Kinh nghiệm phỏng vấn du học qua mỹ

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hắc Liên, 27 Tháng mười hai 2019.

  1. Hắc Liên

    Bài viết:
    566
    Chào các bạn!

    Mình chia sẻ kinh nghiệm dựa trên thực tế trải nghiệm của bản thân cũng như những bạn bè của mình đã và đang sống tại Mỹ (những bạn này đã từng đi du học hiện tại có một số đã định cư).

    Mỹ chất lượng giáo dục đứng hàng đầu, có các trường đại học danh tiếng, tốt nghiệp với bằng cấp danh giá, sống ở Mỹ bạn sẽ trải nghiệm được cuộc sống hiện đại, độc đáo và mới mẻ. Đó là những yếu tố hấp dẫn thu hút các bạn học sinh, sinh viên từ khắp nơi trên thế giới gửi hồ sơ du học đến quốc gia này.

    Không phải chỉ khi tốt nghiệp xong cấp ba (học hết lớp 12) thì bạn mới có thể gửi hồ sơ đăng ký du học. Các bạn học sinh ở các cấp trung học cơ sở, tiểu học nếu gửi hồ sơ du học thì khả năng được cấp visa du học rất cao. Vì sao lại như vậy? Nói thẳng ra là các bạn ở lứa tuổi này không thể lao động, vì hầu hết các bạn sinh viên sau khi qua Mỹ du học đa phần đều sẽ đi làm thêm, nhưng có một số sẽ trốn học để đi làm. Những trường hợp bị phát hiện dựa theo mức độ vi phạm mà bạn có thể bị truật xuất khỏi Mỹ.

    Hầu hết các bạn muốn đi du học sang nước Mỹ thì đều tìm tới các nơi hỗ trợ dịch vụ du học. Mình và các bạn của mình cũng là nhờ các công ty du học để họ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ. Đơn giản vì họ có kinh nghiệm trong việc xin thị thực cũng như họ sẽ hướng dẫn mình cách đối đáp để 'đậu phỏng vấn'. Tất nhiên bạn phải trả một số tiền cao cho dịch vụ này, có thể giao động từ 1000 USD - 5000 USD để chi trả.

    Nếu các bạn không thông qua các dịch vụ hỗ trợ thì bạn có thể tự chuẩn bị hồ sơ, bằng cách vào trang web chính của lãnh sự quán Mỹ, sau đó dowload hồ sơ xin thị thực không di dân. Tự điền thông tin sau đó gửi đi và đóng phí. Cuối cùng là chờ nhân viên bên Lãnh sự quán gửi mail/ gọi điện thoại để hẹn ngày phỏng vấn.

    Mình ở miền trung nên lúc trước đăng ký phỏng vấn ở Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Mình tham gia phỏng vấn xin visa du học vào năm 2007, rất tiếc phỏng vấn hai lần đều bị rớt. Một số bạn khác của mình lại đậu vậy mới buồn thúi ruột chứ!

    [​IMG]

    Mình không tiếp tục phỏng vấn bởi vì mình biết dù có phỏng vấn cũng không đậu, lý do: Lúc ấy không đủ tự tin, có lẽ là còn quá trẻ lại chưa có kinh nghiệm ứng đối với nhân viên bên Lãnh sự quán. Đặc biệt, tiếng Anh lúc đó không lưu loát cũng là một rào cản.

    Lý do rớt lần 1: Họ không nói lý do, chỉ bảo mình về học lại luật pháp của nước Mỹ.

    Thực sự mỗi người phỏng vấn không quá 5 phút đồng hồ, mình chỉ mới 3 phút thôi. Trả lời ba câu hỏi. Không hiểu sao lại bị rớt lại còn bảo học lại luật pháp nước Mỹ.

    Lần thứ hai bị rớt thì họ cũng không nói lý do cụ thể, chỉ bảo chưa đủ điều kiện. Vì vậy mình quyết định dừng lại.

    Nói chung cũng có yếu tố may rủi, một số bạn cũng hỏi mấy câu tương tự mình nhưng lại đậu. Bởi vì mỗi ngày có hơn mấy ngàn người phỏng vấn, chắc chắn cũng có yếu tố tâm lý của nhân viên bên Lãnh sự quán.

    Trước khi bạn quyết định đăng ký phỏng vấn nên chuẩn bị tốt hồ sơ, tất cả yêu cầu để được có visa thì nên chuẩn bị chu đáo.

    Đặc biệt là vấn đề tài chính, nếu bạn chứng minh đủ tài chính của gia đình thì khả năng xin thị thực sẽ cao. Tiền gửi ngân hàng càng nhiều thì càng tốt, nói chung ít nhất cũng phải vài trăm ngàn đô trong tài khoản.

    Vốn tiếng anh của bạn phải lưu loát. Trong lúc phỏng vấn luôn luôn có thông dịch viên đứng ngay bên cạnh nhân viên Lãnh sự quán, nhưng bạn cũng có thể yêu cầu không cần phiên dịch. Đây là lợi thế!

    Có một số bạn không nói được tiếng anh vẫn đậu bình thường, vì các bạn ấy trả lời tự tin lưu loát, tài chính khủng.

    Khi đi phỏng vấn:

    [​IMG]

    (Hình này mình sưu tầm trên google, lúc này thì còn chưa vào bên trong nhé! Đang đứng để xếp hàng vào)

    Vì không được phép mang theo điện thoại cũng như các vật dụng không liên quan nên bạn có thể nhờ người thân bên ngoài giữ hộ, tránh vào bên trong nhân viên kiểm soát tốn thời gian. Nhân viên bảo an sẽ dùng dụng cụ rà soát trên người của bạn vì vậy bạn không cần phải lạ lẫm hay hốt hoảng.

    Sau khi được rà soát xong, bạn tiến vào liền sẽ thấy phân chia hai khu vực, xin thị thực di dân và không di dân. Bạn hãy đứng vào hàng xin thị thực không di dân. Lưu ý: Xếp hàng ngay ngắn, tránh gây ồn ào, cũng không nên tùy ý bắt chuyện cùng những người khác. (Đây là kinh nghiệm phỏng vấn rớt của mình).

    Đợi đến lúc bóc số thứ tự

    Sau khi lấy số thứ tự sẽ vào phòng chờ, phòng chờ rất đông người, thỉnh thoảng cũng có người sẽ bắt chuyện với bạn. Vì có thiết bị giám sát nên bạn có thể nhẹ nhàng chào hỏi lại người tới bắt chuyện, tốt nhất nên lãng tránh cùng người khác nói chuyện thì càng tốt. Không gây ồn ào huyên náo nhé!

    Khi xếp hàng để lấy dấu vân tay cũng nên trật tự, nói chung chờ đến lượt gọi số phỏng vấn là được.

    Chúc các bạn thẳng tiến đến nước Mỹ!

    Phỏng vấn bị rớt là chuyện thường thôi nên nếu bạn bị out thì đừng rầu rĩ quá nhé!

    Các bạn có thắc mắc cứ hỏi thoải mái, bình luận bên dưới topic nha! Mình sẽ trả lời trong khả năng hiểu biết.
     
    Diggory, Liberty, Lãnh Y1 người nữa thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng mười hai 2019
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...