Lá diêu bông là lá gì vậy?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 8 Tháng sáu 2021.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    149
    Lá diêu bông là gì?

    "Ru em, người con gái hay mơ

    Thương em tôi tìm được lá diêu bông

    Sao em nỡ vội lấy chồng.."

    Những câu hát văng vẳng bên tai bao thế hệ, nhưng mấy ai thắc mắc, "lá diêu bông" là gì? Nó có thật không?


    1. Xuất hiện:

    "Lá diêu bông" được nhắc đến trong bài hát "Lá diêu bông", mà cũng đã từng được nhắc đến trong thơ Hoàng Cầm. Ông viết:

    Đứa nào tìm được lá Diêu Bông

    Từ nay ta gọi là chồng..

    Nhiều người đã hỏi ông, loại lá này là gì? Ở đâu? Hình dạng ra sao? Nhưng thật bất ngờ, đến cả người nhắc tên nó vẫn không hề biết nó có tồn tại hay không..

    Nhà thơ Hoàng Cầm nói: ".. cái lá diêu bông là cái lá gì, ở đâu, nào tôi có biết. Thần linh đọc diêu bông, tôi chép diêu bông, thế thôi!".

    2. Nguồn gốc:

    Loại lá này được nhà thơ Hoàng Cầm sáng tạo ra trong bài thơ của mình, xuất phát từ câu chuyện trong bài thơ, về một cậu trai yêu thầm chị hàng xóm hơn tuổi. Chị từng bảo rằng, ai tìm được lá diêu bông, chị sẽ lấy làm chồng.

    Câu nói đó của chị hàng xóm thực chất chỉ là câu đùa vô căn cứ, vì trên đời vốn không có loại lá đó. Tuy vậy, cậu trai hàng xóm vẫn tin, miệt mài tìm lá diêu bông. Tác giả Hoàng Cầm muốn truyền tải một tình yêu vừa ngây ngô, chân thành, lại dường như mù quáng, mờ ảo.

    3. Nguồn gốc thực sự Lá Diêu Bông:

    Bài thơ "Lá Diêu Bông" vốn dĩ là cảm hứng từ câu chuyện tình cảm có thật của chính tác giả. Khi đó ông chỉ là cậu bé 8 tuổi, về thăm ông bà ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh. Ông gặp một người con gái xinh đẹp tầm 16 lúc đang ở trong quán mẹ mình, ngay lập tức tác giả đã trúng phải tiếng sét ái tình. Qua 4 năm trời ông đã luôn yêu thầm người con gái ấy.

    Tuy chị gái ấy cũng biết được tình cảm của ông nhưng vẫn giữ im lặng. Một ngày nọ cô nói vui với ông rằng "Nếu ai tìm được chiếc lá Diêu Bông thì sẽ gọi là chồng của mình". Với kiến thức hiện tại, ông thừa sức biết trên đời không hề có lá Diêu Bông. Nhưng vẫn mải miết đi tìm suốt từng ấy năm, tuy nhiên khi ông 12 tuổi thì người con gái đó đã đi lấy chồng. Đến năm ông 37 tuổi thì ông sáng tác ra bài thơ "Lá diêu bông".

    Thi sĩ Hoàng Cầm tự mình kể lại câu chuyện để hình thành chiếc lá Diêu Bông: "Một buổi chiều của dịp lễ Giáng Sinh năm 1934, nắng hanh vàng rộm, gió lạnh se se, thấy chị Vinh diện váy kiểu Đình Bảng, áo lụa cánh mỡ gà, bên ngoài áo ghi lê tím, bên trong yếm nhạt cánh sen, lưng thắt dải lụa đào, bước thoăn thoắt ra cánh đồng còn trơ gốc rạ dưới chân dãy núi Neo, cậu bé 12 tuổi lập tức vọt theo.. Chị đi trên bờ ruộng, cứ vạch từng búi cỏ đầu bờ hoặc ở những bụi cây trên mấy gò nhỏ rồi cắm cúi tìm.. Cứ thế, chị đi trước và tìm, cậu bé lẽo đẽo theo sau. Bỗng chị quay lại mắng:" Ơ hay! Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng thế nhỉ? "Cậu bé tự ái muốn khóc, nhưng cố nuốt nghẹn bước theo chị. Hình như chị có thoáng thấy nên mỉm cười. Khi chị bước qua bờ ruộng khác thì cậu bé không kìm được, bật hỏi:" Chị Vinh ơi, chị tìm gì thế? "Bỗng chị quay lại, nhìn thẳng vào mắt cậu bé, giọng bỡn cợt:" Chị tìm, tìm cái lá.. ấy đấy. Đứa nào tìm được cái lá.. ấy thì ta gọi là chồng! ". Dù chỉ mới 12 tuổi, cậu bé cũng nhận ra chị Vinh đã thay đổi cách xưng hô, từ" tao, mày ", rồi" chị "đến" ta ". Cái lá mà chị Vinh nói có lẽ là một thứ lá có thật, nhưng rất khó kiếm.. Cuối năm đó, khi chị Vinh đi lấy chồng thì cậu bé quên mất tên chiếc lá mà chị Vinh" đùa trên sự đau khổ "của mình.."

    4. Nguyên mẫu bài thơ:

    Lá Diêu Bông


    -Hoàng Cầm-

    Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

    Chị thẩn thơ đi tìm

    Đồng chiều

    Cuống rạ

    Chị bảo

    Đứa nào tìm được lá Diêu Bông

    Từ nay ta gọi là chồng

    Hai ngày Em tìm thấy lá

    Chị chau mày

    Đâu phải lá Diêu Bông

    Mùa đông sau Em tìm thấy lá

    Chị lắc đầu

    Trông nắng vãn bên sông

    Ngày cưới Chị

    Em tìm thấy lá

    Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

    Chị ba con

    Em tìm thấy lá

    Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn

    Từ thuở ấy

    Em cầm chiếc lá

    Đi đầu non cuối bể

    Gió quê vi vút gọi

    Diêu Bông hời!..

    Ới Diêu Bông!..


    5. Ra đời bài hát "Sao em nỡ vội lấy chồng" :

    Từ bài thơ "Lá diêu bông" về mối tình đơn phương ngây ngô đó, rất nhiều nhạc sĩ đã đưa chiếc "lá diêu bông" vào sáng tác của mình. Cùng đó nhạc sĩ Trần Tiến cũng đã phổ nhạc và lời mới cho bài thơ cho ra tác phẩm "Sao em nỡ vội lấy chồng" vào năm 1990, mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ. Bài hát này được Trần Tiến sáng tác để tuyên truyền cho phong trào Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - một phong trào được Liên Hợp Quốc bảo trợ.

    Tuy nhiên, khi nhạc sĩ Trần Tiến vừa qua đã tiết lộ bí mật chiếc lá diêu bông: Thật ra, lá diêu bông không hẳn là loài hoa trong tưởng tượng. Trong một lần trình diễn tại Điện Biên, một người phụ nữ đã rủ ông vào rừng tìm lá diêu bông - một loài lá chỉ xuất hiện trong mùa trăng giữa rừng thẳm.


    Lời bài hát "Sao em nỡ vội lấy chồng" :

    Lời ru buồn nghe mênh mang

    Mênh mang sau lũy tre làng

    Khiến lòng tôi xôn xao.

    *

    Ngày lấy chồng em đi qua con đê

    Con đê mòn lối cỏ về

    Có chú bướm vàng bay theo em.

    *

    Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi

    Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn.

    [ĐK:]

    Ru em thời thiếu nữ xa xôi

    Còn đâu bao đêm trăng thanh

    Tát gàu sòng vui bên anh

    Ru em thời con gái kiêu sa

    Em đố ai tìm được lá diêu bông

    Em xin lấy làm chồng.

    *

    Ru em thời thiếu nữ xa xôi

    Mình tôi lang thang muôn nơi

    Đi tìm lá cho em tôi

    Ru em thời con gái hay quên

    Thương em tôi tìm được lá diêu bông

    Diêu bông hỡi diêu bông

    Sao em nỡ vội lấy chồng.
     
    chenziNgudonghc thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...