Free Lá ngón tử thần - Loại cây quen thuộc ở vùng núi

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Bông Vàng, 27 Tháng ba 2023.

  1. Bông Vàng

    Bài viết:
    6
    [​IMG]

    • Lá ngón rất quen thuộc với người dân miền núi. Với người lớn, việc phân biệt lá ngón còn khó, thì trẻ em là điều khó hơn nhiều. Vì vậy, sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của người dân dẫn đến các ca ngộ độc, thậm chí tử vong do ăn nhầm lá ngón diễn ra hằng năm.
    • Lá ngón còn được đưa vào trong một tác phẩm văn học Việt Nam. "Vợ chồng A Phủ" của tác giả Tô Hoài. Với sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị, khi Mị tìm đến cái chết bằng lá ngón. "Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc". Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Chính khát vọng được sống một con người đúng nghĩa khiến Mị không chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, bị đối xử bất công như một con vật.

    Tên gọi-Mô tả

    • Cây lá ngón còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột..
    • Lá ngón thuộc họ nhà mã tiền (Loganiaceae).
    • Tên khoa học là Gelsemium elegans Benth (Medica elegans Gardn).
    • Là loại cây thân bụi leo, nhiều cành thường sống dựa vào cây khác, thân hơi khía dọc. Lá màu xanh bóng nhẵn, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, mọc đối, mép nguyên, rộng từ 2-5cm, dài từ 6-12cm, cuống hơi tù hoặc nhọn.
    • Hoa màu vàng xòa 5 cánh, hình ống nhỏ nở từ tháng 6 tới tháng 10, mọc thành chùm ở kẻ lá hoặc đầu cành. Hạt lá ngón khá nhỏ, có màu nâu nhạt. Ở các cành non, lá sẽ có màu xanh lục nhưng khá nhạt. Đến giai đoạn già, lá sẽ chuyển dần sang màu xám nâu nhạt.
    • Quả hình thon màu nâu chứa nhiều hạt, một nang, rộng 0, 5cm, dài 1cm. Hạt nhỏ màu nâu nhạt, giống hạt đậu, có cánh nhỏ dễ phát tán theo gió đi khá xa.

    Cây lá ngón mọc ở đâu

    • Lá ngón chủ yếu mọc tại nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc á đới như Châu Á.
    • Tại Việt Nam phổ biến ở các vùng trung du miền núi, đặc biệt ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình..
    • Tại Trung Quốc người ta sử dụng làm thuốc trị nấm tóc hay bệnh hủi.

    Độc tính

    • Trong lá ngón có chứa chủ yếu hoạt chất alkaloid là một loại độc tố nguy hiểm thành phần này nằm ở toàn bộ cây, độ độc giảm dần theo thứ tự từ rễ; lá; hoa; quả đến thân cây. Loại độc này ngấm rất nhanh chỉ mất 5 – 30 phút qua đường tiêu hóa, có thể gây tử vong trong vòng từ 1 đến 7 tiếng. Lá ngón là loại cây độc nhất ở nước ta. Chỉ cần con người ăn khoảng 3 lá ngón đã có thể chết ngay tại chỗ. Độc tính trong lá ngón rất mạnh. Người bị ngộ độc sẽ có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khát nước, buồn nôn, đau rát cổ họng, tim đập yếu, khó thở, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đồng tử giãn..
    • Alkaloid là chất có tính bazơ, được tìm thấy ở các loài thực vật và động vật. Chúng có tác động rất nhanh đối với hệ thần kinh. Chỉ cần một lượng nhỏ alkaloid cũng đã khiến con người tử vong.
    • Các nghiên cứu cho thấy giã nhuyễn 10 ml nước cùng với 10 g lá ngón và cho 3 chú chuột uống 3 giọt. Chỉ sau 9 phút, những chú chuột này đã bị co giật và chết ngay sau đó. Cũng từ nghiên cứu này đã chỉ ra, chỉ cần mọi người ngắt lá, hoặc bẻ cành khiến cho chất nhựa độc dính vào tay và tiếp xúc với đồ ăn hoặc các vết thương hở sẽ đứng trước nguy cơ tử vong khá cao.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...