều gì đó thú vị, khác lạ so với bình thường bởi do nó rất thực tế và sống động. Nhưng đối với một và người thì ngược lại, "Giấc mơ tỉnh" chính là cơn ác mộng đáng sợ, kinh khủng và tồi tệ mà họ không bao giờ muốn trải qua thêm một lần nào nữa. Khi bạn đang ở trong Luccid Dream bạn dường như có thể được xem như một vị thần đầy quyền năng. Bạn có thể kiểm soát giấc mơ đó và điều khiển nó theo ý muốn của mình, bạn cũng được cấp cho quyền sáng tạo vạn vật dựa trên suy nghĩ và trí tưởng tượng của bản thân mình và đây được gọi là "Hiện tượng mơ có ý thức khởi đầu từ trạng thái mơ" - Dream-initiated lucid dream (DILD). Ví dụ như bạn có thể tạo ra cả một bãi biển tràn ngập nắng ấm cùng những cơn sóng vỗ liên tục vào bờ hay bạn có thể biến ra cả một bầu trời đầy sao lung linh lấp lánh. Nếu trí tưởng tượng và trí nhớ của bạn đủ tốt thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra một cô người mẫu sexy, ba vòng bốc lửa mlem mlem. Đối với những thanh niên đã FA lâu năm thì có vẻ đây chính là thiên đường của riêng họ nhỉ? Việc "Mơ có ý thức" diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ mức nhận thức không rõ một việc nào đó cho tới một sự việc, sự vật một cách rõ nét và sống động nhất thể như bạn đang thực sự sống ở đấy vậy. Còn có một hiện tượng khác nữa là "Hiện tượng mơ có ý thức khời đầu từ trạng thái tỉnh" - Wake-initiated lucid dream (WILD). Nó xảy ra khi bạn đang tỉnh táo bình thường đột nhiên rơi thẳng vào giấc mơ mà không hề mất đi ý thức. Khi ấy bạn không thể nhận thức được bất cứ điều gì một cách rõ ràng và chân thực nữa. Trong cả hai trường hợp, giấc mơ có xu hướng kỳ lạ hơn và có cảm xúc hơn so với giấc mơ thông thường. Quan trọng hơn cả, bạn sẽ có thể theo một cách nào đó điều khiển bản thân và không gian trong giấc mơ đó. 2. Quá trình hình thành và ra đời của Luccid Dream. Thuật ngữ "Lucid dream" được đặt ra trong bài báo "A Study of Dreams" bởi nhà văn, bác sĩ tâm thần người Hà Lan Frederik (Willem) van Eeden (1860–1932) Tuy nhiên, thuật ngữ lucid dream lúc này gây ra nhiều hiểu lầm vì cách sử dụng của nó. Cho đến khoảng 20 năm trở lại đây, nhà tâm thần sinh lý học Stephen LaBerge là người đi đầu trong phong trào nghiên cứu về lucid dream và ông đã phát minh ra những kỹ thuật mơ sáng suốt. Từ đó cho đến tận ngày nay, "Lucid dream" luôn là một trong những điều của các nhà khoa học và với những người như chúng ta mong muốn có lời giải đáp nhất. Khái niệm này không nhận được nhiều chú ý cho tới năm 2010, khi bộ phim "Inception" của đạo diễn Christopher Nolan ra mắt. Tại sự kiện WonderCon, vị đạo diễn này đã chia sẻ rằng mình được truyền cảm hứng từ trải nghiệm cá nhân về một giấc mơ sáng suốt. Cùng với tên tuổi của bộ phim, cụm từ "lucid dream" cũng dần được tìm kiếm nhiều hơn. Theo các nghiên cứu chỉ ra khoảng 55% người đã từng có ít nhất một giấc mơ sáng suốt trong cuộc đời mình. Nhưng chỉ có 23% người trải qua giấc mơ sáng suốt ít nhất một lần mỗi tháng. Lucid dream được bắt nguồn từ trong văn hóa phương Đông thời xa xưa, khi những Phật tử Tây Tạng và Bonpo đã luyện tập "dream yoga" để duy trì nhận thức khi đang mơ. Hiện tượng mơ sáng suốt cũng được nhắc đến trong nhiều văn bản Hy Lạp cổ và một số nhật ký cá nhân. 3. Cơ chế hoạt động của Lucid Dream. Khi ở trong lucid dream, bộ não chúng ta sẽ có khá nhiều thay đổi. Vùng vỏ não trước trán – nơi kiểm soát khả năng nhận thức - sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn chứ không còn bị ức chế như trong những giấc mơ bình thường. Sóng gamma cũng được kích hoạt đến tần số gắn liền với nhận thức tỉnh táo và các chức năng điều hành. Nhờ vậy mà ta có thể hoạt động một tự nguyện hoặc đưa ra các quyết định trong giấc mơ. 4. Lucid Dream có lợi hay là hại? Lucid dream thường được sử dụng để hoàn thành tâm nguyện, vượt qua nỗi sợ và chữa bệnh, cụ thể: · Giảm ác mộng: Lucid dream giúp bạn nhận thức được cơn ác mộng là không có thật và thay đổi chúng bằng những hình ảnh dễ chịu hơn. · Giảm lo lắng, căng thẳng: Cảm giác được làm chủ khi ở trong giấc mơ sáng suốt giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ. Khi biết mình đang mơ, bạn có thể định hình câu chuyện và kết thúc của nó theo ý mình. · Tăng khả năng vận động: Trong lucid dream, vỏ não trước được kích hoạt và giúp việc thực hiện một chuyển động tốt hơn. Nhờ vậy, lucid dream có thể giúp những người khuyết tật phục hồi thể chất. · Tăng khả năng sáng tạo: Những người sáng tạo dễ rơi vào lucid dream hơn nhờ vào khả năng gợi nhớ và hình dung tốt. Ngược lại, lucid dream cũng làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng ta. Bên cạnh những công dụng trên, vẫn còn nhiều tranh luận quanh lucid dream bởi một số rủi ro: · Rối loạn giấc ngủ: Những phương pháp để đi vào lucid dream thường làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến việc ngủ không đủ giấc và gây ra nhiều hậu quả như căng thẳng hay trầm cảm. · Tri giác sai tại (derealization) : Phương pháp cảm ứng (induction techniques) kết hợp thực tại và giấc mơ, khiến việc phân biệt chúng trở nên khó khăn hơn với một số người. · Tình trạng mất kết nối: Việc hiện thực và giấc mơ chồng chéo lên nhau dẫn đến việc mất kết nối với chính bản thân hoặc môi trường xung quanh. 5. Những cách để vào Lucid Dream Trong 20 năm, tiến sĩ tâm lý học Stephen LaBerge đã trở thành người tiên phong trong việc nghiên cứu những giấc mơ dạng này. Ông đã tìm ra những kỹ thuật giúp con người chủ động hơn trong cách vào lucid dream. Mặc dù nó thường xảy ra một cách tự phát nhưng kỹ thuật "mơ tỉnh" giúp rèn luyện và duy trì ý thức của bạn khi bước vào giấc ngủ REM - Giấc ngủ mắt chuyển động nhanh. Sau đây là 5 cách cơ bản để bạn có những trải nghiệm thú vị trong những giấc mơ kiểm soát được. Bước 1: Bắt đầu lucid dream bằng thử nghiệm thực tế Thử nghiệm thực tế là một hình thức đào tạo tinh thần. Nó làm tăng nhận thức bằng cách rèn luyện tâm trí và sức khỏe tinh thần. Tình trạng này liên quan đến phần vỏ não trước của bạn, có vai trò trong việc thử nghiệm thực tế và mơ mộng sáng suốt. Để nâng cao khả năng nhận thức, bạn có thể thực hiện các bài kiểm tra thực tế dưới đây, ngay sau khi thức dậy: Tự hỏi bản thân nhiều lần: "Tôi có đang mơ hay không?" Nhìn thật kỹ khung cảnh xung quanh xem có thật hay không Chú ý cách hành xử của bạn với các tình huống thông thường Ngoài ra, bạn có thể đặt báo thức mỗi 2-3 giờ để nhắc nhở bản thân thực hiện các kiểm tra thực tế. Những thử nghiệm làm sáng tỏ bí ẩn giấc mơ bao gồm: Nhìn vào gương, xem ảnh phản chiếu trong đó có bình thường hay không Đấm bàn tay vào tường hoặc dùng ngón trỏ đẩy vào lòng bàn tay đối diện, nếu là mơ thì tay sẽ đi xuyên qua Thời gian trong giấc mơ không ổn định, bạn nhìn vào đồng hồ sẽ thấy sự thay đổi liên tục đó Dùng tay véo mũi, nếu vẫn có thể hít thở sâu được thì bạn đang ở trong giấc mơ Để sức mạnh nhận thức tăng cao, bạn nên chọn một bài kiểm tra thực tế và thực hiện nó nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện tâm trí để lặp lại các kiểm tra này trong mơ, kiểm soát được từ một giấc mơ cho đến hàng chục giấc mơ sáng suốt. Bước 2. Quay trở lại giường ngủ Việc quay trở lại giường ngủ có liên quan đến giấc ngủ REM trong khi bạn vẫn còn tỉnh táo. Thực tế, có nhiều phiên bản của kỹ thuật quay trở lại giường ngủ nhưng thông thường vẫn tuân theo các bước sau đây: Đặt báo thức sao cho giấc ngủ đầu tiên của bạn chỉ kéo dài 5 giờ Chuẩn bị không gian ngủ sạch sẽ, tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ Khi chuông báo thức kêu, hãy giữ cho đầu óc tỉnh táo nhất có thể trong vòng 30 phút Tận hưởng hoạt động yêu thích của bạn trong 30 phút tỉnh táo đó Tiếp tục giấc ngủ Khi trở lại giấc ngủ, bạn sẽ có nhiều khả năng thực hiện lucid dream. Theo các nghiên cứu, cơ hội kiểm soát giấc mơ phụ thuộc vào mức độ tỉnh táo trong 30 phút giữa 2 giấc ngủ. Bước 3. Cảm ứng ghi nhớ của lucid dream Vào năm 1980, LaBerge đã nghiên cứu một kỹ thuật gọi là "cảm ứng ghi nhớ của giấc mơ sáng suốt" (Mnemonic indjection of lucid dreams – MILD). Đây là một trong những phương pháp đầu tiên sử dụng nghiên cứu khoa học để tạo ra giấc mơ sáng suốt. Theo đó, kỹ thuật MILD dựa trên hành vi của "bộ nhớ tiềm năng", bao gồm việc thiết lập ý định để làm một điều gì đó sau này. Trong MILD, bạn thực hiện ý định giữ nguyên ký ức trong những giấc mơ. Để sử dụng kỹ thuật cảm ứng ghi nhớ, LaBerge khuyến cáo bạn làm theo các bước sau: Khi bạn ngủ thiếp đi, hãy nghĩ liên tục về một giấc mơ gần đây Xác định dấu hiệu của một giấc mơ (với các bài kiểm tra thực tế) và cố tìm ra những chi tiết khác thường, kỳ lạ có trong giấc mơ như biết bay, có cánh.. Suy nghĩ về việc mơ trở lại, hiểu rõ những điều kỳ lạ này chỉ diễn ra trong giấc mơ Hãy tự nói với bản thân: "Nếu lần sau tôi mơ, tôi muốn nhớ rằng mình đang mơ" nhiều lần trong giấc mơ Bạn có thể thực hành kỹ thuật MILD sau khi thức dậy giữa giấc mơ để chúng trở nên mới mẻ hơn. Một nghiên cứu năm 2017 đã xác định, sự kết hợp của thử nghiệm thực tế, quay trở lại giường ngủ và MILD đúng cách sẽ giúp bạn đi vào lucid dream dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể kết hợp kỹ thuật quay trở lại giường ngủ với MILD bằng cách đặt báo thức để thức dậy sau 5 giờ. Sau khi thức dậy, bạn hãy thực hành các bước của kỹ thuật MILD. Bước 4. Cách để vào lucid dream: Viết nhật ký giấc mơ Hình thành thói quen viết nhật ký giấc mơ là bước quan trọng để bắt đầu một giấc mơ sáng suốt (lucid dream). Khi viết những gì diễn ra trong mơ, bạn cũng vô tình nhớ lại giấc mơ. Việc này giúp nâng cao nhận thức về giấc mơ của bạn. Để có được kết quả tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị sổ nhật ký cạnh giường ngủ và viết lại tất cả chi tiết trong giấc mơ ngay sau khi thức dậy. Bạn cũng nên đọc lại những gì mình đã viết hàng ngày để hệ thống hóa lại tất cả các giấc mơ. Bước 5. Giấc mơ sáng suốt thức tỉnh (WILD) Một giấc mơ sáng suốt thức tỉnh (WILD) xảy ra khi bạn trực tiếp từ giấc ngủ bước vào giấc mơ và kiểm soát được chúng. Kỹ thuật WILD giúp tâm trí bạn hoàn toàn tỉnh táo trong khi cơ thể vẫn đang chìm vào giấc ngủ. Để thực hiện, bạn chỉ cần nằm xuống và thư giãn cho đến khi gặp ảo giác. Tuy nhiên, bạn cần trải qua các bước thử nghiệm thực tế, quay trở lại giường ngủ, viết nhật ký và MILD thì mới có thể có giấc mơ sáng suốt dạng trực tiếp. Nếu muốn bỏ qua tất cả các bước trên, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của chuyên gia thôi miên để đến với giấc mơ kiểm soát được. Làm thế nào để thức dậy trong một giấc mơ sáng suốt? Đôi khi, bạn cảm thấy mệt mỏi vì những giấc mơ dạng này. Tuy nhiên, bạn khó có thể tỉnh dậy một cách bình thường mà cần có một số kỹ thuật thức giấc, bao gồm: · Nói thật to hoặc thậm chí là la hét để phát tín hiệu đã đến lúc thức dậy cho não bộ của bạn · Nháy mắt liên tục sẽ giúp tâm trí bạn sẵn sàng ra khỏi các giấc mơ · Ngủ trong giấc mơ có thể đánh thức bạn dậy · Cố gắng đọc bất cứ thứ gì có chữ trong giấc mơ, điều này sẽ kích hoạt não bộ và chuyển sang giấc ngủ không REM Một số bằng chứng cho thấy giấc mơ sáng suốt có tác dụng hỗ trợ phục hồi thể chất và chữa bệnh. Các bệnh được đề cập đến bao gồm: Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), rối loạn giấc ngủ, ác mộng tái diễn, lo lắng.. Ngoài ra, giấc mơ sáng suốt thường được sử dụng trong liệu pháp luyện tập hình ảnh (IRT). Theo đó, nhà trị liệu sẽ giúp bệnh nhân mắc các chứng rối loạn tinh thần tái hiện lại các cơn ác mộng đen tối. Tiếp đến, họ sẽ thay đổi những trải nghiệm đáng sợ bằng cốt truyện khác dễ chịu hơn. Bên cạnh sự quyến rũ không thể phủ nhận, giấc mơ sáng suốt cũng có một số nguy hiểm. Các chuyên gia đã phát hiện ra những khía cạnh tiêu cực của dạng mộng mị này, bao gồm: Khó ngủ, lo âu, bóng đè và gặp ảo giác. Nếu bạn là người thích mơ mộng, bạn có thể thử các kỹ thuật ở trên. Một giấc mơ có thể kiểm soát được sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu song hành với tình trạng này là những cơn ác mộng kéo dài, chứng sợ ngủ, giảm trí nhớ và sự hồi tưởng chấn thương thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.