La bàn có từ bao giờ?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Phan Kim Tiên, 7 Tháng mười một 2022.

  1. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,080
    La bàn có từ bao giờ?

    [​IMG]


    Đôi lúc đi cắm trại cùng trường hoặc tham gia các buổi dã ngoại trong rừng, thầy cô thường nhắc tới một thứ gọi là la bàn. Thế các bạn biết la bàn có từ bao giờ không?

    Chúng ta thử dạo một vòng về quá khứ để tìm hiểu xem lai lịch của nó nhé!

    Đầu tiên là Trung Hoa xa xôi.

    La bàn là một loại thiết bị dùng để xác định phương hướng. Đây là một trong bốn phát minh lớn của nền khoa học cổ đại Trung Quốc. Nhưng về thân thế của nó thì cho đến nay vẫn là điều bí ẩn.

    Người Trung Quốc đã sớm phát hiện được loại sắt có từ tính chỉ về cực Bắc Nam của trái đất. Thời Chiến Quốc, người ta đã biết dùng sắt có từ tính để làm ra dụng cụ chỉ phương hướng gọi là tư nam.

    Trong sách "Hàn Phi tử Hữu độ thiên" có viết:

    ".. Tiên vương lập tư nam để định phương hướng."

    Trong sách "Quỷ cốc tử - Mưu thiên" cũng ghi: Người nước Trịnh đi khắp nơi tìm ngọc, mang theo tư nam để không mất phương hướng. Tư nam là đá từ tính thiên nhiên được mài nhẫn thành hình cái muôi, đáy tròn, đặt trên cái đĩa nhẵn có khắc 24 phương, cán muôi chỉ về hướng nam.

    [​IMG]

    Vương Sung thời Đông Hán đã viết trong cuốn "Luận hằng - Thị ứng thiên" rằng: "Cái muôi của tư nam, để xuống đất thì chỉ về hướng nam".

    Vậy, tư nam là dụng cụ từ tính chỉ nam sớm nhất, có thể coi là tổ tiên của la bàn.

    Song có người lại cho rằng từ tính của đá từ không mạnh. Trong quá trình mài thành tư nam, do bị va đập nên mất đi từ tính, rồi lại thêm lực cản bởi ma sát khi chuyển động trên đĩa nên khó đạt được hiệu quả chỉ nam. Và vì sao lại phải làm thành hình cái muôi mà không làm thành một hình dạng giản đơn hơn? Từ đó, có một quan điểm cho rằng chính "cá chỉ nam" mới là tiền thân của la bàn.

    Phái này cho rằng: Ghi chép sớm nhất về dụng cụ chỉ nam có từ tính mà hiện nay biết được là "cá chỉ nam". Trong cuốn 15 của bộ sách "Vũ kinh tổng yếu" của Tăng Công Lượng thời Tống ghi cách làm cá chỉ nam là:

    "Lấy sắt mỏng cắt thành hình con cá dài hai tấc, rộng năm phân, đầu đuôi nhọn.." Những ghi chép trong sách đó khá phong phú và hợp với khoa học. Sự sáng tạo của phương pháp từ hóa nhân tạo là sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của từ học và địa từ học, nó mở đường cho việc phát minh ra la bàn.

    [​IMG]

    Ban đầu, cá chỉ nam chỉ là một thiết bị đơn giản cho binh sĩ dùng để phân biệt phương hướng khi phải chiến đấu ban đêm. Sau khi cải tạo thành la bàn vào thế kỷ 11, nó mới được dùng trong hàng hải. Từ đó trở đi: "Thuyền trưởng muốn nhận biết phương hướng, đêm thì nhìn sao, ngày nhìn mặt trời, trời âm u thì quan sát la bàn" (Chu Hoặc "Bình Châu khả đàm"). Cho nên "Vũ kinh tổng yếu" được xem là tư liệu quan trọng khi nghiên cứu lịch sử việc phát minh ra la bàn.

    Hai quan điểm trên đây đều có lý lẽ của riêng mình nhưng quan điểm thứ nhất được nhiều người tán đồng hơn. Song từ nam hay cá chỉ nam đều chỉ là tiền thân của la bàn, không hoàn toàn đã xác định chắc chắn. Hiện nay, những ghi chép sớm nhất về la bàn chỉ có một số tài liệu sau:

    Tông Khánh Lịch nguyên niên Bắc Tống (năm 1041) có ghi Trong "Doanh nguyên tổng lục" quyển một, thời Nhân thép về "Bính ngọ châm" (tức kim bính ngọ). Tuy không nói rõ là đoán định đó là kim từ tính, chứng tỏ lúc bấy giờ đã có sự lắp ráp giữa kim từ và la bàn để làm dụng cụ định phương hướng.

    "Mộng khê bút đàm" quyển 24 nêu rõ la bàn là do nhà phong thuỷ họ Phương phát minh ra, đồng thời kể ra bốn cách sử dụng la bàn: Để nổi trên nước, để trên móng tay, để trên mắt cá chân, treo bằng sợi tơ. Ông còn phân tích mặt mạnh và khiếm khuyết của từng phương pháp, khiến cho người đọc có thể hiểu khá rõ ràng về la bàn. Tui

    Tài liệu trên đây cho thấy, từ thế kỷ 11, la bàn đã được sử dụng khá thuần thục và có nhiều phương pháp lắp đặt. Nếu coi thời gian phát minh ra la bàn là từ thế kỷ 10, tức thời cuối đời Đường và Ngũ Đại, cũng không phải là không có căn cứ. Vương Triệu Khanh (cuối thế kỷ 10) từng lưu lại câu thơ "Hư nguy chỉ gian châm lộ minh" trong tác phẩm "Cổ kim đồ thư tập thành" quyển 655. Trong cuốn "Cửu Thiên huyền nữ thanh nang hải giác kinh" (Khuyết danh) khoảng năm 900, cũng viết: "Kim chi tượng chiêm, dĩ chính châm thiên bàn, cách long dĩ phùng châm địa bàn". "Châm lộ", "chính châm", "phùng châm" có khả năng là thuật ngữ dùng để chỉ việc kim chỉ nam ráp vào la bàn định hướng.

    La bàn được phát minh từ bao giờ, tiền thân của nó là vật gì? Muốn có câu trả lời chính xác, chúng ta còn phải nghiên cứu và tìm ra những bằng chứng thật thuyết phục.

    Bài viết được nghiên cứu, tìm hiểu từ nhiều tư liệu.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...