Kinh nghiệm viết 1 bài văn đạt điểm cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hitler, 14 Tháng hai 2020.

  1. Hitler

    Bài viết:
    2
    Hello.. 你好.. Chào các thanh niên đang bế tắc với môn văn, có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao điểm môn Văn của bạn luôn thấp hơn mấy đứa mọt sách văn thơ lai láng trong lớp.. Mỗi lần kiểm tra hoặc tập làm văn cô giáo giao, mấy đứa trong lớp luôn đạt điểm cao, còn bạn dù có cố gắng nhưng điểm vẫn không cao không? Hôm nay, tôi sẽ phân tích cho bạn biết 1 bí mật của bọn đấy.. Nếu áp dụng mà bài viết các bạn được điểm cao hãy like và share bài viết này cho mấy đứa bạn của bạn để cùng nhau cố gắng nhé.

    Sau đây là bí quyết:

    1. Về cách trình bày:

    - Ai cũng biết 1 bài văn có cấu trúc gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài

    + Trong phần mở bài: Cách mở bài hay, một là bạn phải viết cách dẫn dắt vào phần nội dung, bài viết của bạn nói về cái gì.. (Điều tối quan trọng)

    Trong phần này bạn phải viết ngắn gọn, xúc tích, Để bài viết gây thiện cảm bước đầu chính ở phần mở bài: Bạn cần đá qua 1 chút về tác giả ông giỏi về cái gì, bạn nên Trích 1 đoạn thơ hoặc Văn của tác giả hoặc của ai đấy liên quan nói về tác giả, nếu bạn méo biết về tác giả thì k sao.. bạn có thể đá qua của người khác nhưng phải nói về cái đẹp của văn thơ các thứ..

    Cuối cùng trích đề bài vào..

    + Phần nội dung (Hãy lập 1 dàn ý sẽ ok hơn là viết mò)

    Bạn cần xác định đề bài hỏi cái gì đánh dấu vào, vạch ra các ý để viết, ví dụ phân tích hình tưởng người dân Việt Nam trước năm 1945 trong bài thơ Tràng Giang của Huy cận.

    · Dành mấy giây để mường tượng trước năm 1945, hoàn cảnh lịch sử Việt Nam như thế nào

    · Tại sao bài thơ của Huy Cận lại lạc lõng, không biết bờ bến như vậy.

    · Viết mấy khổ thơ ra, nhớ câu nào chém câu đấy

    · Phân tích tất cả các thứ trên trời dưới biển rồi bạn phải có câu kết ở phần dưới

    · Nhận xét về tác giả.

    · Đặc biệt là phải nói được phần nghệ thuật tác phẩm, ông sử dụng cái gì có thể xen lẫn vào nội dung, nhưng phải rõ ràng

    Phải biết cách mở rộng bài viết: Ví dụ ở giai đoạn đấy có bài thơ nào tương tự như bài Tràng Giang, chung quy lại là vào thời điểm bấy giờ, tất cả điều mang nỗi buồn về thế sự, đất nước..

    Viết như vậy để cho các cô giao biết, bạn hiểu biết nhiều và biết mình đang viết cái gì.

    + Phần kết luận: Viết ngắn gọn và tổng kết lại

    Cách viết bài: Bạn có để ý khi đọc văn người ta chia thành từng đoạn có lùi vào đầu dòng, từng phần rất tách bạch nhau không, hãy học cách trình bày như vậy

    Chúc các bạn đạt điểm cao

    2. Phần kiến thức

    - Phần này mình chỉ nói về những bạn đang học cấp 3

    Thường thì Văn học lớp 11 – 12.. Muốn học tốt cần phải có phương pháp..

    - Bạn nên chia ra phần thơ với văn xuôi tách nhau ra để học (Ý mình là nên tách bạch ra không học cả văn xuôi và thơ cùng lúc)

    - Chia theo tác giả cùng thời kỳ sáng tác..

    - Đọc qua đôi chút để biết về tác giả và tác phẩm nổi bật của tác giả không cần ghi nhớ quá nhiều.

    - Mượn 1 vài câu thơ, văn của người khác và biến hóa nó để thành của mình. (Các bạn có thể đọc qua mạng, sách tham khảo)

    - Nên học bài nào các bạn thích nhất trước, có thể bài đó là bài đấy là phao cứu hộ siêu biệt của bạn, (Có thể đó là cánh tủ.. kakaa)

    - Cuối cùng là chăm chỉ.

    3. Phương pháp đọc

    - Trong cả 1 đoạn văn rất dài rất ngại đọc đúng không? Hãy sử dụng phương pháp chắt lọc (hãy chắt lọc ra trong đoạn văn đấy nói về cái gì: Ánh tàu đêm, tiếng muỗi, cốc nước nhiều màu.. chẳng hạn)

    - Cách đọc sách hiệu quả: Trong 1 đoạn văn tác giả diễn dãi rất dài, tuy nhiên bạn có thể tóm lược nó, cả 1 đoạn văn đó tác giả viết về cái gì.. Muốn nói cái gì..

    Rất đơn giản các bạn nếu áp dụng thành công hãy chia sẻ cho các bạn của mình được biết để cùng nhau cố gắng nhé..
     
    RebeccaCassieMi An thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng hai 2020
  2. Mi An The Very Important Personal

    Bài viết:
    68
    Mình nghĩ bạn nên tách cách trình bày và nội dung ra (ở trên cũng mới chỉ có "1. Về cách trình bày" mà không có phần 2), tức là cách trình bày sẽ liên quan đến chính tả, mối liên kết giữa các câu và đoạn, sự sáng tạo riêng của mỗi người; còn nội dung liên quan đến những gì có trong mở bài, thân bài, kết bài như bạn nói.

    Ngoài ra, bạn cần liệt kê các luận điểm thành từng ý để người đọc dễ nắm bắt, tránh viết tắt, mình xin sửa lại và bổ sung thêm như sau:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    + Phần mở bài: Cách mở bài hay, bạn phải biết cách dẫn dắt vào phần nội dung, bài viết của bạn nói về cái gì.. (Điều tối quan trọng)

    • Trong phần này bạn phải viết ngắn gọn, xúc tích, để bài viết gây thiện cảm.
    • Bạn cần đá qua một chút về tác giả giỏi về cái gì, nên trích một đoạn thơ hoặc đoạn văn của tác giả hoặc của ai đấy liên quan đến tác giả, nếu bạn méo biết về tác giả thì không sao.. bạn có thể đá qua của người khác nhưng phải nói về cái đẹp của văn thơ các thứ..
    • Quan trọng nhất là phải xác định đề bài, không trích dẫn đề bài sẽ bị xem như lạc đề, mất điểm.

    + Phần thân bài ( :( Hãy lập một dàn ý sẽ ok hơn là viết mò)

    Như trên, bạn cần xác định đề bài hỏi cái gì, đánh dấu vào, vạch ra các ý để viết, ví dụ phân tích hình tượng người dân Việt Nam trước năm 1945 trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.

    · Giới thiệu tác giả (nổi tiếng về lĩnh vực gì, cuộc đời, phong cách sáng tác.. tuyệt đối không viết sinh năm mấy mất năm mấy như liệt kê). Dành mấy giây để mường tượng trước năm 1945, hoàn cảnh lịch sử Việt Nam như thế nào, lồng ghép vào để giới thiệu bài thơ, hoàn cảnh sáng tác.

    · Tại sao bài thơ của Huy Cận lại lạc lõng, không biết bờ bến như vậy.

    · Viết và cảm nhận/ phân tích từng khổ thơ một về hình tượng người dân Việt Nam thời bấy giờ, nhớ câu nào chém câu đấy, nhưng phải có luận điểm rõ ràng, tách đoạn theo từng luận điểm (như vậy sẽ tránh trường hợp sót ý, người chấm cũng có cảm tình hơn).

    · Nhận xét về tác giả (cách dùng từ, sử dụng các bút pháp nghệ thuật thế nào), phần này nên đan xen trong lúc làm văn.

    · Đặc biệt phải nói được nghệ thuật tác phẩm, ông sử dụng cái gì có thể xen lẫn vào nội dung, nhưng phải rõ ràng, tổng kết chung với nội dung bài thơ, nhấn mạnh về hình tượng người dân chứ không là lạc đề.

    Phải biết cách mở rộng bài viết: Ví dụ ở giai đoạn đấy có bài thơ nào tương tự như bài Tràng Giang, chung quy lại là vào thời điểm bấy giờ, tất cả điều mang nỗi buồn về thế sự, đất nước.. có thể nói một chút về sư thay đổi phong cách sáng tác của Huy Cận trong phong trào Thơ mới.

    Viết như vậy để cho các cô giáo biết, bạn hiểu biết nhiều và biết mình đang viết cái gì.

    + Phần kết bài: Viết ngắn gọn và tổng kết lại nội dung, hình tượng người dân Việt Nam trước 1945. Nhiều bạn nhầm lẫn kết bài với tổng kết nội dung và nghệ thuật, mà đây là điều tối kỵ, bởi như vậy sẽ bị cho là bài viết chưa có kết bài, chưa hoàn chỉnh.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...