Kỳ tích ba anh lính giải phóng tóm gọn bộ chỉ huy quân đoàn địch

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Trang NEU, 15 Tháng sáu 2021.

  1. Thùy Trang NEU Maris

    Bài viết:
    4
    Có những điều bạn tưởng chừng như không thể xảy ra. Bạn nghĩ để làm được một điều gì vĩ đại chắc hẳn bạn cần một sức mạnh to lớn và điều nhỏ bé chắc hẳn sẽ thất bại. Nhưng hôm nay tôi sẽ cùng bạn quay lại quá khứ của những cuộc chiến tranh khốc liệt bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu đó trong trái tim nhiệt huyết, dũng cảm của ba chiến sĩ của chúng ta.

    Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ dân mà ra, vì dân mà phục vụ hết mình, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ "độc lập tự do của Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của t. Nhân dân". Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, đội quân chủ lực được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Ngay khi mới được thành lập, Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng với tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng chống lại lũ giặc tàn ác quân đội ta đã sớm phát huy được truyền thống chống giặc ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc và chính nghĩa nhất định sẽ thắng được những âm mưu xấu xa của địch. Quay trở lại quá khứ nếu đặt bạn trong tình huống hai hay ba người lính có thể tóm một bộ đội chỉ huy quân đội địch có sức mạnh hơn gấp rất nhiều lần liệu bạn có tin. Nhưng ba anh lính của chúng ta dưới đây lại đã làm được điều tưởng như không chừng đó.

    Trong những ngày tháng tư lịch sử, sở chỉ huy Sư đoàn (Sư đoàn 3 Sao Vàng), đang theo dõi sát diễn biến chiến đấu trên toàn tỉnh. Các đơn vị liên tiếp báo cáo đã bắt được nhiều tên sĩ quan cấp tá và cấp úy, nhưng chưa thấy đơn vị nào báo cáo bắt được bọn chỉ huy Quân đoàn 3 (Ngụy) và những tên chỉ huy cao cấp khác. Nếu như còn để chúng tồn tại trên đất nước của chúng ta thêm một ngày nào đó thì Đất nước của chúng ta sẽ càng nguy hiểm ngày đó. Chúng giống như những con rắn độc đang ẩn náu và chờ cơ hội thoát thân để thực hiện âm mưu tấn công đất nước ta một lần nữa.

    Quân giải phóng nhận định, địch không thể rút bằng đường không, vì ngay từ đầu sân bay đã bị pháo binh ta khống chế. Còn đường biển thì bị mũi vu hồi của trung đoàn 141 và phân đội xe tăng chặn lại. Đám tàu chiến địch mon men vào bờ, đều bị quân ta đánh hất ngược ra ngoài biển.

    Hơn nữa, địch cũng không thể kịp rút chạy về phía nam, vì Đại đội 3, Tiểu đoàn 3 đã chốt chặn đường về hướng nam. Bộ tư lệnh Sư đoàn nhận định bọn chỉ huy quân đoàn, các lữ đoàn, trung đoàn địch vẫn còn trốn chạy đâu đó trong địa phận tỉnh Ninh Thuận và ra lệnh cho các đơn vị truy lùng ở Bưu Sơn, An Phước bằng mọi cách phải tóm gọn được chúng.

    Trưa hôm đó địch ném bom Thuộc Chàm, một thị trấn lớn nằm ở khoảng giữa sân bay Thành Sơn và Phan Rang. Sư đoàn đặt một dấu hỏi tại sao chúng lại ném bom xuống khu dân cư đông đúc đó? Buổi chiều, một tốp trực thăng xuất hiện. Chúng bay rất cao dọc theo bờ biển rồi mất hút. Liệu có phải chúng đang dò tìm tung tích bọn chỉ huy cao cấp hay không?

    Vào 17h, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2 hành quân đến thôn Mỹ Đức, cách khu vực địch ném bom mười ki-lô-mét. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Xích từ sở chỉ huy trung đoàn chạy về ra lệnh cho đại đội 3 ra chiếm lĩnh ngay. Mọi người chỉ được phổ biến tóm tắt: Buổi chiều, có hai em bé chăn bò bị bắt giữ ở vườn mía. Dân đi tìm và báo cho biết có một toán địch rất đông từ Thành Sơn chạy về cụm lại ở đó. Có thể đây là bọn chỉ huy mà sư đoàn đang truy tìm. Vì vậy, đại đội 3 phải bao vây thật chặt, không cho chúng chạy thoát.

    Trời tối, địa hình rộng, tổ chiến đấu của Phó trung đội trưởng Loan có Tiểu đội trưởng Mưu và xạ thủ B40 Quân được giao nhiệm vụ "nhét nút" ở phía sau. 19 giờ, từ hướng đông-bắc, tiếng chính trị viên Long vang lên dõng dạc kêu gọi địch đầu hàng. Im lặng, Long lại gọi tiếp. Vẫn im lặng. Không chờ đợi được nữa, đại đội trưởng Thắng ra lệnh nổ súng. Nghe tiếng súng đại liên nổ giòn, khẩu cao xạ 37 bố trí ở một quả đồi gần đó cũng chúc nòng, xả một loạt đạn dài, trong bóng đêm mờ nhạt, những viên đạn 37 đỏ lừ bám đuôi nhau chụp xuống khu vườn mía. Đội hình địch vỡ ra từng mảng, chúng kêu thét, xin ta dừng bắn để ra hàng. Các chiến sĩ dùng đèn pin làm tín hiệu chỉ hướng an toàn cho bọn giặc. Hàng trăm tên nối nhau bước đi run rẩy. Nhiều thằng sụt sịt khóc. Súng, lựu đạn chúng bỏ lại từng đống trong vườn mía.

    Khi những loạt đạn 37 nổ chát chúa ở khu vườn mía, bọn giặc ở hướng tổ của Loan định lợi dụng con mương cạn để thoát ra ngoài. Nghe tiếng chúng bước lép nhép trên bùn, Loan biết bọn này khá đông. Quay lại báo đơn vị thì không kịp mà với ba người thì bắt không xuể. Loan nghĩ phải dùng mẹo. Anh bàn với Mưu và Quân rồi bất ngờ hô lớn:

    - Hàng sống, chống chết. Các anh bị bao vây rồi! Tiếng động dưới lòng máng im bặt.

    - Các trung đội B. 40, B. 41 chuẩn bị. - Loan hô tiếp, giọng gay gắt.

    - Đừng bắn, để bọn tui lên! Tụi tui xin hàng. Từ dưới lòng mương, bọn giặc bám nhau leo lên bờ. Mưu đếm một, hai, ba, mười, mười lăm, ba mươi, bảy mươi tên đứng chen chúc trên bờ mương. Trong khi đó tổ chỉ có ba người. Loan bỗng chú ý đến một tên cao trội hẳn lên. Anh nhìn kỹ đoán là một tên Mỹ, Loan quát:

    - Ở dưới mương còn không?

    - Dạ hết. Tên Mỹ đáp tiếng Việt gọn lỏn. Loan chưng hửng. Anh tiếp tục nghi binh, ra lệnh cho Quân và Mưu dẫn bọn địch về, còn mình và "các trung đội ở lại tiếp tục tảo trừ."

    Lát sau, không gian trở lại yên lặng. Có tiếng xe chạy trên đường nhựa. Loan nằm đợi Mưu và Quân, lòng dạ bồn chồn. Anh biết dưới mương chưa hết địch. Nhưng vì chỉ còn lại một mình nên chưa biết hành động ra sao. Giữa lúc Loan còn đang tính toán thì dưới lòng mương lại có tiếng động. Không do dự, Loan rút chốt lựu đạn thả xuống. Bọn giặc hốt hoảng xin hàng. Chúng lóp ngóp bước tên. Tám tên cả thảy.

    Trong đó có Nguyễn Vĩnh Nghi, trung tướng, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III quân đội Sài Gòn, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, chỉ huy sư đoàn 6 không quân, một đại tá, còn lại hầu hết là trung tá của quân đội Sài Gòn. Mưu và Quân lúc đó cũng kịp dẫn các chiến sĩ trong đại đội quay lại, dẫn toàn bộ địch về báo cáo Sư đoàn.

    Tin tiểu đoàn 1 bắt sống được tướng giặc và cố vấn Mỹ chẳng mấy chốc đã truyền đi khắp sư đoàn. Chiều hôm sau (17-4), tiểu đoàn 3 lại bắt được tên đại tá Lưỡng, lữ trưởng lữ dù 2 ở An Quý. Nhiều tên trung tá, thiếu tá trốn tránh trong dân lần lượt ra trình diện, nâng tổng số lính bị bắt lên 1675 tên, trong tổng số 2.584 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu. Sư đoàn còn thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có 40 máy bay và 37 khẩu pháo từ 105 đến 155.

    Ngày 18 tháng 4, sư đoàn nhận được bức điện của đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã lập chiến công lớn, bắt sống tại trận các tên tướng chỉ huy của địch.

    Khi được hỏi cung, tên đại tá cố vấn Mỹ đã khai rằng, y được cử đến phòng tuyến Ninh Thuận từ tháng 4. Mỗi ngày, y phải báo cáo về Sài Gòn một lần về tình hình Quân khu 3. Y đã từng ở miền Nam, nhiều năm nên rất thông thạo tiếng Việt. Y nói:" Nếu tính tuổi mụ như người Việt thì năm nay tôi 37 tuổi "

    Hỏi về những khả năng của Mỹ đối với chính quyền Sài Gòn, y mặc cả:" Nếu các ông bảo đảm sẽ trả tôi về Mỹ, tôi sẽ nói những điều tin chắc các ông đang cần biết ". Và khi được chấp nhận, hắn nói tiếp:" Mặc dù Mỹ lập cầu hàng không quân vận khẩn cấp Nhật Bản -Băng Cốc - Sài Gòn với nửa tỷ đô la viện trợ, nhưng thực chất Mỹ đã thả nổi cuộc chiến tranh ở miền Nam. Dù các ông có đánh tới Sài Gòn, Mỹ cũng không hy vọng gì có thể cứu được chính quyền Thiệu. Nhưng dù sao nên đánh Sài Gòn sớm thì vẫn tốt hơn ".

    Chiến thắng Ninh Thuận đã mở toang cánh cửa vào Sài Gòn từ phía bắc. Địch ở Phan Thiết, Hàm Tân đang chuẩn bị rút chạy. Các đơn vị xe tăng, pháo binh, bộ binh ta đang ào ạt vượt qua Phan Rang tập kết ở phía nam Cà Ná, chuẩn bị giải phóng Phan Thiết.

    Sư đoàn Sao Vàng được dừng lại mấy ngày để rút kinh nghiệm củng cố và giúp nhân dân Ninh Thuận xây dựng chính quyền mới. Ngày 18 tháng 4, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh" Cánh quân Duyên Hải "tổ chức một buổi gặp mặt với các chiến sĩ bắt sống tướng giặc. Đồng chí nói trong niềm vui chung, đồng chí có niềm vui riêng. Đó là lần thứ hai đơn vị đồng chí chỉ huy bắt sống được tướng giặc. Lần trước ở chiến trường Điện Biên Phủ.

    Cũng ngày hôm đó, khi đánh giá chiến thắng Phan Rang, Trung tướng Lê Trọng Tấn đã nói về sư đoàn Sao Vàng như sau:" Đợt tác chiến vừa qua, sư đoàn 3 được đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu, đã chiến đấu trong một điều kiện hết sức khó khăn: Quân số ít, hỏa lực ít, phương tiện cơ động hạn chế, thời gian gấp. Nhưng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là một cố gắng, một trưởng thành lớn.

    Từ sau ngày 4 tháng 4, ta chưa có trận đánh nào vang dội. Chiến thắng của sư đoàn là một trận thắng lớn trong bước hai của chiến dịch. Trong trận này, sư đoàn đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thu được nhiều phương tiện chiến tranh, thương vong ít. Đặc biệt đã bắt sống được hai tướng giặc và một cố vấn Mỹ".

    Và chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, các đơn vị quân ta đã thần tốc, tiến thẳng về sào huyệt cuối cùng của kẻ địch, đập tan những hy vọng cuối cùng của kẻ địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...