Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng - Nguyễn Huy Tưởng

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Admin, 11 Tháng hai 2017.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XI

    Các tráng sĩ Mán và sáu trăm gã hào kiệt chia nhau đi bố trí trên các ngọn núi. Trên động, chỉ để một số tráng sĩ giữ việc giật bẫy đá và điều khiển thần tướng. Bên thần tướng, dựng một lá cờ đại đề sáu chữ: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN.

    Lúc ấy đã quá trưa sang chiều. Mây mù phủ trên các chòm cây mỏm núi. Nấp trong rừng, Hoài Văn nhìn quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình. Bạt ngàn san dã những người và ngựa. Áo xanh, áo đỏ, áo tím, áo đen lốc nhốc. Chúng đều đi hia da thú dữ, đội mũ lông vằn vèo như lông cáo, lông cầy. Những ngọn giáo rất dài nhấp nhô theo vó ngựa. Những bao tên lắc lư trên vai, tua tủa những mũi tên bịt sắt. Chúng lồng lộn tiến, đầu ngựa sau húc vào mông ngựa trước. Hoài Văn nín thở nhìn quân giặc, người chàng run bắn lên. Chàng nghiến chặt răng cố lấy lại bình tĩnh.

    Thành núi âm vang tiếng ngựa hí ầm ầm. Quân giặc đã lọt vào giữa cánh đồng. Viên tướng giặc xông xáo đi trước. Tới gần dãy núi Ma Lục, nó bỗng dừng lại. Các chiến sĩ của Hoài Văn và Thế Lộc đều nắm chặt đốc gươm, cán giáo. Những đội bắn giỏi thì kéo thử dây cung cho dẻo gân tay, ngắm sẵn đường tên cho trúng đích.

    Viên tướng giặc nhìn lên lưng chừng núi Ma Lục, nơi vị thần tướng đứng sừng sững bên lá cờ đại. Quân giặc ngồi im trên mình ngựa. Ngựa đi chậm chậm lại, chúng nhìn lên, rồi ngơ ngác nhìn nhau. Viên tướng giặc giơ roi chỉ trỏ và quay lại như truyền một lệnh gì cho quân sĩ. Giặc lại tiến từ từ. Chúng nó biết thần tướng là giả hay sao? Hoài Văn tự hỏi mình và tim đập đến vỡ ngực. Nhưng quân giặc tiến một cách rụt rè. Viên tướng giương cung hướng lên thần tướng trên núi, quân nó cũng răm rắp lắp tên. Vừa lúc ấy trong đám giặc, có những tiếng kêu kinh hãi. Nhiều ngón tay giặc chỉ lên thân cây đa cao đã bị một mũi tên thần xuyên thủng. Chúng hốt hoảng chỉ những cây cổ thụ khác cũng bị bắn xuyên. Nhiều đứa lắc đầu lè lưỡi. Trên núi, vị thần tướng bước đi mấy bước, mũi tên thần lắp trên cái nỏ to lớn khác thường đã chĩa thẳng xuống đám quân giặc. Lá cờ đại phồng lên như ra lệnh, nổi rõ sáu chữ kiêu kì. Tiếng trống trên núi vang lên, rung cả bầu trời. Cả cánh đồng ầm ầm như chợ vỡ. Viên tướng quay ngựa chạy ra, và quân giặc cũng giạt lại đằng sau. Ầm ầm, ầm ầm, cả ngọn núi cao như ập đổ xuống đầu giặc. Những tảng đá lăn trên núi xuống đè bẹp gí những hàng đầu người ngựa. Quân giặc tranh nhau chạy. Ngựa xô vào nhau ngã lổng chổng. Ngựa giẫm lên những tên giặc nằm sóng soài. Ngựa kéo lê những thằng lúng túng chưa gỡ được chân ra khỏi vòng kiềng.

    Hoài Văn vỗ đùi kêu đôm đốp:

    – Cha chả là vui. Quân ta đánh xuống thôi!

    Tiếng tù và rúc một hồi dõng dạc. Toán giặc chạy ra đầu tiên ngã chúi dưới một trận mưa tên nỏ dữ dội. Những tên sống sót chạy lộn vào, va ập vào đám quân đang hộc tốc chạy trở ra, người văng từ trên ngựa xuống, ngã tứ tung dưới đất. Tiếng kêu, tiếng gọi thất thanh. Tiếng khóc như ri. Quân giặc tối tăm mặt mũi, chỉ nghe thấy tiếng núi lở ầm ầm, tiếng hò reo của thiên binh vạn mã. Các chiến sĩ áo chàm leo trèo nhanh như vượn, đã tới trước mặt quân thù từ lúc nào, vung những con dao to bản chém giặc như chặt chuối. Giặc không phân biệt trời đất, ngày đêm, lúng túng chẳng biết chạy đi đâu.

    Viên tướng giặc dẫn một cánh quân liều chết đánh và chạy thoát khỏi cánh đồng Ma Lục khủng khiếp. Chúng đang cắm đầu chạy trên một con đường hẻm, bỗng nghe tiếng chiêng trống vang lừng. Trên dốc cao, một đạo quân đã chắn ngang đường. Một tiếng thét lanh lảnh:

    – Bớ quân giặc, đây là đường cùng của chúng bay. Chúng bay còn chạy đi đâu ?

    Viên tướng giặc nhìn lên trên dốc hắn giật mình vì lại trông thấy một lá cờ đề sáu chữ, giống như sáu chữ trên núi cao. Tưởng như thần tướng đã lại xuống đây rồi. Thần tướng bây giờ là một người trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, ngồi trên lưng một con ngựa bạch, tay cắp ngang một ngọn giáo dài.

    Hoài Văn chỉ vào mặt tên tướng giặc:

    – Bại tướng, đến nước này, chúng mày còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quy hàng, thì còn được toàn tính mạng.

    Đằng sau người tướng trẻ, bụi bốc mù mịt, như còn hàng nghìn hàng vạn binh mã. Tên tướng giặc hốt hoảng, từ trên yên ngựa nhảy xuống quỳ trước con ngựa bạch của Hoài Văn Hầu. Lá cờ thêu sáu chữ đã nhoà trong bóng tối, nhưng vẫn reo phần phật. Quốc Toản bỗng thấy ai giật áo mình. Cúi xuống thì ra Thế Lộc. Chàng xuống ngựa, nắm tay người bạn núi rừng và nói:

    – Chỉ có vài tên chạy thoát, nhưng thế mới tốt. Để cho chúng nó về mà báo với nhau tin thua trận.

    Thế Lộc nói:

    – Hôm nay vui lắm, tao phải kết nghĩa anh em với mày. Được không?

    – Ai hơn tuổi là anh. Thế Lộc là anh ta vậy.

    Trong bóng tối, Quốc Toản thoáng thấy Thế Lộc mỉm cười.
     
  2. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XII

    Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, kẻ đã chủ trương cho giặc mượn đường, bí mật rời khỏi kinh thành, đem cả gia đình đi hàng giặc. Ích Tắc trốn được một ngày, triều đình mới biết. Triều đình đoán là Ích Tắc chạy lên Lạng Giang để gặp Thoát Hoan.

    Chiêu Thành Vương, chú ruột Trần Quốc Toản, được lệnh đi đuổi bắt tên bán nước. Để khỏi lộ và đi được nhanh, Vương chỉ đem theo năm trăm quân bản bộ. Dọc đường, Chiêu Thành Vương toàn gặp những đoàn người bồng bế con cái đi chạy loạn. Càng ngược lên phía bắc, càng thấy quang cảnh hoang vắng, tiêu điều, càng thấy hiếm những tiếng gà kêu, chó sủa. Tới một địa phận thuộc Lạng Giang, Chiêu Thành Vương được tin Ích Tắc vừa đi khỏi. Vương bèn sức cho các tù trưởng chặn các ngả đường, không cho Ích Tắc trốn thoát, còn Vương thì đi tắt đường rừng đuổi riết tên phản bội. Đường đi vừa khó khăn, vừa nguy hiểm. Khắp đạo Lạng Giang, chỗ nào cũng có quân giặc đóng. Nhiều tù trưởng đã rút theo quan quân. Nhưng cũng có kẻ đầu hàng giặc, dẫn chúng đi lùng bắt tướng sĩ của triều đình. Chiêu Thành Vương cảm thấy mình chốc chốc có thể bị sa vào tay giặc. Lương khô đã gần cạn mà không biết tiếp tế lương thực ở đâu. Càng đuổi thì bóng Ích Tắc càng mù mịt. Vương rất đỗi lo lắng. Đương cơn hoang mang, Vương chợt nghe nói ở trại Ma Lục có một người Mán tên là Nguyễn Thế Lộc nổi lên đánh giặc. Người Mán ấy lại được một tướng rất trẻ ở đâu đến giúp. Họ tiến lui nhanh như chớp, xuất hiện không biết đâu mà lường, đánh giặc toàn những lúc bất ngờ nên giặc khiếp đảm. Mỗi khi ra trận, người trẻ tuổi phất một lá cờ đề sáu chữ: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN, đi đến đâu thắng đến đấy. Tiếng Thế Lộc và người tướng trẻ có lá cờ sáu chữ lừng lẫy khắp vùng Lạng Giang. Thoát Hoan không sao lần ra tung tích người tướng trẻ.

    Nghe tin ấy, Chiêu Thành Vương đưa bàn tay lên trán và nói một mình:

    – Nước Nam ta còn nhiều hồng phúc mới sinh ra những người anh hùng vô danh ấy!

    Chiêu Thành Vương bèn hỏi đường đến trại Ma Lục.

    * * *

    Từ khi đánh thắng trận Ma Lục, các tráng sĩ Mán và sáu trăm gã hào kiệt đều nức lòng nức chí. Hoài Văn và Thế Lộc dẫn quân nay đánh chỗ này, mai quấy rối chỗ kia. Họ thường đánh tỉa quân giặc, khi thì chặn dọc đường, khi thì rủ giặc vào nơi hiểm yếu mà tiêu diệt, khi thì dựng cờ chỗ này đánh giặc chỗ kia. Suốt một tháng ròng, họ không để cho quân giặc yên một ngày nào. Thoát Hoan treo giải ai bắt được hoặc lấy được đầu Thế Lộc và người trẻ tuổi có lá cờ sáu chữ thì được thưởng một lạng vàng và được phong tước vạn hộ hầu. Nhưng ác thay, đám quân ma ấy cứ ẩn trong rừng, và khi họ ló đầu ra, là vài chục, vài trăm quân của Trấn Nam Vương mất xác.

    Một buổi sáng, Nguyễn Thế Lộc đang ngồi trên núi tẩm tên thuốc độc thì được báo tin ở trong một khu rừng gần đấy có một tốp vài chục người, hình như ở dưới kinh lên, không biết đi đâu mà lại mang theo cả đàn bà, trẻ con. Người nào cũng có vẻ lấm lét đáng nghi. Thế Lộc nói:

    – Sang hay hèn?

    – Ăn mặc thì như dân đen, nhưng dáng thì ra những người quyền quý.

    Thế Lộc đứng phắt dậy:

    – Thằng Ích Tắc rồi. Sao không bắt ngay nó lại?

    Thế Lộc xuống núi, dẫn mươi tráng sĩ chạy gấp tới khu rừng ấy. Nguyên là Thế Lộc đã được giấy sức phải canh phòng không cho Ích Tắc trốn thoát, nên vẫn cho người đi dò la tin tức tên phản bội. Khi Thế Lộc tới khu rừng thì bọn Ích Tắc đã đi đâu mất. Thế Lộc giậm chân, bứt tóc kêu khổ. Tức thì dẫn các tráng sĩ lên ngựa lần theo vết chân của bọn chạy trốn.

    Họ đuổi từ sáng đến trưa rồi từ trưa đến chiều thì tới Kheo Ôn. Trông xa xa đằng trước mặt thấy rợp trời những cờ của giặc. Thế Lộc đã tuyệt vọng. Nhiều tráng sĩ bàn nên trở về. Bỗng họ nghe thấy trong rừng có tiếng người xào xạc. Lắng nghe có cả tiếng trẻ con, đàn bà. Thế Lộc mừng quýnh, lần theo tiếng người chạy tới. Nghe tiếng động, bọn kia ù té chạy. Đuổi ra tới cửa rừng, Thế Lộc trông thấy một đoàn người ngựa lôi thôi lếch thếch đang chạy theo hướng trại giặc. Thế Lộc thét to:

    – Những người kia là thế nào? Đứng lại tao hỏi.

    Bọn kia hốt hoảng, ra roi tế ngựa chạy, không một người nào dám ngoái cổ lại. Tiếng đàn bà kêu thất thanh, tiếng trẻ con khóc oai oái. Thế Lộc cùng mọi người lao ngựa đuổi tới, lắp tên chực bắn. Thế Lộc gọi:

    – Có phải là Chiêu Quốc Vương đấy không?

    Không có tiếng trả lời. Bọn kia vẫn cắm đầu chạy. Thế Lộc nói lớn:

    – Có phải là Chiêu Quốc Vương thì dừng lại, Lộc đây mà. Lộc được lệnh đón đại vương để dẫn người ra mắt Trấn Nam Vương mà.

    Một người trong bọn kia quay lại. Người ấy mặt dài da trắng, chòm râu đen tuyệt đẹp, đúng là hình dạng của Trần Ích Tắc đã được ghi rõ trong tờ sức. Trần Ích Tắc – vì chính là hắn – vừa chạy vừa hỏi lại:

    – Người là ai?

    Thế Lộc cười khanh khách:

    – Tao à? Thế Lộc đây mà. Quay về với quan quân không thì tao bắn chết.

    Ích Tắc rụng rời, ôm cổ ngựa chạy bắn. Trời đã tối sầm. Thế Lộc bắn một phát tên, trúng vào vai Ích Tắc. Ích Tắc cứ đeo tên mà chạy. Cả bọn đã khuất sau một rặng núi. Thế Lộc vừa đuổi xộc tới, thì bị một mũi tên cắm phập vào sườn. Thế Lộc ngã nhào xuống khe suối sâu. Khi các tráng sĩ vực được Thế Lộc lên thì bọn Ích Tắc đã chạy xa. Trời tối đen như mực. Nhìn về phía trại giặc xa xa, thấy ánh đèn sáng rực. Thế Lộc rút con dao ngắn đeo bên mình, thở dài và nói:

    – Không bắt được nó, sống làm gì?

    Nói xong, đưa dao định đâm vào cổ. Một tráng sĩ giằng lấy con dao:

    – Mày chết thì chúng tao sống với ai? Mày phải về trại đã, ở đây gần nó, bị nó bắt thì khổ thôi.

    Trong đêm tối, anh em rịt vết thương cho Thế Lộc. Họ giục ba lần bảy lượt, Thế Lộc mới chịu về. Qua khỏi địa phận Kheo Ôn thì vừa sáng. Bỗng nghe có tiếng nhạc ngựa lanh lảnh. Họ nấp trong rừng nhìn ra. Họ reo lên. Một lá cờ đỏ đề sáu chữ vàng ló lên khỏi ngọn đồi trước mặt.

    Hai bên gặp nhau, mừng mừng rỡ rỡ. Nghe Thế Lộc kể lại chuyên bắt hụt Trần Ích Tắc, Hoài Văn ngẩn người ra, hồi lâu mới nói:

    – Ta nhớ hồi ở Bình Than, khi ta tâu với quan gia cho đánh, thì Chiêu Quốc Vương đã thét chém đầu ta. Bây giờ mới rõ hắn là kẻ lòng lang dạ sói, đã có âm mưu bán nước từ ngày ấy rồi. Ta tiếc rằng không biết mà cùng đi với Thế Lộc. Kẻ ấy sang hàng giặc thì tai hại cho triều đình biết mấy.

    Chợt thấy một người áo chàm nón rộng phi ngựa hồng hộc chạy tới. Nhìn ra thì là Nguyễn Lĩnh.

    Nguyễn Lĩnh vừa thở vừa nói:

    – Phải về ngay. Trại mất đến nơi rồi!

    Mọi người hỏi dồn. Nguyễn Lĩnh nói không ra hơi:

    – Trưa hôm qua, có một đại vương kéo binh mã tới trại. Nó được lệnh nhà vua cho lên đây đuổi thằng Ích Tắc.

    – Đại vương ấy là ai? – Hoài Văn hỏi.

    – Tao không biết. Nó nói là muốn gặp anh Lộc. Nó vừa nói xong thì giặc ở đâu đến vây kín bốn bề. Từ trưa hôm qua, đại vương nó đánh nhau với giặc, người ngựa chết nhiều quá rồi. Quân giặc giết nó mất thôi.

    Hoài Văn nói:

    – Lũ giặc ngông cuồng, muốn chết thì cho nó chết!

    Hoài Văn bàn kế giết giặc với người tướng già và Thế Lộc, rồi cùng mọi người tiến về Ma Lục.
     
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XIII

    Nói về Chiêu Thành Vương hỏi mãi mới tìm đến trại Ma Lục, những mong được gặp người chủ trại anh hùng và người tướng trẻ có lá cờ sáu chữ. Tới nơi, Vương gặp một tráng sĩ Mán. Nói chuyện chưa giập bã trầu thì quân Nguyên ba bề bốn bên ầm ầm kéo tới. Vương chia quân bản bộ ra, chống giữ với giặc suốt từ sáng đến chiều tối. Vương đã mệt lả, quân bản bộ chỉ còn lại ngót bốn trăm người. Gần sáng, Vương chạy được ra một con đường đồi. Vương nói với quân sĩ:

    – Ta vâng lệnh triều đình đi đuổi Chiêu Quốc Vương, chẳng may nửa đường gặp giặc. Các ngươi phải nỗ lực đánh giặc, sao cho thoát khỏi vòng vây để còn đi bắt Ích Tắc. Ta quyết cùng các ngươi tử chiến.

    Quân giặc ầm ầm đuổi theo. Chúng đều cưỡi ngựa phóng nhanh như bay. Quân của Chiêu Thành Vương phần nhiều đi chân, lại đuối sức, nên rớt lại khá nhiều. Kẻ chạy tán loạn, kẻ bị giết, bị ngựa giặc giẫm lên. Chiêu Thành Vương vừa đánh vừa rút. Nhìn quân mình, chỉ còn hai trăm người đổ lại. Sau lưng, quân giặc ùn ùn, đen đặc cả con đường và các ngọn đồi hai bên. Tiếng hò hét hãi hùng như tiếng quỷ sứ dưới âm ti. Ngựa của Chiêu Thành Vương đã bị trúng mấy mũi tên. Giặc đã tới gần. Vương vỗ về con ngựa quý:

    – Tao vì việc nước, mày hãy vì tao cố chạy cho qua khỏi cơn nguy này.

    Hình như con ngựa hiểu được lời nói thiết tha của chủ nên lồng lên như gió. Chạy được một quãng dài, con vật đi chầm chậm lại. Nó từ từ quỵ xuống. Giặc đuổi gần kịp. Mấy người tướng tâm phúc xúm vào che đỡ cho Chiêu Thành Vương. Vương nắm chắc đuôi kiếm trong tay và nói:

    – Ta thề sống chết với lưỡi gươm này. Quyết không để bầy lang sói phạm vào thân vàng ngọc.

    Các tướng vừa dìu Chiêu Thành Vương lên một quả đồi thì quân giặc ập tới, bủa vây kín chân đồi. Vòng vây siết chặt lại, trùng trùng điệp điệp. Gươm giáo dày như nêm cối. Nhiều ngọn giáo bêu đầu những quân sĩ của Chiêu Thành Vương, máu ròng ròng trên cán giáo. Chiêu Thành Vương cùng đám tàn quân vừa đánh vừa lùi mãi lên tới ngọn đồi. Vương cầm chắc thanh gươm, chém giặc lia lịa. Sức Vương đã kiệt, thân thể bị trúng thương đau nhức, chiến bào thấm đầy máu và mồ hôi. Lưỡi gươm chém giặc suốt từ hôm qua đã cùn mẻ. Cánh tay Vương rã rời. Mấy người tướng tâm phúc đã ngã dưới chân Vương.

    Phía sau lưng quả đồi cao bên đường, bỗng nổi lên những tiếng reo hò. Vương vừa múa gươm gạt những ngọn giáo tua tủa đâm lên, vừa ngước mắt nhìn sang quả đồi bên ấy. Vương thấy lố nhố người và ngựa. Vương nói với viên tướng duy nhất còn sót lại:

    – Giặc lại đến thêm, mệnh ta cùng rồi!

    Nhưng người tướng reo to:

    – Bẩm đại vương, dễ không phải giặc…

    Người tướng chưa nói hết câu, thì toán quân trên ngọn đồi trước mặt đã lao xuống đường ào ào như thác đổ và đánh thẳng vào sau lưng đám giặc đang vây ngọn đồi của Chiêu Thành Vương, xẻ quân giặc ra làm đôi, như đánh rắn khúc giữa. Giặc rú lên những tiếng kêu man rợ. Chúng vỡ từng mảng như những bức tường đổ xuống.

    Vòng vây đang khép chặt quả đồi, phút chốc tan đi như mây khói. Quân sĩ của Chiêu Thành Vương reo hò:

    – Quân cứu viện đến rồi!

    Và quên cả mệt nhọc, họ từ trên đồi đánh xuống. Người tướng của Chiêu Thành Vương thưa:

    – Giặc đã rút rồi!

    – Ai đến cứu ta vậy?

    Vương định thần nhìn xuống dưới chân đồi, thấy quân giặc chạy nháo nhác như gà, gươm giáo, cung tên quăng bừa bãi. Toán quân đến cứu viện đã làm chủ trên bãi chiến trường. Sức khoẻ của Chiêu Thành Vương hồi lại. Vương vung gươm đánh xuống, vừa đánh vừa hỏi người tướng:

    – Có phải là giấc chiêm bao không?

    Vương vừa nói xong, thì bỗng thấy phấp phới một lá cờ đề sáu chữ vàng: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN. Lá cờ phất cao hùng dũng. Chiêu Thành Vương nhìn lá cờ lạ, giụi mắt rồi lại nhìn xem có phải nhầm không. Vương tự hỏi:

    – Người tướng có lá cờ sáu chữ là đây chăng?

    Quả nhiên, dưới lá cờ, có một người tướng trẻ, mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng. Người tướng trẻ cất tiếng lanh lảnh chỉ huy quân sĩ giết giặc. Vương giật mình, nghe tiếng nói sao quen quen. Vương lại nhìn người tướng trẻ đang phi ngựa, trước mặt tung bay lá cờ sáu chữ. Vương thét lên một tiếng kêu kinh ngạc:

    – Sao giống cháu ta như đúc?

    Người tướng tâm phúc của Vương cũng nói:

    – Ai như Hoài Văn Hầu…

    – Chả có lẽ nào!

    Chiêu Thành Vương nheo mắt nhìn người tướng trẻ và reo lên:

    – Đúng cháu ta rồi!

    Chiêu Thành Vương chạy đuổi theo lá cờ thêu sáu chữ. Đang chạy thì có một bàn tay giữ lại:

    – Đại vương nó đây này. Đây này!

    Đấy là Nguyễn Lĩnh, người tráng sĩ Mán mà Vương đã gặp trưa hôm qua. Cùng một lúc, có tiếng chào cung kính:

    – Kính lạy đại vương! Đại vương đến lúc nào, chúng con không được biết…

    Vương nhìn ra thì là người tướng già. Vương mừng quýnh:

    – Ông cũng ở đây ư? Đích thị cháu ta rồi.

    Lá cờ sáu chữ bay lại. Con ngựa trắng của người tướng trẻ phi trên xác giặc ngổn ngang. Chỉ trong nháy mắt, người tướng trẻ đã tới chân đồi, dừng ngựa trước mặt Chiêu Thành Vương. Hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên gò má sây sát của người chú ruột. Hoài Văn kêu lên, tiếng kêu vui sướng:

    – Lạy chú ạ! Chú lên đây từ bao giờ?

    Chàng nhảy phắt xuống ngựa, quỳ trước Chiêu Thành Vương:

    – Cháu không biết chú lên, chậm tới vấn an, xin chú tha tội cho cháu.

    Đúng là cháu ta rồi. Vẫn là đứa cháu mặt còn bụ sữa mà sao bây giờ đường đường khí thế hiên ngang. Vẫn là giọng nói của đứa con trai mới vỡ tiếng mà sao rắn rỏi không ngờ. Vương mỉm cười mà nước mắt cứ trào ra. Vương nâng cháu dậy và nói:

    – Hậu sinh khả uý. Cháu ta trẻ tuổi mà anh hùng.

    Hoài Văn chỉ Thế Lộc cũng vừa chạy tới:

    – Đây là người anh kết nghĩa của cháu. Cháu được có ngày nay là nhờ người anh hùng sơn cước này.

    Vương hết nhìn Hoài Văn, lại nhìn những người Mán, rồi lại nhìn những gã hào kiệt Võ Ninh tới chào. Dưới chân Vương, xác giặc nằm chất đống, máu chảy như suối từ trên đồi xuống đường. Vương ngước nhìn lên lá cờ sáu chữ, lẩm nhẩm luôn miệng:

    – Phá cường địch, báo hoàng ân…

    Vương kéo lá cờ xuống để nhìn cho rõ. Vương lẳng lặng gật đầu. Một gã hào kiệt dắt một con ngựa cướp được của giặc, tới trước mặt Chiêu Thành Vương.

    Hoài Văn mời chú lên ngựa trở về Ma Lục. Vương nói:

    – Chú không ngờ! Thật chú không ngờ!
     
  4. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XIV

    Nhờ thuốc Mán của anh em Thế Lộc, những vết thương của Chiêu Thành Vương chẳng mấy bữa đã lành. Bấy giờ Thượng quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đóng ở Vạn Kiếp. Vương hầu và quan quân các đạo đã về hội sư ở đấy. Chiêu Thành Vương cũng được triệu về Vạn Kiếp. Vương bàn với Quốc Toản:

    – Cháu đã lập được nhiều công trạng, nhưng triều đình chưa biết. Cháu nên về ra mắt Tiết chế, chịu mệnh lệnh của triều đình.

    Hoài Văn thưa:

    – Cháu vì giận giặc mà may cờ mộ quân, trước sau là mong được theo quan quân đi cứu dân, cứu nước. Cháu chỉ nghĩ cháu lên đây, tuy mới hơn một tháng, nhưng anh em Thế Lộc đối với cháu tình thân hơn máu mủ. Họ là những người chất phác, mà lại biết điều trung nghĩa. Những kẻ như Ích Tắc, đội ơn dày mưa móc, mà đến khi quốc biến lại đem thân làm tẩu cẩu cho quân thù, thật không đáng bưng cơm xách dép cho anh em Thế Lộc. Chính nhờ Thế Lộc mà cháu tập đánh giặc. Cháu lại kết nghĩa anh em với Thế Lộc, hẹn cùng ở đây quyết sống mái với giặc. Cháu chia tay với Thế Lộc sao nên?

    Chiêu Thành Vương nói:

    – Cháu nghĩ thế cũng phải. Nhưng nghĩ một lại phải nghĩ hai. Nay thế giặc đang to, muốn đánh được nó, quan quân phải quy về một mối, để Tiết chế dễ bề điều khiển. Tiết chế tránh cái nhuệ khí ban đầu của giặc, rút được toàn quân về chờ thời cơ phản công, đấy là kế lớn mưu sâu vậy. Cho nên sớm muộn, chú cháu ta cũng phải về Vạn Kiếp. Anh em Thế Lộc là người trung nghĩa, chú sẽ dâng sớ xin triều đình thưởng công cho họ để họ nức lòng đánh giặc. Tình của cháu với anh em Thế Lộc thật là sâu nặng. Nhưng phải gác tình riêng mà lo đại cục. Cháu nghĩ thế nào?

    Chiêu Thành Vương hỏi mấy lần, Hoài Văn vẫn ngồi im lặng không nói. Cuối cùng, Hoài Văn đi tìm anh em Thế Lộc.

    * * *
    Nói sao cho hết nỗi buồn của Hoài Văn khi phải từ biệt những tráng sĩ Ma Lục. Chiêu Thành Vương đã dẫn quân bản bộ ra khỏi cánh đồng cỏ, mà Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt vẫn còn dùng dằng ở trên núi.

    Mới buổi chiều nào họ đi qua đây, nỏ ở trên núi bắn xuống như mưa. Rồi những ngày kề vai sát cánh, chia sẻ ngọt bùi, cùng nhau làm bẫy đá, cùng nhau đốn gỗ, đốn tre dựng ông thần tướng khổng lồ. Rồi những ngày tưng bừng chiến thắng làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Họ nhìn lên cái động âm u mà sao thân thiết. Họ nhìn lên những tảng đá lớn lăn từ trên núi xuống, ngổn ngang khắp cánh đồng còn bết máu giặc. Họ nhìn cây đa cổ đại, trên ngọn vẫn còn trơ trơ cái lỗ tên thần. Những ngày vui ấy quên làm sao được.

    Họ cầm tay những người tráng sĩ áo chàm, kẻ nhận nắm ngô, kẻ vài củ sắn, kẻ ống mật ong, kẻ gói thuốc rịt. Gã hào kiệt tặng lại kiếm, người tráng sĩ biếu lại dao, bên này cho cung, bên kia cho nỏ.

    Hoài Văn tay cầm cương ngựa, đi bộ bên Thế Lộc và Nguyễn Lĩnh. Hoài Văn không dám nhìn mặt hai anh em người Mán, bởi vì những bộ mặt gân guốc, trơ trơ như đá ấy, tưởng lúc nào cũng lì lợm, thì lúc này đầm đìa nước mắt. Nguyễn Thế Lộc không nói được, bàn tay sứt sẹo chỉ lên yên con ngựa của Hoài Văn ra hiệu cho người bạn trẻ tuổi cưỡi lên.

    Hoài Văn bậm môi lại. Vẻ ngây thơ hiện rõ trên khuôn mặt đã nhuốm màu sương gió. Hoài Văn nói:

    – Bao giờ lại gặp Thế Lộc nhỉ?

    Người Mán càu nhàu:

    – Mày về kinh, vui dưới ấy, chả nhớ Thế Lộc đâu, chả lên đây nữa đâu. Tao nhớ chứ mày chẳng nhớ đâu.

    – Thế Lộc là anh em kết nghĩa của Toản. Ma Lục cũng là quê của Toản rồi. Quên làm sao được. Anh Thế Lộc ơi, Toản cũng chẳng muốn về đâu.

    – Mày còn trẻ, rồi mày quên ngay đấy. Mày về dưới ấy không có núi, có rừng, tao lo lắm, không vui đâu. Ở dưới ấy không đánh được thì lại lên đây ở với tao.

    Hoài Văn vỗ vỗ tấm lưng rắn như đá của Thế Lộc và nói:

    – Lên chứ. Lên chứ. Nhưng mà Thế Lộc này. Giặc nó đánh mạnh thì có ở đây nữa không?

    Thế Lộc nhìn Hoài Văn, đôi mắt lặng lờ, chất phác bỗng rực lên:

    – Tao ở đây chứ đi đâu mà mày hỏi thế? Con hươu con nai thì đi đâu. Thằng giặc đánh dưới thì tao lên sườn núi. Nó đánh lên sườn thì tao lên đỉnh. Lên cao rồi lại xuống. Nó đuổi núi này, tao sang núi kia. Nó thuộc núi rừng bằng Thế Lộc à?

    Thế Lộc lại chỉ yên ngựa của Hoài Văn, bảo chàng trèo lên và nói:

    – Không ở được nữa thì đi đi. Đứng làm gì đấy cho tao nhớ mãi. Mày bảo mày lên, không lên tao giận, tao không nhìn mặt mày đâu.

    Hai anh em Thế Lộc đỡ Hoài Văn và người tướng già lên ngựa.

    Hoài Văn đi được mấy bước, quay lại nhìn, thấy anh em Thế Lộc lủi thủi lên núi. Một dải mây trắng chăng ngang. Lòng Hoài Văn thổn thức, nhịp theo vó ngựa ruổi trên đường núi gập ghềnh, khúc khuỷu…
     
  5. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XV

    Quân các đạo đã về hội sư đông đủ tại Vạn Kiếp, đất dụng võ có cái thế rồng cuốn hổ chầu. Trên bến Lục Đầu Giang, các chiến thuyền từ khắp các ngả ngược xuôi kéo về đậu san sát.

    Trại của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dựng trên một đỉnh đồi. Lá cờ PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN vươn cao, cùng đua vẫy với hàng trăm lá cờ của các vương hầu khác. Hoài Văn tự hào lắm. Hoài Văn tự hào là tuy quân mình chỉ vẻn vẹn có sáu trăm, lại mới xuất đầu lộ diện, nhưng các vương hầu có dưới trướng hàng vạn tinh binh đều không có thái độ xem thường mình. Sung sướng nhất cho Hoài Văn là được Hưng Đạo Vương khen ngợi. Khi Hoài Văn đem dâng những khí giới và quần áo cướp được của giặc Nguyên, Tiết chế rất mừng và nói:

    – Tốt lắm. Những cái này rồi ra được việc lắm đây. – Và Hưng Đạo Vương truyền cất kĩ vào kho đợi ngày dùng đến.

    Nhưng thế nước ngày một nguy nan. Quân Thoát Hoan chiếm xong Lạng Giang tràn xuống Chi Lăng, vượt qua Quỷ Môn Quan hiểm yếu, phút chốc đã đóng khắp vùng Võ Ninh. Không biết mẹ già nay lưu lạc ở đâu. Lòng Hoài Văn nóng như lửa cháy. Và sáu trăm gã hào kiệt nghe tin quê hương bị tàn phá đều đứng ngồi không yên. Khắp vùng Võ Ninh bị giặc phá tan tành. Người lớn bị phanh thây moi ruột, trẻ con bị vứt vào vạc dầu, bị xiên trên đầu mũi giáo. Chao ôi! Sáu trăm chiến sĩ chỉ mong có đôi cánh bay ngay về quê hương để cứu mọi người ra khỏi vòng nước lửa!

    Một buổi tối, họ ngồi trong trại, lắng nghe Hoài Văn đọc lời hịch của Quốc công Tiết chế. Lòng họ như lửa cháy đổ thêm dầu. Họ ngốn từng câu, từng chữ. Từng lời in vào trí óc, khắc vào xương tuỷ.

    Họ mím môi, nắm chặt bàn tay. Lời hịch khi phẫn nộ, khi thiết tha, khi khuyên can, khi dạy dỗ, khi hùng hồn khẳng khái, khi thét vang như sóng vỗ gió gào:

    Ta với các ngươi, sinh ra trong buổi nhiễu nhương, trưởng thành trong những ngày đau khổ. Nay trông thấy sứ giặc đi rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú vọ mà sỉ mắng triều đình, đem cái thân chó dê mà khinh nhờn tể tướng, dựa vào Hốt Tất Liệt để đòi ngọc lụa, mượn thế Trấn Nam Vương mà bắt nộp bạc vàng. Của kho có hạn, lòng tham khôn cùng. Không khác gì ném thịt cho hổ đói, làm thế nào mà thoát được tai vạ về sau!

    Ta nay ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, lúc nào cũng bực tức rằng chưa sao sả thịt lột da chúng được…

    Bởi vì sao?

    Bởi vì giặc Nguyên với ta là cái thù không đội trời chung. Nếu các ngươi cứ lơ là không nghĩ đến việc rửa nhục cho nước, lại không luyện tập quân lính, như thế là quay giáo xin hàng, tay không chịu chết, thì còn mặt mũi nào mà đứng ở trong vòng trời che đất chở này được?

    Lời hịch lúc nào cũng văng vẳng bên tai họ, làm cho họ rạo rực, sôi nổi. Đêm đã khuya, họ vẫn không sao ngủ được. Họ trằn trọc trở mình luôn. Rồi một người nhỏm dậy, đem gươm của mình ra mài. Người khác cũng nhỏm dậy, say sưa luyện tập. Rồi kẻ múa kiếm, kẻ múa côn. Trại của Hoài Văn ầm ầm, nhộn nhịp. Tưởng như các chiến sĩ đang chuẩn bị lên đường đi đánh trận.

    Hoài Văn và người tướng già ngồi nghiên cứu cuốn Binh thư yếu lược của Hưng Đạo Vương mà họ nhận được cùng một lúc với tờ hịch. Đã ba lần, lính hầu rót đầy dầu vào đĩa đèn. Đã ba lần đĩa dầu cạn. Nhưng hai người vẫn cặm cụi đọc những lời vàng ngọc trong cuốn binh thư mới. Họ mê đi vì vỡ thêm ra biết bao nhiêu điều mới lạ trong phép dùng binh.

    Trống đã điểm canh hai. Càng gần sáng, những tiếng mài gươm, múa giáo càng khua vang doanh trại. Nghe anh em rì rầm đọc lại những lời trong hịch:

    … Ta nay ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ… Bởi vì sao? Bởi vì giặc Nguyên với ta là cái thù không đợi trời chung… Còn mặt mũi nào mà đứng ở trong vòng trời che đất chở này?… Mọi người phải có sức khoẻ như Bàng Mông, Hậu Nghệ…

    Những lời thống thiết ấy càng thấm sâu vào lòng Hoài Văn.

    Đã mấy lần, Quốc Toản giục anh em đi ngủ để ngày mai học tập binh pháp mới, nhưng tiếng mài gươm cứ mỗi lúc một dồn dập thêm. Tiếng rì rầm đọc hịch vẫn khi trầm khi bổng.

    Hoài Văn và người tướng già gấp sách lại, xuống trại của anh em. Hoài Văn ngạc nhiên thấy chỗ nào cũng tấp nập lạ thường. Chỗ này đấu gươm, chỗ kia đánh vật, chỗ khác tập đâm, tập chém. Tốp này tập trong nhà. Tốp kia tập ngoài trời chẳng quản mưa phùn gió bấc. Hoài Văn hỏi sao không đi ngủ. Họ trả lời vì giận giặc, chân tay ngứa ngáy không thể ngồi yên.

    Trong một góc trại, dưới ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu lạc, có một đám anh em mình trần như nhộng. Hoài Văn lấy làm lạ, đi tới. Nhiều người ở ngoài cũng chạy vào và cởi phăng quần áo. Hoài Văn tưởng là họ sắp đánh vật. Nhưng khi tới gần thì không phải. Người ta chia ra nhiều tốp. Mỗi tốp mươi người, trong đó có một người xoa chàm và viết chữ vào những cánh tay đang chìa ra, và một người khác cầm một thứ dùi nhỏ như kim, châm mạnh vào cánh tay đã viết chữ. Người viết, người châm, người được châm đều say sưa quên cả sự đời. Hoài Văn ngây người đứng xem những cánh tay máu ứa ra, lẫn với màu chàm, màu mực.

    Một gã vừa được châm xong, nghiến răng nói:

    – Thề không đội trời chung với giặc Thát!

    Hoài Văn ngắm nhìn kĩ cánh tay đỏ xám. Những đường ngang dọc hiện lên rõ mồn một hai chữ SÁT THÁT. Mắt Hoài Văn hoa lên. Hoài Văn nắm lấy cánh tay máu ấy. Người chiến sĩ quắc mắt một cách dữ tợn, thét bảo chàng:

    – Cởi áo ra! Thù này phải khắc vào xương tuỷ. Sợ giặc hay sao mà không dám thích hai chữ này?

    Nói xong anh ta mới nhận ra Hoài Văn. Nhiều cái dùi ngừng châm, mũi dùi đỏ như nung lửa. Máu trong người Hoài Văn chạy rần rật, khắp thân thể bị kích thích một cách nhức nhói. Hoài Văn hỏi:

    – Ai bày cho anh em cái việc này?

    Một người nói:

    – Thấy các đạo quân khác có anh em thích hai chữ “Sát Thát” vào tay thì chúng tôi cũng làm theo. Thích vào người mới không quên được mối tử thù. Sông có thể cạn, đá có thể mòn, hai chữ này không thể nào phai được. Sống thì ở trên vai, chết thì tan đi với xương cốt, nhập vào hồn phách bay đi giết giặc.

    – Ai viết hai chữ Sát Thát này cho các người?

    – Ai võ vẽ chữ thì viết. Vương tử xem có được không?

    – Được lắm. Lòng trung nghĩa của các ngươi phải thấu đến trời.

    Hoài Văn nhìn những người bạn trẻ của mình và rưng rưng nước mắt. Người nào cũng đang sôi nổi như sắp lăn xả vào quân thù. Những cánh tay của họ hằn lên hai chữ Sát Thát ngang tàng, giơ lên như chống đỡ nước non. Mắt Hoài Văn loá lên, thấy nhan nhản khắp trời đất những chữ Sát Thát, Sát Thát, Sát Thátghê gớm. Hoài Văn cởi áo bào, để lộ nửa thân trắng trẻo, chìa cánh tay ra và nói:

    – Thích hai chữ Sát Thát vào cánh tay cho ta với!

    Người ta bôi chàm và viết chữ lên cánh tay Hoài Văn. Chàng mím môi lại, mắt lim dim. Mũi dùi sắc lạnh đâm vào da đau nhói, và máu tươi ứa ra. Chàng không thấy đau, chỉ thấy say sưa rạo rực như đang hăng máu trên chiến trường. Hoài Văn nói:

    – Thích cho thật sâu vào, cho hai chữ ấy không bao giờ mờ được.

    Các tốp khác, người ta cũng đang thích chữ Sát Thát vào cánh tay cho nhau. Khắp trại, anh em đổ đến mỗi lúc một đông, họ cởi áo, tranh nhau chìa cánh tay xin được thích trước.

    Hai chữ Sát Thát đã hiện trên cánh tay đỏ ngầu của Hoài Văn, như hai đoá hoa nở rộ chào ánh sáng ban ngày đã len tới lúc nào không biết…
     
  6. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XVI

    Tất cả các tướng sĩ ở Vạn Kiếp đều thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát. Tướng sĩ ở các nơi khác cũng theo gương ấy.Nhưng quân Thoát Hoan thế to, tràn đi như nước vỡ bờ. Chúng đánh vào Vạn Kiếp. Hưng Đạo Vương phải bỏ Vạn Kiếp. Chúng đánh xuống Thăng Long, đặt súng bên bờ sông Cái bắn nát kinh thành và các doanh trại. Hưng Đạo Vương bàn với các vương hầu và tướng tá:


    – Thế giặc đang mạnh, mùa đông lại là mùa lợi cho chúng tiến quân. Ta nên tránh cái nhuệ khí ban đầu của giặc, tạm thời bỏ kinh thành, rút quân vào Hoan Ái. Đợi đến mùa hè, quân giặc mỏi mệt, không chịu được thuỷ thổ, ta sẽ dĩ dật đãi lao đánh ra, nhất định chỉ một trận là đuổi giặc ra ngoài bờ cõi.

    Hưng Đạo Vương bèn bỏ Thăng Long, rước vua vào Thanh Hoá.

    Đạo quân thứ hai của giặc, do Toa Đô là một tướng có sức khoẻ vô địch thống lĩnh, đi đường bể đánh vào Chiêm Thành, rồi lại từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An. Thượng tướng Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải được lệnh vào giữ Nghệ An. Nhưng thành Nghệ An đã bị Toa Đô san phẳng. Chiêu Minh Vương phải lui về giữ vùng núi rừng hiểm yếu để chặn quân Toa Đô.

    Hai gọng kìm của Thoát Hoan phía bắc và Toa Đô phía nam kẹp lấy mảnh đất Thanh Hoá còn lại. Khắp nước Nam đâu cũng có quân giặc. Thế nước nguy như trứng chồng.

    * * *
    Mùa đông giá rét đã qua, và hoa gạo đã nở đỏ trên các bờ sông. Rồi cây cỏ lại đã xanh tươi. Những quả vải đã chín mọng và chim tu hú đã gọi hè. Đêm mưa như trút nước. Ngày nắng chang chang.Các chiến sĩ chôn chân mãi ở đất Thanh Hoá, thảy đều sốt ruột. Họ đếm từng ngày, mong chóng đến hè. Mùa hè đã đến, nhưng trướng hổ của Hưng Đạo Vương vẫn im lặng như tờ.


    Đã nhiều lần, Hoài Văn Hầu xin Hưng Đạo Vương cho dẫn quân riêng đánh ra, dù có chết cũng cam lòng. Hưng Đạo Vương nói:

    – Đánh giặc phải biết chờ đợi thời cơ. Thời cơ đến thì như cánh buồm thuận gió, thuyền đi như bay. Thời cơ sắp đến rồi, cháu phải ra công luyện tập. Một khắc là ngàn vàng, không nên bỏ phí.

    Hoài Văn lui ra, lòng vẫn buồn bực, bèn đi tìm gặp Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, là người mà Hoài Văn rất mến, rất gần. Năm ngoái, Chiêu Văn Vương đi dẹp Trịnh Giốc Mật, một tù trưởng Mán nổi loạn ở mạn Đà Giang. Nghe tin Chiêu Văn Vương lên, Mật cho người đưa thư đến, thách Vương có giỏi thì một mình vào trại hắn, Mật sẽ xin quy thuận triều đình. Các tướng sĩ sợ Mật là người tráo trở, đều can Vương không nên đi. Nhưng Vương nhất định nhận lời thách của tên tù trưởng. Vương chỉ đem theo một gã tiểu đồng mang điếu tráp. Còn Vương thì mình không mặc áo giáp, tay không cầm vũ khí, ung dung như một thầy đồ vào trại Trịnh Giốc Mật.

    Mật đã cho quân sĩ mai phục sẵn, hễ thấy Vương mang theo quân là đánh. Nhưng khi thấy Vương chỉ phe phẩy cái quạt đi vào, Mật rất cảm phục. Mật mặc thường phục ra đón Chiêu Văn Vương, mời về trại và mở tiệc lớn đãi Vương. Vương thạo các tiếng Thổ, Mán, bày cho Mật những điều hơn thiệt, khuyên hắn không nên gây chuyện can qua, làm cho trăm họ khổ sở. Mật nghe theo lời Vương. Cả một dải Đà Giang từ đấy sóng yên bể lặng.

    Khi Hoài Văn tới dinh Chiêu Văn Vương, thì thấy Vương đang ngồi ngoài vườn đánh cờ với Triệu Trung. Triệu là một tướng giỏi của nhà Tống, không chịu làm nô lệ nhà Nguyên, đã sang ở nhờ nước Nam và hiện là môn khách của Chiêu Văn Vương.

    Nghe Hoài Văn nói hết nỗi niềm, Chiêu Văn Vương cười và bảo:

    – Ta biết được ý của Tiết chế rồi. Thời cơ đuổi giặc không xa nữa đâu. Cháu hãy nuôi cái giận cho lớn, luyện cái chí cho bền, đợi ngày lập công. Cháu luyện tập thuỷ chiến đã giỏi chưa?

    Hoài Văn trở về, lòng vẫn không vui. Chàng tiếc những ngày ở Ma Lục, thật là dọc ngang trời đất, phỉ chí tang bồng. Thấy Hoài Văn kém ăn kém ngủ, người tướng già hỏi:

    – Sao vương tử ít lâu nay cứ buồn rười rượi?

    Hoài Văn nói:

    – Giặc chiếm gần hết nước, cái cơ nguy không còn chỗ dung thân đã rõ rành rành. Thế mà ngày qua tháng lại, ta cứ mòn mỏi ở đây, vui làm sao được?

    – Quốc công bảo đến hè là quét sạch sành sanh quân giặc. Nay đã sang hè rồi. Vương tử phải mừng mới phải chứ.

    – Ta đợi chờ mãi rồi, không chịu được nữa. Ta muốn rút sáu trăm quân riêng của ta trở lên Lạng Giang với Thế Lộc, cùng đánh giặc như dạo nào. Chứ ở mãi đây thì ta chết mất. Đêm qua, ta mê thấy nằm ở động Ma Lục, anh em Thế Lộc thấy ta lên mừng không kể xiết. Ta phải trở lên Ma Lục, để giữ đúng lời hứa với Thế Lộc. Người quân tử không thể sai lời.

    – Lúc này, tự tiện rút quân riêng đi là một tội lớn. Vương tử không nên nghĩ thế. Nguy hiểm lắm. Tướng nào cũng nghĩ như vương tử thì đại quân vỡ mất. Vương tử chớ nên phân vân, tâm chí lúc nào cũng phải hướng vào Tiết chế mới được. Tiết chế là một bậc kinh bang tế thế, mưu lược như thần. Ba mươi năm trước, tuổi mới mười tám, Tiết chế đã tỏ rõ tài thao lược, giúp đức Thái Tông đánh tan giặc Ngột Lương. Đấy là bậc đại tướng, lòng trung trinh sáng như trăng sao, há phải là người ngồi khoanh tay để cho nhà tan nước mất ư? Vương tử không nên nóng nảy, buồn phiền, e làm giảm mất nhuệ khí của quân sĩ.

    Từ đấy, Quốc Toản mới yên lòng đôi chút, lại hăng hái nghiên cứu binh thư, tập đánh bộ, đánh thuỷ, đợi ngày rửa hận.

    Một hôm, trời nóng như nung như nấu, Hoài Văn bỗng được triệu vào trướng hổ. Tới nơi thì thấy các vương hầu và tướng tá đã đông đủ, đứng dàn ra hai bên trướng hổ, theo thứ tự trên dưới.

    Nguyên là thượng tướng Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải cho người chạy ngày đêm từ Nghệ An ra báo tin Toa Đô bị chặn đánh ở Nghệ An, đã phải rút ra bể và kéo chiến thuyền ra bắc, để hợp cùng đại binh của Thoát Hoan. Hưng Đạo Vương bàn với các vương hầu và tướng tá rằng:

    – Toa Đô vượt biển vào đánh Chiêm Thành, rồi lại mượn đường quay ra đánh úp Nghệ An, tưởng là một sớm bình định xong châu Hoan rồi nuốt luôn châu Ái. Nhưng mưu ấy không thành. Kẻ kia phải bỏ Nghệ An mà đi. Thế là muôn dặm đường trường, quân sĩ mỏi mệt, lại gặp mùa hè nóng nực, chúng không quen thuỷ thổ, tất sinh tật bệnh. Đấy là cái cơ thua của giặc. Nay ta đem quân đã được dưỡng sức mà đánh kẻ địch mỏi mệt, một trận phá tan nhuệ khí của nó đi, đấy là cái thế thắng của ta vậy.

    Mọi người đều khen lời bàn của Tiết chế là phải. Ngồi trên trướng hổ, Hưng Đạo Vương nhìn xuống các vương hầu, tướng tá và hỏi:

    – Trận đầu này phải thắng. Ai đi thay ta cầm quân đánh Toa Đô?

    Hưng Đạo Vương nói chưa dứt lời thì một người ở hàng đầu vương hầu đã bước ra, vòng tay trước mặt, nói một cách hiên ngang, khảng khái:

    – Tôi tuy bất tài cũng xin đi đánh Toa Đô. Thượng tướng Chiêu Minh Vương đã chặn đứng được Toa Đô ở Nghệ An, lập nên công lớn với triều đình. Tôi hưởng lộc nước đã nhiều, chưa có dịp báo đền. Phen này, Tiết chế tin tôi mà cho đi, tôi quyết phá tan giặc giữ.

    Mọi người nhìn ra thì người ấy là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, vị chú ruột của nhà vua, lúc nào cũng có cái vẻ ung dung, nho nhã. Hưng Đạo Vương mừng rỡ nói:

    – Chiêu Văn Vương mà đi thì ta có thể ngồi nhà chờ tin báo tiệp.

    Nói xong, Hưng Đạo Vương rút một lá cờ lệnh, đứng dậy từ trên trướng hổ bước xuống giao cho Chiêu Văn Vương và nói:

    – Toa Đô mà hợp được với Thoát Hoan, tạo thành cái thế ỷ giốc thì rất khó đánh. Chiêu Văn Vương đi phen này, vừa phải phá cái uy phong của Toa Đô, vừa phải chặn không cho Thoát Hoan, Toa Đô liên lạc được với nhau. Việc trước khó, việc sau còn khó hơn. Chiêu Văn Vương phải rất lưu tâm mới được.

    Chiêu Văn Vương nhận lá cờ lệnh và thưa:

    – Xin vâng lệnh Quốc công. Tôi không làm tròn được hai việc ấy, để nhỡ đại sự thì xin nộp đầu dưới trướng.

    Chiêu Văn Vương liền viết tờ cam đoan để lên án thư, vẻ vẫn ung dung, mặt không biến sắc. Sau đó, Vương cầm lá cờ lệnh lui về chỗ cũ. Cuối hàng hầu, Hoài Văn vội bước ra, vòng tay trước mặt, hướng lên trướng hổ uy nghiêm và nói to:

    – Cháu xin Tiết chế cho đi theo Chiêu Văn Vương đánh Toa Đô.

    Hưng Đạo Vương như không để ý đến Hoài Văn. Hưng Đạo nói:

    – Toa Đô là thượng tướng nhà Nguyên, có sức khoẻ như Bá Vương, đã từng đánh đông dẹp tây, tới đâu thắng đó. Hiện nay, ta chỉ có Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão mới đối địch được với Toa Đô. Phạm Ngũ Lão thì còn ở Nghệ An giúp thượng tướng. Ở nhà, còn tướng quân Nguyễn Khoái. Tướng quân Nguyễn Khoái đâu?

    Từ trong hàng tướng, Nguyễn Khoái dạ một tiếng lớn và bước ra. Đấy là một người mặt vuông, mình rộng, trạc bốn mươi tuổi, vững như cột cái chống đình. Nguyễn Khoái thưa:

    – Tôi xin vâng tướng lệnh. Không đánh được Toa Đô, tôi quyết không trở về trông thấy Quốc công.

    Hưng Đạo Vương gật đầu, truyền cho Nguyễn Khoái về chỗ. Hoài Văn vẫn hướng lên trướng hổ, mặt đỏ nhừ vì tức giận. Hoài Văn quỳ xuống nói như gào:

    – Cháu theo quan quân vào trong này, ngày đêm chỉ mong được đi đánh giặc, ngõ hầu đền ơn vua, trả nợ nước. Nay quan quân sắp đi đánh một trận to. Cớ sao Tiết chế cử tướng khác mà lại không tin cháu như vậy?

    Hưng Đạo Vương nói:

    – Hoài Văn là một tiểu anh hùng. Ta muốn giữ cháu lại để đi đánh trận sau.

    – Xin Tiết chế cho cháu đi đánh trận này. Trận nào cháu cũng xin đi, huống nữa là trận đầu?

    Hoài Văn đưa bàn tay trái lên vỗ mạnh vào cánh tay phải đã thích hai chữ Sát Thát. Mặt người thiếu niên tái dần đi, lời nói rung lên:

    – Cháu thích hai chữ Sát Thát vào tay, có phải là để lùi lại đằng sau đâu. Ai ngại Toa Đô chứ cháu không ngại nó. Một Toa Đô chứ mười Toa Đô cháu cũng coi thường. Xin Quốc công cho cháu đi theo hoàng thúc. Cháu sẽ cùng tướng quân Nguyễn Khoái đánh cho Toa Đô mảnh giáp không còn. Cháu cũng xin làm một tờ giấy cam đoan. Không đánh được Toa Đô, cháu xin nộp đầu dưới trướng.

    Hưng Đạo Vương truyền cho Hoài Văn đứng dậy và nói:

    – Ta muốn thử lòng cháu đó thôi. Ta cho cháu đi theo hoàng thúc. Ta đợi tin mừng của cháu.

    Hoài Văn nhảy lên reo vui, quên khuấy rằng mình đứng trước trướng hổ uy nghiêm.

    Sau khi bàn riêng với Chiêu Văn Vương về kế hoạch tiến quân, Hưng Đạo Vương thân tiễn ba người ra khỏi cổng dinh rồi mới trở vào. Hưng Đạo Vương vuốt chòm râu đốm bạc, tươi cười nói với mọi người:

    – Tài trí của Chiêu Văn Vương, sức khoẻ của tướng quân Nguyễn Khoái, tráng khí của Hoài Văn Hầu, trận này nhất định thắng to.

    Hưng Đạo Vương lại bước lên trướng hổ bàn việc quân. Quốc công nói:

    – Cho triệu Thượng tướng ở Nghệ An ra để thu xếp đi đánh Thoát Hoan, lấy lại kinh thành.
     
  7. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XVII

    Trần Nhật Duật và Trần Quốc Toản ngồi một chiếc thuyền nhẹ, lướt trên làn sóng bạc đục ngầu, đi xem xét lại lần cuối cùng công việc bố trí các chiến thuyền. Vành trăng cuối tuần càng vằng vặc chiếu xuống mặt nước mênh mông của cửa Hàm Tử. Chiêu Văn Vương gập cái quạt giấy đang cầm tay, chỉ một xoáy nước sâu hoắm, nói với Hoài Văn:- Ngày mai thì thuyền của Toa Đô tan tành ở đây. Chú cháu mình phải nỗ lực, khó nhọc một buổi, hưởng phúc muôn đời.


    Chiêu Văn nhìn trăng nhìn nước, vừa cười vừa nói:

    – Thật là cẩm tú giang sơn. Tưởng như chú cháu ta chèo thuyền quế ngắm trăng để di dưỡng tính tình. Có ngờ đâu đêm nay, chú cháu ta đang chờ giặc nước.

    Nhật Duật phe phẩy quạt, say sưa ngắm cảnh vật huyền huyền ảo ảo: – Cơ đồ này há lại để vào tay kẻ khác ư?

    Vương rung đùi, khẽ đọc một bài thơ của Lý Bạch. Hoài Văn xao xuyến trong lòng. Chàng vui khấp khởi. Chàng sắp được đánh một trận lớn đầu tiên trong đời. Sung sướng hơn nữa, chàng đã được Chiêu Văn Vương cử làm tướng tiên phong. Ngày mai, Hoài Văn sẽ dẫn một đoàn thuyền xuôi xuống hạ lưu. Chàng sẽ là người đương đầu với viên tướng tài giỏi nhất của nhà Nguyên, và phải dử Toa Đô tới cửa Hàm Tử này để cho bốn mặt chiến thuyền của ta đổ ra mà đánh. Chàng nhìn vị hoàng thúc khăn áo chỉnh tề, thanh nhã như một thư sinh. Hoài Văn thầm phục người chủ tướng, mà chàng chưa bao giờ thấy hoang mang, nóng nảy. Hoài Văn lễ phép thưa:

    – Cháu còn trẻ, được theo hầu hoàng thúc, thật là may cho cháu.

    Chiêu Văn Vương cầm cái quạt, đập nhẹ lên mạn thuyền. Một tay đưa lên vuốt chòm râu mà gió làm rối tung, Vương chậm rãi nói:

    – Những khí giới, quần áo của quân giặc cháu cướp được ở Lạng Giang, đúng như Quốc công đã nói ngày nào, nay vào việc cả. Cháu chẳng giúp vào cái mưu phá Toa Đô đó ư?

    Con thuyền rẽ vào một nhánh sông con bên phải. Một dãy chiến thuyền đậu sát vào bờ, ẩn dưới những lùm cây tối om om. Đứng trên mũi một chiến thuyền, Triệu Trung, môn khách của Chiêu Văn Vương, cao lớn như một bức tượng đồng, mặc nhung phục nhà Tống. Triệu Trung vái Chiêu Văn Vương và thưa:

    – Người Tống chúng tôi đã thề tử chiến. Ơn nhờ đại vương, chúng tôi sắp được rửa cái hờn mất nước. Chúng tôi mang áo giáp, không làm lễ được, xin hoàng thúc miễn thứ.

    Trong các chiến thuyền, quân sĩ nhà Tống đi theo Triệu Trung đang tấp nập chuẩn bị. Họ đều mặc quần áo của quân nhà Tống. Nhiều người mặc quần áo quân Nguyên, hai thứ quân phục đều phảng phất giống nhau, sặc sỡ như lông chim, lông thú dữ.

    Chiêu Văn Vương đi xem xét một lượt, rỉ tai dặn dò thêm Triệu Trung, rồi cùng Hoài Văn quay ra. Con thuyền nhè nhẹ xuôi dòng, rồi lại rẽ vào một nhánh sông bên trái. Một dãy chiến thuyền đậu sát bờ ẩn dưới những lùm cây rậm rạp. Đứng trên mũi một chiến thuyền, tướng quân Nguyễn Khoái lừng lững như một toà thành, vái Vương và nói:

    – Chúng tôi ai nấy đều xoa tay mong chóng được đánh Toa Đô. Chúng tôi đã thề không cho Toa Đô lọt được quãng sông này mà trở ra biển nữa.

    Chiêu Văn Vương đi xem xét một lượt, rồi cùng Hoài Văn quay ra. Con thuyền nhè nhẹ xuôi dòng. Vương ngắm khúc sông, nơi Hoài Văn sẽ bố trí để đợi Toa Đô và dử hắn lên cửa Hàm Tử. Chiêu Văn Vương nói:

    – Công việc của cháu nặng nề. Cháu nên nỗ lực.

    – Cháu quyết không làm lỡ kế hoạch. Cháu cho đoàn thuyền tập thử nhiều lần trên khúc sông này, nay đã khá thành thạo.

    Chiêu Văn Vương gật đầu, bàn bạc thêm với Hoài Văn về công việc ngày mai, rồi nói:

    – Cháu nên đi tắm rửa cho sạch sẽ để ngày mai chỉ huy cho minh mẫn. Chú cũng về tắm rửa và nghỉ ngơi một lát.

    Chiêu Văn Vương quay về nơi tập trung đại đội binh thuyền của mình bên trên cửa Hàm Tử. Bốn bề yên tĩnh. Trăng hạ tuần đã nhạt dần. Những vì sao thưa cũng đã nối nhau lạc hết. Chỉ thấy mênh mông trời nước, và sóng bạc đầu lồng lộn vỗ ì ầm, trong bóng tối mờ xanh đang chuyển động…
     
  8. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chương XVIII

    Nguyên soái Toa Đô vượt châu Ô, châu Lý, châu Hoan, châu Ái kéo ra. Chiến thuyền nhiều tựa lá tre tiến vào cửa bể Thiên Trường. Cờ mở, trống giong, bề ngoài thật là hùng hùng hổ hổ. Nhưng bên trong thì từ tướng đến quân, thảy đều mệt mỏi. Lại gặp tiết trời nóng nực, sơn lam chướng khí bốc lên, trong quân Toa Đô số người đau ốm, chết chóc ngày một nhiều. Dọc đường, lương thực cướp được ở Chiêm Thành dần dần cạn. Đến Thiên Trường, Toa Đô phải cho quân sĩ đổ bộ vào các làng xóm, cướp thóc gạo, trâu bò, gà qué. Nhưng người dân ở bờ biển và hai bên ven sông đã lánh thật xa. Quân Nguyên cướp không được, tình cảnh càng khốn đốn. Toa Đô thấy cần phải đi gấp lên Thăng Long để hợp quân với Thoát Hoan. Bèn cho quân tuần tiễu đi dò đường thuỷ. Quân tuần tiễu trở về báo: hai bên làng mạc quạnh hiu, không có một bóng người…Toa Đô mừng rỡ nói với các tướng:


    – Vua tôi nhà Trần đã chạy như vịt vào Thanh Hoá, nghe uy danh ta là đã mất mật rồi, còn đứa nào dám ló đầu ra mà chặn đường ta nữa?

    Chiến thuyền của Toa Đô từ cửa bể kéo vào sông, nối đuôi nhau, dài hàng mấy dặm, dàn ra chật cả khúc sông. Những cột buồm đen như rừng rậm. Những cánh buồm làm tối sầm mặt nước. Đêm thì đèn đuốc sáng trưng như phố, như phường. Ngày thì cờ quạt rợp trời, người đứng từ mấy dặm xa cũng đều trông thấy. Chiêng trống khua ầm ầm như sấm, sét trong cơn mưa. Đoàn chiến thuyền ngược dòng sông lớn, đi sâu vào nội địa, giữa một cảnh tượng im lìm như chết. Hai bên sông, toàn là những làng mạc trống không, đồng khô cỏ cháy.

    Buổi sáng hôm ấy, đoàn chiến thuyền tới một khúc sông rộng. Toa Đô hỏi một viên hàng tướng:

    – Đây là đâu?

    Tên ấy thưa:

    – Đây sắp đến Hàm Tử Quan.

    – Từ đây lên tới Thăng Long còn bao lâu nữa?

    – Bẩm nguyên soái, ta đi nhanh như thế này, lại đi suốt ngày đêm thì cùng lắm là sáng ngày kia tới.

    Toa Đô mừng lắm, truyền lệnh đi gấp, đến Thăng Long sẽ nghỉ. Đoàn chiến thuyền rầm rộ ngược dòng, buồm căng kín sông, dòng nước sông ứ lại.

    Bỗng một tiếng nổ vang, chấn động cả một vùng. Những đàn chim trên các cây đa, cây gạo, những đàn cò dưới ruộng lầy bay loạn xạ lên trời. Quân Toa Đô còn đang ngơ ngác, thì một tiếng nổ thứ hai vang dậy, rồi lại một tiếng nổ thứ ba. Toa Đô vội vàng trèo lên viễn vọng lâu, đưa mắt nhìn về phía trước. Từ trên thượng lưu, một đoàn thuyền nhỏ vun vút lao xuống, nhanh như tên bắn. Toa Đô chưa kịp truyền lệnh cho tướng sĩ nghênh chiến thì đoàn thuyền kia đã ập tới. Trên mũi thuyền đi đầu, phất phới bay một lá cờ thêu sáu chữ vàng: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN. Đứng sau lá cờ là một viên tướng áo bào đỏ rực, tướng ấy là một tướng trẻ ranh. Đứng bên đứa trẻ là một lão già ốm đói. Cả đoàn thuyền chỉ gồm bốn năm chục chiếc, dàn hàng ngang trên mặt sông, định chặn đoàn chiến thuyền đang đè sóng dữ hùng dũng tiến lên.

    Viên tướng trẻ đứng sau lá cờ sáu chữ hét to:

    – Tao chờ chúng mày ở đây lâu lắm rồi!

    Quân Nguyên chưa kịp dàn trận thì một loạt tên ào ào bắn sang. Đứa ôm bụng, đứa ôm mặt, đứa nhào xuống nước. Viên tướng tiên phong của Toa Đô vung gươm hô quân tiếp chiến. Chúng còn đang lúng túng thì thuyền của Hoài Văn đã lướt tới gần, một mũi dao nhọn ném sang, cắm phập vào ngực tên tướng giặc. Nó đổ xuống như một thân cây bị bật rễ, đầu vập vào mạn thuyền, chết không kịp ngáp. Hàng chiến thuyền đầu lùi lại. Nổi lên những tiếng thét, tiếng hô, lẫn với những tiếng rên la của bọn lính Nguyên đ ang cơn sốt rét. Hoài Văn quát to:

    – Tao không thèm giết chúng mày là những đứa vô danh tiểu tốt. Gọi thằng Toa Đô ra đây cho tao hỏi tội.

    Toa Đô đùng đùng nổi giận, quát tháo ầm ĩ:

    – Mấy thằng nhãi con, vài cái thuyền nát, quân tướng nhà Trần thế kia, chúng mày đã không biết nhục còn vác mặt ra đây mua lấy cái chết hay sao?

    Chiến thuyền của Toa Đô không tròng trành nghiêng ngả đè sóng tiến lên. Cánh buồm gấm như lá cờ đại, dài như phướn, vẽ những hình quái đản như bùa mê. Toa Đô đứng giữa mũi thuyền, hai bên là một lũ tướng hậu vệ, kiếm kích sáng lòe. Đứa nào cũng áo lông, mũ dạ, trông mà phát sốt người lên. Chúng thở hổn hển, trán vã mồ hôi. Hoài Văn nghĩ bụng: “Chốc nữa nắng lên, chúng mày còn chết, ông bảo trước”.

    Hoài Văn truyền lệnh cho quân sĩ:

    – Thằng Toa Đô đấy. Bắn cho nó một loạt phủ đầu!

    Sáu trăm gã hào kiệt dạ ầm ầm. Hàng trăm mũi tên bay sang, chĩa thẳng vào Toa Đô. Lũ tướng hộ vệ giơ mộc lên đỡ, tên rơi lả tả xuống nước. Toa Đô đứng sừng sững trên mũi thuyền. Mặt Toa Đô to như một cái thớt, nước da đỏ kệch như gạch nung. Gò má cao, nhô ra ngang với mang tai. Mắt dài, sắc như lưỡi mác. Đầu Toa Đô đội một mũ sắt, đỉnh mũ uốn như cuốn thư. Một tay đeo mộc, một tay mang một chuỳ sắt, cán dài gấp đôi cây giáo của Hoài Văn. Quả chuỳ hình đầu sư tử, tua tủa những đinh sắt như bàn chông. Quả chuỳ nặng hàng trăm cân ấy, Toa Đô cầm nhẹ nhàng, như người ta cầm một cái gậy tre. Viên thượng tướng nhà Nguyên uy phong lẫm liệt, nhíu đôi lông mày rậm như chổi sể, gầm lên như sấm:

    – Thằng nhãi kia, muốn vuốt râu hùm! Tao thương mày còn trẻ, nhưng mày giết tướng tiên phong của tao, tao phải xé xác mày như xé xác con dê, con cừu!

    Chiến thuyền của Toa Đô đã sấn tới gần thuyền Hoài Văn làm cho cái thuyền nhỏ tròng trành. Trời đất bỗng tối sầm. Quả chuỳ giáng xuống đầu Hoài Văn như sét đánh. Hoài Văn múa giáo, gạt được quả chuỳ, nhưng đầu Hoài Văn choáng váng, hai chân loạng choạng, và cả cái thuyền suýt nữa lật nhào. Người tướng già vừa cho thuyền quay mũi lùi xa, thì quả chuỳ thứ hai bổ xuống. Toa Đô đứng hiên ngang trên mũi thuyền, phất cờ cho đoàn thuyền đi sau tiến lên đuổi đánh Hoài Văn Hầu. Toa Đô cười khanh khách:

    – Đúng là điềm mất nước của họ Trần. Chúng nó không còn người, nên phải dùng đến một thằng oắt con và một thằng già sắp chết!

    Hoài Văn vuốt mồ hôi trán. Nhìn cán giáo của mình cong lại, Hoài Văn nói:

    – Nó khoẻ thật, nhưng chẳng đáng sợ. Chốc nữa nó sẽ biết tay ta.

    Đoàn thuyền của Quốc Toản chạy như gió. Chiến thuyền của Toa Đô hùng hổ đuổi theo. Tiếng hò át cả tiếng sóng vỗ ầm ầm. Toa Đô đuổi nhanh thì Hoài Văn cũng chạy nhanh. Toa Đô đi chậm lại thì Hoài Văn cũng cho chèo thuyền đủng đỉnh, và khua chiêng đánh trống ầm ĩ. Thỉnh thoảng lại bắn tên sang giết vài mươi tên giặc. Nắng đã chang chang. Khí trời mỗi lúc một oi ả, khó thở. Toa Đô nóng đến điên người, bừng bừng nổi giận. Hoài Văn thấy hàng ngũ quân Nguyên rối loạn. Chúng tranh nhau uống nước. Nhiều đứa cởi cả quần áo, khoả tay chân xuống nước. Những mái chèo đã kém bề nhanh nhẹn. Toa Đô đuổi Hoài Văn được hơn một dặm đường, thì bỗng có một tiếng pháo lệnh nổ vang. Đoàn quân của viên tướng trẻ quay mũi lại, hiên ngang chờ quân Nguyên. Lá cờ “Phá cường địch báo hoàng ân” tung bay ngạo nghễ trên mũi thuyền, như chọc vào mắt Toa Đô đã nhức nhói vì ánh sáng chói loà của mặt trời, lại cay xót vì mồ hôi chảy túa. Từ trên thượng lưu, một đoàn chiến thuyền lớn rầm rộ kéo xuống. Chiêng trống vang trời dậy đất. Giữa một rừng cờ rực rỡ, nổi lên cao cao một lá cờ dựng trên một chiến thuyền chỉ huy. Lá cờ để lộ bốn chữ: “Chiêu Văn Vương Trần”. Đoàn chiến thuyền lớn ấy đã hợp với đoàn thuyền của Toa Đô. Chỉ trong nháy mắt, chiến thuyền của hai bên đã lẫn vào nhau. Gươm giáo va nhau chan chát, toé lên những luồng chớp lửa, làm chói chang thêm ánh nắng hè gay gắt. Tiếng kêu “Sát Thát” vang vang.

    Mũi thuyền của Hoài Văn Hầu đã kề vào mũi chiến thuyền của Toa Đô. Hoài Văn thét lớn:

    – Toa Đô! Bây giờ thì tao hoá kiếp cho mày!

    Cầm ngọn giáo mới thay, Hoài Văn dùng hết sức mình đâm thẳng vào mặt Toa Đô. Bọn tướng hộ vệ của Toa Đô xúm lại, nắm lấy cán giáo. Hàng chục chiến thuyền của đoàn quân trẻ tuổi nhao nhao vây quanh Toa Đô, kẻ vung gươm, người lao giáo. Toa Đô vung quả chuỳ đập túi bụi. Một chân của Toa Đô đạp vào mũi thuyền của Hoài Văn xoay như chong chóng. Tiếng reo hò man rợ của quân Nguyên nổi lên.

    Chiến thuyền của Toa Đô xông xáo khắp nơi. Ngọn chuỳ vung tới đâu là từng mảng người đổ xuống. Hoài Văn nói với người tướng già:

    – Hai lần ta không đánh được nó rồi? Làm thế nào? Không giết được thằng ấy, mình còn tai hại.

    Người tướng già bảo:

    – Quân nó xem chừng đã mệt. Trời nắng gắt, nó uể oải lắm rồi. Đợi lát nữa, Toa Đô kiệt sức, đánh là ăn chắc.

    – Phải triệt ngọn chuỳ của nó. Nó lợi hại là ở ngọn chuỳ.

    Cửa Hàm Tử bát ngát mênh mông trở nên hỗn độn, chật ních những thuyền ngang thuyền dọc, xô nhau, đuổi nhau, tản ra, tụ lại. Hàng chuỗi người lăn xuống nước. Nước sông đỏ ngầu ngầu. Tiếng chiêng trống, tiếng quát tháo, tiếng kêu rên hoà thành một thứ âm thanh kinh khủng. Cuộc hỗn chiến giữa hai đoàn chiến thuyền mỗi lúc một thêm quyết liệt.

    * * *
    Toa Đô vẫn vung quả chuỳ tả xung hữu đột. Toa Đô xông vào cứu một chiến thuyền quân Nguyên đang bị Hoài Văn Hầu vây hãm. Hoài Văn liếc nhìn Toa Đô, đoán là tên tướng giặc đã đuối sức rồi. Mồ hôi chảy ròng ròng như suối trên cái mặt to kệch, chiến bào ướt đẫm. Miệng Toa Đô há hốc. Toa Đô thở hồng hộc. Quả chuỳ vẫn vung lên và đập xuống, nhưng không mạnh như gió như bão nữa. Mắt Toa Đô mở tròn xoe, đôi lông mày chổi sể nhíu lại. Toa Đô gầm lên như muốn nuốt trửng lấy Hoài Văn. Chiến thuyền của Toa Đô lao thẳng tới. Thuyền của Hoài Văn né sang một bên, chạy lướt như gió. Đoàn thuyền của Hoài Văn cũng tản ra.Cứu được chiến thuyền bị vây đánh, Toa Đô đắc chí cười khanh khách.


    Thuyền của Hoài Văn lướt như gió. Tới đuôi chiến thuyền của Toa Đô, Hoài Văn quay mũi thuyền mình lại, nhảy phắt lên thuyền giặc. Người tướng già và hơn một chục chiến sĩ cũng nhảy lên theo. Quân giặc chạy tán loạn trước mũi giáo của Hoài Văn. Toa Đô đang mải đánh đằng mũi, bỗng nghe thấy đằng sau lưng tiếng quân mình kêu khóc. Toa Đô giật mình quay lại, chưa kịp kêu, thì Quốc Toản đã bay tới. Từ trên mui thuyền nhảy xuống, dùng hết sức bình sinh, Hoài Văn đá phốc vào cái bàn tay hộ pháp mang quả chuỳ đáng sợ. Ngọn chuỳ văng lên cao, rơi xuống sông, nước bắn lên tung toé. Quan quân ở các chiến thuyền xung quanh cất tiếng reo mừng. Nhưng mất thăng bằng, Hoài Văn đã ngã xuống. Toa Đô tiếc ngọn chuỳ, gầm lên như con thú dữ, tuốt gươm chém Hoài Văn đang lồm ngồm bò dậy. Lưỡi gươm loé chớp. Người tướng già hét lên một tiếng, lao tới ôm lấy Hoài Văn. Lưỡi gươm chém phập xả vào vai người tướng già. Các chiến sĩ của Hoài Văn ào ào nhảy tới…

    Vừa lúc ấy, một tiếng pháo lệnh nổ vang. Từ một nhánh sông, một đoàn chiến thuyền lớn kéo ra cửa Hàm Tử, dàn thành một thế trận uy phong và tề chỉnh. Trên chiến thuyền đi đầu, phấp phới một lá cờ to đề ba chữ: “Tống Triệu Trung”.

    Tiếng loa vang lên, toàn là giọng nói bắc phương quen thuộc. Trông thấy bóng quân Tống, Toa Đô giật mình, hoang mang không hiểu tại sao. Bị các chiến sĩ của Hoài Văn đánh túi bụi, Toa Đô đành phải nhảy sang một thuyền khác. Tiếng loa dõng dạc từ thuyền quân Tống như rót vào tai quân giặc:

    – Bớ Toa Đô, nay nhà Tống chúng tao đã lấy lại được nước. Thằng Hốt Tất Liệt của chúng mày đã bị bêu đầu. Ta là đại tướng Triệu Trung, vâng lệnh Hoàng đế nhà Tống, sang đây giúp nước Nam hỏi tội chúng mày. Quân của ta là quân nhân nghĩa, chỉ cốt bắt Thoát Hoan. Còn chúng mày sớm biết tội đầu hàng thì được toàn tính mạng. Nhược bằng chống cự thiên uy thì chúng mày sẽ thành lũ quỷ không đầu, khi ấy đừng trách ta không bảo trước.

    Chân tay Toa Đô run rẩy, mồ hôi toát ra như tắm. Thế trận của quân nhà Tống mở ra. Triệu Trung, oai phong lẫm liệt, phất lá cờ lệnh cho chiến thuyền xung trận. Giáp trụ của Triệu Trung sáng ngời, tướng sĩ đứng hộ vệ hai bên cũng giáp trụ sáng ngời. Đứng sau Triệu Trung là một lực sĩ mang một quả chuỳ lớn như quả chuỳ của Toa Đô. Theo sau chiến thuyền của Triệu Trung không biết cơ man nào là chiến thuyền mang hiệu nhà Tống. Từ tướng đến quân mặc gấm vóc, sang trọng như trong những ngày lễ lớn, đúng là cái khí thế của những người thắng trận.

    Quân Nguyên kêu khóc như ri:

    – Nhà Tống lấy lại được nước rồi!

    – Chúng ta không còn đất để chôn thây nữa!

    – Quân nhà Trần, ta còn chưa làm gì nổi, lại thêm quân Tống sang giúp, ta có đánh cũng chỉ mua lấy cái nhục mà thôi!

    Quân Triệu Trung đã quen với lối đánh của quân Nguyên, tiến quân một cách thành thạo vững vàng. Vừa mới xung trận, họ đã cướp luôn được một chiến thuyền của Toa Đô. Quân giặc ở các đội chiến thuyền khác càng thêm hoang mang, nhớn nhác, kẻ chạy dạt về đằng sau, kẻ chui xuống khoang thuyền, kẻ quăng võ khí, kẻ lao xuống sông, kẻ nhảy sang thuyền khác… Tiếng kêu rống như bò, như dê bị cắt tiết. Hàng ngũ quân Nguyên rối loạn. Toa Đô thét đã khản cả tiếng. Nhưng lệnh của Toa Đô không có ai nghe.

    Đại đội chiến thuyền của Chiêu Văn Vương ầm ầm đánh đuổi quân Toa Đô rút chạy. Tiếng trống, tiếng chiêng chấn động trời đất. Đứng trên mũi chiến thuyền của mình, Chiêu Văn Vương một tay phất cờ lệnh, một tay thúc trống điều khiển quan quân. Tiếng loa của Chiêu Văn Vương dõng dạc truyền đi:

    – Tướng sĩ hãy một lòng quyết chiến, để rửa mối thù mang nặng từ bấy lâu nay. Quan gia mong đợi, Quốc công trông ngóng. Các ngươi hãy cùng ta nỗ lực, diệt hết quân Toa Đô, ca khúc khải hoàn, để tiếng thơm ghi mãi trong sử sách. Quân Tống đã sang giúp ta, đó là cơ hội ngàn năm có một. Quân Tống và giặc Thát ăn mặc giống nhau, các ngươi chớ lầm lẫn bạn thù, cùng quân Tống xông vào giết kẻ thù chung…

    Quan quân dạ ran, lăn xả vào các chiến thuyền giặc. Tiếng loa vẫn cất lên vang lừng:

    – Bớ quân Thát! Chúng bay quay về thì không còn đất, ở đây thì cái thế bại của chúng bay đã rõ rành rành. Hãy nghe ta, bỏ giáo đầu hàng, ta sẽ thể theo đức hiếu sinh của Thượng đế mà tha cho làm phúc. Những ai là dân nhà Tống bị quân Thát bắt ép sang đây, hãy quay giáo lại, đánh kẻ quốc thù lập công chuộc tội, thì còn có ngày trở về quê hương sum họp gia đình…

    Quân Toa Đô hỗn độn càng thêm hỗn độn. Triệu Trung đi đến đâu thì những người Tống theo quân Nguyên nhảy xô ra hàng, reo hò như vừa thoát nạn. Nhiều chiến thuyền của quân Toa Đô không chạy được, vì không còn người chèo, người lái. Trong khoang các chiến thuyền của giặc, cảnh tượng thật là bi đát. Ở đây nóng như luộc, hơi người nồng nặc. Sàn thuyền nhầy nhụa cứt đái và những bãi nôn mửa lõng bõng. Người nằm la liệt, chồng chất lên nhau, kẻ ốm lẫn với người hấp hối, người bị thương gục lên xác chết, bọn đang lên cơn sốt rét rên khừ khừ nằm bên những người thổ tả đang lả đi sau một cơn nôn tháo. Trên mũi thuyền vọng xuống những tiếng kêu thê thảm. Lũ người ốm ngất đi trong hoảng sợ. Máu ở trên mui, ở hai mũi thuyền đổ xuống như tháo nước, tưới lên những đám người đang chết ấy. Quân giặc chạy cả xuống khoang thuyền ẩn nấp, mặt cắt không còn hột máu, lưỡi cứng lại không nói lên lời. Chúng ôm mặt khóc rưng rức.

    Trên cửa Hàm Tử, vẫn nổi lên tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo của quân nhà Trần và quân Tống ầm ầm như có muôn vạn con người. Nhiều chiến thuyền của Toa Đô đã cắm cờ hiệu nhà Trần. Nhiều đám cháy bốc lên trên chiến thuyền này, chiến thuyền khác của giặc. Mặt sông ngổn ngang những xác thuyền vỡ, những lá cờ, những cán giáo, những khiên, những mộc, những vành cung, những bao tên của quân Nguyên. Mặt nước Hàm Tử đỏ một cách khủng khiếp dưới ánh nắng hè loá mắt.

    Toa Đô dẫn một đoàn chiến thuyền còn sót lại, quay mũi xuôi xuống hạ lưu ra biển…

    Lại nói về Hoài Văn Hầu sau khi được người tướng già cứu thoát. Trên chiến thuyền mà Toa Đô đã bỏ đấy để chạy sang thuyền khác, quân Nguyên sụp xuống lạy Hoài Văn xin hàng. Những khí giới chúng nộp chất đống trước mặt Hoài Văn. Hoài Văn chẳng buồn nhìn bọn giặc. Hoài Văn ôm lấy người tướng già, lòng Hoài Văn đau như cắt. Cánh tay phải của người tướng già bị chém đã lìa khỏi vai, máu chảy lênh láng. Chòm râu bạc cũng nhuốm máu hồng loang lổ. Máu thấm vào chiến bào của Hoài Văn. Quốc Toản lấy gươm cắt vạt áo bào buộc vết thương mà một người lính đã rịt bằng thuốc Mán. Hoài Văn nhìn người tướng già, mặt chàng buồn rượi. Nhưng người tướng già mỉm cười, khẽ nhấc cánh tay trái, chỉ đoàn thuyền của Toa Đô đang hốt hoảng chạy xuôi. Đoàn chiến thuyền ấy va vào nhau, cái nghiêng, cái lật, cái đang chìm, cột buồm xiêu vẹo, cánh buồm rách tả tơi. Người tướng già nói:

    – Vương tử đừng lắng đắng vì tôi nữa. Đi mà đuổi Toa Đô không nó chạy mất.

    Hoài Văn nói:

    – Ta nhờ ông dạy dỗ nên mới có ngày nay, lại chính nhờ có ông mà hôm nay ta thoát chết, ta bỏ ông đây sao được?

    – Vương tử không nên theo thói thường tình. Đi đi, mặc tôi ở đây. Toa Đô nó chạy mất kia kìa. Vương tử mà cứ dùng dằng mãi thì con dao đây, tôi xin kết liễu đời tôi cho rảnh…

    Hoài Văn giằng lấy con dao. Người tướng già nói:

    – Để một anh em trông nom tôi. Còn vương tử phải đi mới được. Đi mà lấy đầu Toa Đô!

    Hoài Văn cử một số chiến sĩ đưa người tướng già lên một cái làng gần đấy, rồi xuống thuyền của mình, kéo quân đi đuổi Toa Đô. Đoàn chiến thuyền của Toa Đô đã chạy xa. Quốc Toản giục quân đuổi riết, khó nhọc lắm mới lách được qua những mảng thuyền giặc ngổn ngang, những đám cháy bừng bừng, những cột buồm, những ván thuyền nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

    Toa Đô đang chạy xuôi bỗng lại giật mình kêu khổ. Một tiếng pháo lệnh nổ vang. Một đoàn chiến thuyền hùng dũng đã chặn kín khúc sông, con chim sẻ không bay lọt được. Đoàn chiến thuyền này mang cờ hiệu của tướng quân Nguyễn Khoái. Đứng trên mũi chiến thuyền chỉ huy, Nguyễn Khoái chống một thanh đao lớn thét to:

    – Lên Thăng Long không có lối, ra bể không còn đường. Bốn bề là thiên la địa võng. Toa Đô mày chạy đi đâu?

    Toa Đô hô đám tàn quân:

    – Đằng sau chúng nó đuổi. Trước mặt chúng nó chặn đường. Liều chết mà phá vòng vây may ra còn sống.

    Một tay mộc, một tay giáo, Toa Đô xông thẳng tới trước thuyền của Nguyễn Khoái, mặc cho tên bắn chung quanh. Nguyễn Khoái cũng thúc thuyền nghênh chiến, thanh đao lớn của tướng quân bổ xuống đầu Toa Đô như trời giáng. Kẻ giáo, người đao, hai người đánh nhau dữ dội, võ khí chạm vào nhau choang choang. Toa Đô vừa đánh vừa thở hồng hộc, ngọn giáo của Toa Đô mỗi lúc một vụng về. Toa Đô chỉ còn ra sức chống đỡ. Đại đội chiến thuyền của Chiêu Văn Vương lại vừa ập tới. Hoài Văn đi trước, lá cờ sáu chữ phấp phới đầu thuyền. Toa Đô hốt hoảng, nhảy sang một chiến thuyền khác chạy trốn. Trống chiêng chấn động, bốn mặt là quân sĩ nhà Trần. Quân Nguyên bạt vía kinh hồn, đứa quăng võ khí quỳ hàng, đứa nhảy xuống nước, liều chết bơi vào bờ. Toa Đô cũng nhào xuống nước. Hoài Văn đang đuổi Toa Đô, định nhảy theo để bắt tên tướng giặc. Nguyễn Khoái nói to:

    – Khoan đã. Hãy xem Nguyễn Khoái bắn Toa Đô đây này.

    Nguyễn Khoái giương cung. Toa Đô vừa ngoi lên bờ thì mũi tên của tướng quân cũng vừa bắn tới. Mũi tên tài tình trúng giữa lưng Toa Đô. Viên hổ tướng nhà Nguyên kêu rống, đeo tên cắm đầu cắm cổ chạy. Toa Đô lảo đảo, nhổm lên rồi lại ngã, ngã xuống lại cố đứng lên.

    Chiêu Văn Vương xuống lệnh cho Hoài Văn Hầu dẫn quân lên bộ đuổi Toa Đô.

    Từ khắp các làng mạc xung quanh, trai tráng đã nhận được mật lệnh của Chiêu Văn Vương từ trước, vác gậy gộc ra giúp quan quân đánh giặc. Những ông già, bà lão thì dắt trâu, dắt bò, gánh lợn, gánh gạo ra sông mừng chiến thắng. Lẫn trong đám đông dân chúng, có cả mẹ già của Hoài Văn.

    Phu nhân lánh nạn về đây, ngày đêm mong ngóng tin tức của đứa con đi xa dẹp giặc. Bà được nghe người ta đồn rằng ở cửa ải trên cõi biên thuỳ, có một người tướng rất trẻ mang một lá cờ đỏ đề sáu chữ vàng. Trông thấy lá cờ là quân giặc khiếp oai. Phu nhân nửa tin, nửa ngờ, không biết có thật đấy là con trai mình không. Hôm nay, phu nhân lại nghe thấy nói ở cửa Hàm Tử có đánh nhau to, và dưới trướng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có một thiếu niên anh hùng. Người tướng trẻ ấy cũng mang lá cờ sáu chữ, và xông vào giữa hàng trăm chiến thuyền của giặc như vào chỗ không người. Và lòng phu nhân rạo rực.

    Người mẹ theo bà con ra tận cửa sông, trước để mừng quan quân, sau để xem người tướng trẻ. Chắc chắn đấy là con ta thôi. Lá cờ ấy chính ta đã may cho nó. Nhưng sao con ta lại chóng giỏi giang đến thế? Nghĩ như vậy thì phu nhân lại chẳng dám tin người có lá cờ sáu chữ kia là con mình.

    Phu nhân chống gậy lò dò bước. Bỗng nghe thấy có những tiếng reo mừng của bà con. Người ta kháo nhau, người ta chỉ trỏ một lá cờ từ bờ sông bay tới. Có người kêu:

    – Lá cờ đỏ có sáu chữ vàng.

    Người mẹ nghẹn ngào, nhìn theo những ngón tay chỉ trỏ. Lá cờ lấp lánh trong ánh hoàng hôn. Phu nhân mở to mắt để nhìn. Phu nhân giụi mắt, rồi lại nhìn, rồi lại giụi. Bên tai bà, có tiếng ai đọc to:

    – Phá cường địch, báo hoàng ân…

    – Đến gần lắm rồi! Chữ đẹp mà người thêu cũng khéo.

    – Ông tướng ấy là ai?

    – Nghe đâu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

    Người mẹ ứa nước mắt vì vui sướng. Nhưng lòng người mẹ thổn thức. Người mẹ không nói nên lời. Phu nhân chỉ thấy loa loá một lá cờ đỏ. Và phu nhân cố chạy theo bà con để đến gần lá cờ mà xem cho rõ. Nhưng lá cờ đã rẽ đi đường khác. Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ. Mệt quá, người mẹ ngồi bệt xuống bờ đê.

    Hoài Văn Hầu dẫn sáu trăm gã hào kiệt ầm ầm đi đuổi Toa Đô đang chạy tháo thân ra bể. Lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi. Dưới lá cờ bay cao, gươm giáo tua tủa như hàng rào, nghiêng nghiêng trong bụi mù, nhoà dần trong bóng chiều đổ xuống.

    Qua rừng, qua núi, qua đèo, qua sông, lá cờ sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên…
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...