[KNGT] - Kỹ năng lắng nghe

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Dororo, 24 Tháng năm 2023.

  1. Dororo

    Bài viết:
    28
    KĨ NĂNG LẮNG NGHE

    Bạn luôn nghĩ rằng bạn là người biết lắng nghe, thế nhưng đó chỉ dừng lại là nghe thông thường. Kỹ năng lắng nghe không đơn thuần là nghe mà nó còn là sự thấu hiểu và học hỏi. Vậy thật sự kỹ năng lắng nghe là gì? Bài viết này se giúp mn hiểu rõ hơn và sử dụng hiệu quả kỹ năng lắng nghe

    [​IMG]

    1. Khái niệm

    Nghe là hình thức thu nhận thông tin qua thính giác.

    Lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa.

    Kỹ năng nghe là khả năng tiếp nhận thông tin qua thính giác và tập trung phân tích để hiểu vấn đề

    2. Phân biệt nghe và lắng nghe

    • Nghe

    Chỉ sử dụng tai

    Tiến trình vật lý, không nhận thức được

    Nghe âm thanh vang đến tại

    Tiếp nhận âm thanh theo phản phản xạ vật lý

    Tiến trình thụ động

    • Lắng nghe

    Sử dụng tai nghe và trí óc

    Giải thích âm thanh, tiếng ồn thông tin, để chọn lọc, giữ lại và loại bỏ

    Nghe và cố gắng hiểu thông tin của người nói

    Phải chú ý nghe, giải thích và hiểu vấn đề

    Tiến trình năng động, cần thời gian và nỗ lực

    3 . Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

    Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Theo Paul Tory Rankin (1930), trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng 42, 1% tổng số thời gian cho việc nghe, 31, 9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết. Như vậy, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, lắng nghe chiếm gần nửa tổng số thời gian.

    Trong giao tiếp, việc lắng nghe đem lại nhiều lợi ích:

    • Thỏa mãn nhu cầu của người nói . Ai cũng mong muốn được tôn trọng. Khi chúng ta chú ý lắng nghe người đối thoại là chúng ta thỏa mãn nhu cầu đó của họ. Vì vậy, việc lắng nghe sẽ giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở người đối thoại.

    • Thu thập được nhiều thông tin. Người ta chỉ thích nói với những ai biết lắng nghe. Do đó, việc chú ý lắng nghe người đối thoại không những giúp chúng ta hiểu và nắm bắt được những điều họ nói, mà còn kích thích họ nói nhiều hơn, cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn.

    • Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp . Khi bạn chú ý lắng nghe người đối thoại, bạn sẽ hiểu được điều họ nói, cái họ muốn, đồng thời bạn cũng có thời gian để cân nhắc xem nên đối đáp thế nào cho hợp lý, nghĩa là có thể tránh được những sai sót do hấp tấp, vội vàng.

    • Tạo không khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp. Khi người đối thoại nói, bạn chú ý lắng nghe thì đến khi bạn lên tiếng, họ cũng sẽ lắng nghe bạn- như vậy sẽ tạo nên không khí tôn trọng, biết lắng nghe nhau trong giao tiếp.

    • Giúp giải quyết được nhiều vấn đề . Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau, mỗi bên sẽ hiểu hơn về quan điểm, lập trường của bên kia, xác định được nguyên nhân gây mâu thuẫn và từ đó cùng đưa ra giải pháp để thoát khỏi xung đột.

    Như vậy, lắng nghe đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Không phải ngẫu nhiên mà những người từng trải, người khôn ngoan thường là những người nói ít, nghe nhiều, họ chỉ lên tiếng khi thật sự cần thiết.

    4. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả

    Thiếu quan sát bằng mắt

    Thiếu kiên nhẫn

    Thiếu tập luyện

    Sự phức tạp của vấn đề

    Tốc độ tư duy


    5. Các cấp độ lắng nghe

    • Lờ đi, không nghe gì cả

    • Nghe giả vờ

    • Nghe có chọn lọc: Tức là chỉ nghe những phần mà mình quan tâm. Cách nghe này khó có hiệu quả cao, bởi vì người nghe không theo dõi liên tục nên không nắm được đầy đủ và chính xác những thông tin mà người đối thoại đưa ra.

    • Nghe chăm chú

    • Nghe thấu cảm: Khi nghe thấu cảm, chúng ta không những hiểu được lời nói của người đối thoại mà còn hiểu tại sao họ nói như vậy, họ muốn gì, có nhu cầu gì. Nghĩa là chúng ta đi sâu vào nội tâm của họ, hiểu chính xác thông điệp và những cảm xúc khi họ truyền tải thông điệp đó.

    6. Các bước trong chu trình lắng nghe

    [​IMG]

    Bước 1: Tập trung

    Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả là người tham gia giao tiếp phải tập trung Tập trung có nghĩa là toàn tâm toàn ý hướng về người nói, không làm việc riêng, nói chuyện riêng, không để các công việc khác xen vào. Các yếu tố phi ngôn ngữ biểu đạt sự tập trung của người nghe như tư thế ngồi hơi ngả về phía người nói, mắt nhìn người nói..

    Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn.

    Bước 2: Tham dự

    Để khích lệ người nói, người nghe phải chủ động tham dự vào cuộc giao tiếp. Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, những cái gật đầu hay biểu cảm trên gương mặt (cười, nhăn trán, mở to mắt) của người nghe. Về ngôn từ là những từ đệm như: Dạ, vâng ạ, thế ạ, thật thế à? Tuyệt vời!..

    Bước 3: Hiểu

    Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong cảnh "ông nói gà, bà nói vịt" do không hiểu được thông điệp. Để hiểu đúng thông điệp của người gửi, người nghe có thể trình bày lại nội dung theo cách hiểu của mình hoặc đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hiểu như thế này có đúng không? Hoặc Ý anh là thế này.. phải không?

    Bước 4: Ghi nhớ

    Để ghi nhớ, người nghe phải biết chọn lọc những thông tin chính mà người nói muốn truyền tải.

    Trước mỗi cuộc giao tiếp, người nghe nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút để ghi nhớ những thông tin quan trọng của cuộc giao tiếp.

    Bước 5: Hồi đáp

    Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi. Tức là người nhận phát tín hiệu trả lời người đã truyền đi bản thông điệp. Nó báo cho người phát biết thông điệp đã được tiếp nhận và được hiểu như thế nào. Trên cơ sở đó, người phát có thể điều chỉnh hoặc chuyển tiếp những thông điệp cần thiết khác.


    7. Một số kỹ năng cần thiết trong lắng nghe thấu cảm

      • Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm

    - Cách biểu lộ sự quan tâm tốt nhất là chăm chú lắng nghe. Bạn hãy nghiêng người về phía trước và mắt nhìn thẳng vào người nói, tư thế cởi mở. Không nên khoanh tay trước ngực vì nó có thể gây ngăn cách, tạo ra sự ức chế.

    - Tiếp xúc bằng mắt rất quan trọng trong lắng nghe. Tiếp xúc một cách hiệu quả bằng mắt thể hiện mối quan tâm và lòng mong muốn lắng nghe. Khi tiếp xúc nên tập trung nhìn người nói một cách nhẹ nhàng. Nếu là giao tiếp xã giao người nghe nên nhìn vào vùng trán, khoảng giữa hai lông mày của người nói. Không nên nhìn thẳng vào mắt vì sẽ khiến người nói cảm thấy áp lực, căng thẳng. Nên thỉnh thoảng chuyển cái nhìn từ mặt của người nói sang các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ, nhìn bàn tay đang làm điệu bộ rồi sau đó lại tiếp xúc bằng mắt. Không nên liên tục nhìn đi nơi khác hoặc nhìn trừng trừng vào người nói nhưng khi họ nhìn mình thì lại né tránh.

    - Sự quan tâm cũng được thể hiện qua những cử chỉ đáp ứng về cơ thể. Trước hết cần tránh cản trở sự tập trung tư tưởng của đối tượng bằng những cử chỉ không liên quan tới những điều đang được nói, ví dụ, mân mê một cái bút, hoặc chăm chú nhìn móng tay của mình, phủi bụi trên ve áo. Đó là những cử chỉ điển hình chứng tỏ bạn không chú ý lắng nghe. Hãy chú ý xây dựng những cử chỉ nhỏ và những tư thế có tính đáp ứng trực tiếp vào những điều đối tượng đang nói. Chẳng hạn như gật đầu theo lời kể, mỉm cười hay nhăn trán để biểu cảm, vỗ tay tán thưởng.


      • Kỹ năng gợi mở

    Khi nghe bạn nên khuyến khích người nói- để họ có thể "trút bầu tâm sự", bằng một số cách sau:

    - Khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện bằng cách tỏ ra rằng bạn hiểu vấn đề, thông cảm với họ có thể bằng một cái gật đầu, một nụ cười, một ánh mắt - Hãy chăm chú lắng nghe và sẵn sàng phản hồi bằng lời nói, bằng ngôn ngữ cơ thể, Ví dụ, "Tuyệt đây", "Đúng rồi", "Ừ, thế à". "Rồi sao nữa", "Cho tôi biết thêm nữa' để kèm theo một nụ cười và cái gật đầu. Hãy gác sang một bên những quan điểm riêng tư, những cảm nghĩ của bạn để lắng nghe một cách khách quan. Tất nhiên, điều này không dễ vì đa số chúng ta đều muốn diễn tả ý kiến của mình hơn là lắng nghe ý kiến của người. Khác. Cần phải có sự kiên nhẫn và tự chủ để duy trì và phát triển hoạt động giao tiếp.

    - Thỉnh thoảng đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn và để chứng tỏ bạn đang chú ý lắng nghe. Ví dụ, khi người đối thoại nói:" Tôi thật sự không ưa gì anh chàng thư ký đó ". Bạn có thể hỏi thêm:" Anh ta có thật là một người không đàng hoàng không? ". Lúc đó người đối thoại sẽ bổ sung thêm:" Ô, không phải là anh ta không đàng hoàng, mà anh ta làm việc quá chậm và hơi cứng nhắc ". Như vậy, câu hỏi của bạn đã khiến người đối thoại bộc lộ ra những nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Tuy nhiên trong khi đàm thoại không nên hỏi quá nhiều, hỏi theo kiểu chất vấn hay bắt chẹt.

    - Khi nghe, bạn có thể vừa tỏ ra trung lập vừa quan tâm bằng cách hoặc câu vô thưởng vô phạt với một giọng tích cực như:" Tôi hiểu ý đó".. khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện.

    - Giữ một sự im lặng đầy quan tâm cũng là cách làm cho đối tượng phải lấp đầy khoảng trống bằng những lời bổ sung, giải thích.. Tuy nhiên, việc xác định thời gian im lặng bao nhiêu cho hợp lý là vấn đề nhạy cảm, tùy thuộc vào các dấu hiệu nhận được và bản thân mình cảm thấy tình hình như thế nào. Theo các chuyên gia, khoảng thời gian phù hợp nhất là 30 giây. Nếu quá thời gian đó, mọi người có thể quên các điều sẽ xảy ra và làm cho những người tham gia xa rời trọng tâm hoặc chủ đề.


    • Kỹ năng phản ánh

    Phản ánh tức là người nghe sắp xếp lại và nêu lại nội dung người đối thoại vừa nói nhằm làm cho đối tượng biết là mình đã hiểu họ như thế nào.

    Phương pháp phản ánh chuẩn mực là diễn đạt lại, tức là bạn hãy nêu lại thực chất những điều mà đối tượng đã nói. Diễn đạt lại một cách ngắn gọn để đối tượng có cơ hội kiểm điểm những điều mà mình đã nói.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...